Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Vòng thuần sắc là gì? Các yếu tố tạo nên vòng thuần sắc

Nội dung được viết bởi Vũ Ngọc Đăng

Trong hội họa nói chung và thiết kế nói riêng, màu sắc quan trọng đến nỗi nó được tách ra thành một vấn đề nghiên cứu khoa học nghiêm túc và sự ra đời của vòng thuần sắc đã trở thành cơ sở khoa học để nghiên cứu lý luận một cách khoa học. Trong bài viết này mời bạn đọc hãy cùng Unica đi tìm hiểu những nội dung liên quan đến vòng thuần sắc hiện nay nhé!

Vòng thuần sắc là gì?

Có rất nhiều các gọi về vòng tròn màu sắc này. Theo tiếng Pháp và Anh thì được gọi là “Cercle Chromatique”- Pháp ngữ và “Chromatique Circle” - Anh ngữ.

Vòng thuần sắc, rất đơn giản đó một vòng màu! Thật vậy, tập hợp tất cả các màu sắc lại theo từng nhóm màu với nhau ta có được một vòng tròn thuần sắc. Và một vòng tròn thuần sắc hoàn chỉnh nhất có tới 16 triệu màu khác nhau đấy!

Còn theo cách giải thích trên lý thuyết khoa học, thì vòng tròn thuần sắc là một sơ đồ màu sắc mà trên đó tổng hợp toàn bộ các màu nguyên sắc - tức màu nguyên chất cả về độ tươi và độ đậm, là cơ sở cho lý luận, phân tích, định vị và đánh giá màu sắc mà bất cứ họa sĩ hay nhà nghiên cứu hội họa, màu sắc cần phải biết, nhằm lý giải và hệ thống về vị trí các loại màu phát sinh khác dựa trên cơ sở bảng màu cơ bản, chính là vòng tròn thuần sắc đó. Dựa vào vòng tròn này họ sẽ biết được vị trí của các màu bậc 2, bậc 3 trở lên trong vòng tròn.

3 yếu tố cơ bản của màu sắc

Màu sắc là con đẻ của ánh sáng, và màu sắc cũng có những yếu tố cơ bản để tạo nên “màu”.

Sắc độ (Ton) 

Thể hiện độ đậm nhạt của một màu sắc nào đó bằng cách pha màu đen hoặc trắng.

Quang độ (Value)

Nói về độ sáng của một màu nào đó. Trong bảng màu vòng tròn màu sắc, quang độ của màu vàng cao nhất, còn màu tím là màu thấp nhất. Đây cũng là phổ màu mắt người có thể nhận biết được. Bước ra khỏi phổ màu nhìn tháy được sẽ không thể nhìn thấy trừ khi được nhìn bằng tia cực tím.

thiet-ke

Cường độ (Intensity)

>>> Xem ngay:  Màu trung tính là gì? Sử dụng màu trung tính trong thiết kế

vong-thuan-sac-7.jpg

Yếu tố cường độ trong màu sắc

Có thể hiểu đơn giản là cảm nhận đậm nhạt - tức cảm nhận độ tươi màu của mắt người đối với một màu sắc nào đó. Điều này có liên quan với sắc độ. Màu càng pha trắng càng có cường độ yếu, nhưng đổi lại quang độ tăng. 

Trở thành chuyên gia powerpoint bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết thiết kế hình ảnh và khởi tạo video chuyên nghiệp mà không cần dùng đến các phần mềm chuyên sâu như Photoshop, Illustrator… Đặc biệt, bạn sẽ có thể vận dụng linh hoạt các yếu tố: hình ảnh, ngôn ngữ, đồ họa 2D - 3D, audio, hiệu ứng, ảnh động để tạo nên một bản Powerpoint hoàn chỉnh nhất.

