Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm trên thị

Nội dung được viết bởi Trung Phạm

Bạn muốn học kinh doanh và bán hàng mang lại hiệu quả cao thì bạn nhất định phải định vị được sản phẩm của mình. Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu không định vị, xác định được điểm mạnh của sản phẩm thì bạn sẽ không thể để lại dấu ấn đặc biệt cho khách hàng mục tiêu, lâu dần sản phẩm của bạn sẽ bị đào thải ra ngoài. Định vị sản phẩm là yếu tố vô cùng cần thiết để doanh nghiệp xây dựng được niềm tin đối với khách hàng. Để hiểu kỹ hơn về các vấn đề liên quan đến định vị sản phẩm là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Định vị sản phẩm là gì

Định vị sản phẩm là quá trình xác định và xây dựng vị trí của sản phẩm/ dịch vụ trong tâm trí của khách hàng mục tiêu. Ngày nay, khi thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, việc tạo ra những nét riêng nổi bật của sản phẩm sẽ giúp khách hàng nhận biết sản phẩm một cách dễ dàng. Định vị sản phẩm chính là hành động phác thảo tất cả các tính năng làm cho sản của bạn trở nên nổi bật, độc đáo và tốt hơn các sản phẩm khác. Từ đó, doanh nghiệp tạo ra được một hình ảnh và nhận thức riêng biệt cho sản phẩm của mình so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh khác

dinh-vi-san-pham-la-gi

Tìm hiểu thuật ngữ "định vị sản phẩm" 

Hãy coi việc định vị sản phẩm là nền tảng của kế hoạch phát triển sản phẩm. Nếu không định vị sản phẩm thì kế hoạch tiếp thị của bạn sẽ thất bại vì bị áp lực trước đối thủ cạnh tranh. Định vị sản phẩm là một quá trình lâu dài và cần được thực hiện thường xuyên để phù hợp với nhu cầu của khách hàng và sự thay đổi của thị trường.

>>> Xem ngay: Cyber Monday là gì? Khác nhau Cyber Monday và Black Friday

2. Tại sao phải định vị sản phẩm

Sau khi giải thích thuật ngữ “định vị sản phẩm” là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tầm quan trọng của việc định vị sản phẩm đối với việc xây dựng các chiến lược Marketing cho doanh nghiệp thông qua các luận điểm dưới đây.

2.1. Hiểu nhu cầu khách hàng

Định vị sản phẩm hiệu quả đòi hỏi sự hiểu biết rõ ràng về nhu cầu của khách hàng để từ đó lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp và thông điệp chính để gây ấn tượng với khách hàng. Định vị sản phẩm bắt đầu bằng việc xác định các phân khúc thị trường cụ thể, thích hợp để nhắm mục tiêu.

dinh-vi-san-pham-la-gi-2

Định vị sản phẩm để thấu hiểu nhu cầu khách hàng

Ngoài việc xác định khách hàng dựa trên các thuộc tính nhân khẩu học và tâm lý học (tính cách/lối sống), các nhà tiếp thị cần hiểu nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp, để truyền tải rõ ràng giá trị như một phần của kế hoạch tiếp thị của họ. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng này nếu bạn phân tích kỹ thì bạn sẽ hiểu được rõ nhu cầu của khách hàng là những gì từ đó sẽ cho ra bản kế hoạch rõ ràng hơn.

2.2. Cân nhắc áp lực cạnh tranh

Các nhà tiếp thị phải cân nhắc áp lực cạnh tranh khi họ đang xem xét các yếu tố định vị của kế hoạch tiếp thị của họ. Định vị hiệu quả truyền tải cho người tiêu dùng (Consumer) lý do tại sao sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty này nên được ưu tiên hơn các lựa chọn cạnh tranh khác dựa trên những gì công ty biết về nhu cầu của đối tượng mục tiêu. Kế hoạch tiếp thị hiệu quả xác định rõ sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh như thế nào và theo những cách nào.

kinh-doanh

2.3. Nhắm mục tiêu các kênh truyền thông

Định vị sản phẩm giúp các nhà tiếp thị xem xét dịch vụ của họ khác với những sản phẩm khác mà người tiêu dùng phải lựa chọn. Nhưng nếu chỉ qua góc nhìn nội bộ, các nhà tiếp thị chưa thể truyền đạt được hết ý nghĩa thật sự cho đối tượng mục tiêu. Để làm được điều này một cách hiệu quả, người làm marketing phải chọn các kênh truyền thông khác nhau để kết nối với khán giả mục tiêu mà họ sẽ dễ tiếp nhận những thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải.

dinh-vi-thuong-hieu-la-gi.jpg

Định vị sản phẩm giúp nhà tiếp thị xem xét dịch vụ của họ khác với những sản phẩm khác

Khởi nghiệp kinh doanh thành công bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học hướng dẫn bạn đường đi nước bước để tư duy tinh gọn trong kinh doanh. Và trang bị cho bạn những kiến thức và kỹ năng để chinh phục những thách thức trong quá trình kinh doanh của mình. Kinh doanh nhàn mà vẫn có hiệu quả cao.

Tư Duy Kinh Doanh Tinh Gọn
Nguyễn Phương Nam
500.000đ
800.000đ

Khởi nghiệp kinh doanh với 50 triệu
Nguyễn Hoàng Hải
299.000đ
600.000đ

Tự động hóa công việc kinh doanh - Thúc đẩy doanh số 200%
Johnny Thông
299.000đ
900.000đ

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến định vị sản phẩm là gì?

Sau khi đã hiểu "định vị sản phẩm là gì?" chắc chắn nhiều người sẽ thắc mắc: "Vậy làm thế nào để định vị sản phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến định vị sản phẩm là gì? Sau đây là tổng hợp các yếu tố cho bạn tham khảo.

3.1. Giá cả

Giá bán không chỉ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng mà nó còn là một minh chứng cụ thể cho việc xây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp. Vì vậy, tùy vào chiến lược marketing mà việc định vị sản phẩm qua giá bán có thể cao nhất hoặc thấp nhất so với các thủ cạnh tranh khác. 

3.2. Phân khúc khách hàng

Phân khúc khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình định vị sản phẩm. Bởi tuỳ thuộc vào phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp sẽ định vụ sản phẩm riêng sao cho phù hợp với nhu cầu, mong đợi của họ. Doanh nghiệp nếu như tìm hiểu rõ được từng phân khúc khách hàng cụ thể sẽ tạo ra được sản phẩm phù hợp. Đồng thời có thể tập trung được nguồn lực vào các chiến lược tiếp thị hiệu quả nhằm tăng khả năng nhận diện thương hiệu và giữ chân khách hàng.

Ngoài ra, việc định vị sản phẩm theo từng phân khúc khách hàng còn tạo ra được sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

phan-khuc-khach-hang.jpg

Phân khúc khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến định vị sản phẩm

3.3. Bối cảnh thị trường

Bối cảnh thị trường bao gồm