Thiết kế trình chiếu PowerPoint 2016 từ A-Z
Đỗ Trung Thành
299.000đ
500.000đ

Thiết kế Powerpoint chuyên nghiệp
Trần Quang Vũ
299.000đ
600.000đ

Thiết kế bài giảng Elearning với Powerpoint 365 và Ispring 10
Võ Mạnh Cường
499.000đ
700.000đ

Lịch sử ra đời vòng thuần sắc

Vòng thuần sắc được nghiên cứu và lý luận ngay từ thế kỷ thứ 17 bởi rất nhiều nhà nghiên cứu màu sắc từ Francicus Aguilonius (1613), Issac Newton (1660), Johann Wolfgang Goethe, Philip Otto Runge, Michel-Eugène Chevreul (1839, người ảnh hưởng đến lý luận về cách mạng màu sắc của các họa sĩ Phái Ấn tượng), Frans Gerritsen (1975) James Clerk Maxwell, người mở đầu hệ màu RGB (1872) Wilhelm Ostwald, Michael Jacobs, Paul Klee, Faber Birren, Johannes Itten.

Cho đến nay lý thuyết về vòng tròn thuần sắc của  Michel-Eugène Chevreul được cho là chuẩn mực nhất.

Cùng tham khảo một số sơ đồ hệ thống màu của các nhà nghiên cứu màu sắc.

vong-thuan-sac-1.jpg

Sơ đồ màu của Johannes Itten

vong-thuan-sac-2.jpg

Biểu đồ màu của Wilhelm Ostwald

vong-thuan-sac-4.jpg

Sơ đồ màu của Michel Jacobs

vong-thuan-sac-3.jpg

Sơ đồ màu của Paul Klee

vong-thuan-sac-5.jpg
Sơ đồ màu của Faber Birren

vong-thuan-sac-6.jpg

Biểu đồ màu của Albert H. Munsell

Các loại màu trong vòng thuần sắc

Màu bậc nhất - màu cơ bản

Màu bậc nhất là màu cơ bản trong vòng tròn thuần sắc. 3 màu cơ bản đó là Đỏ - Vàng - Xanh dương (lam). Đây cũng là 3 màu không thể từ màu khác pha ra. Khi trộn từ 2 đến 3 màu trở lên bạn sẽ có được các màu sắc khác. 

vong-thuan-sac-8.jpg

Màu bậc nhất - màu cơ bản

Lưu ý: không bao gồm  màu đen và trắng. Nhiều người cũng coi màu đen và trắng là màu cơ bản không thể thay thế giống như ba màu cơ bản trên. 

Màu bậc 2 (màu bổ túc bậc 2)

Màu bậc hai - hay còn gọi là màu bổ túc bậc 2 là tổ hợp pha trộn của 3 màu cơ bản ra. Cụ thể ba màu được tạo ra sẽ là Cam, Xanh lục và Tím. Và để ra được 3 màu tiếp theo cần đảm bảo phân lượng pha trộn bằng nhau. 

Tím: Lam + Đỏ
Lục: Lam + Vàng
Cam: Vàng + Đỏ

>>> Xem ngay: Nguyên lý thị giác là gì? 10 nguyên lý thị giác cần nắm vững

vong-thuan-sac-9.jpg

Màu bậc hai - màu bổ túc bậc 2

Màu bậc 3 (màu bổ túc bậc 3) 

màu bậc ba là màu được pha từ màu cơ bản với màu bậc 2 với nhau. Nếu bạn để ý bạn sẽ nhận ra màu được pha ra sẽ nằm giữa hai màu cơ bản và màu bậc hai trên vòng tròn màu sắc. nghĩa là bạn sẽ pha ra được hai màu bên cạnh màu cơ bản, tổng là 6 màu. 

6 màu bậc ba từ màu đỏ đi đó là Cam vàng, Cam đỏ, Xanh lá mạ, Xanh lục lam, Tím xanh và Tím đỏ.

vong-thuan-sac-11.jpg

Bảng màu tổng hợp 3 bậc của màu sắc

Bằng cách tương tự, ta sẽ nhanh chóng có được một vòng tròn thuần sắc tổng hợp đầy đủ các màu bậc khác nhau, càng pha nhiều ta càng có nhiều bậc cao hơn. 

Như vậy thông qua bài viết này chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin về vòng thuần sắc cũng như những thông tin quan trọng bên cạnh, đồng thời cũng đã hướng dẫn cách để tạo ra 3 bậc màu cơ bản nhất trong vòng tròn màu. Hi vọng với những thông tin này bạn đã có được những thông tin quan trọng phục vụ cho học thiết kế và công việc của bạn. 

Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)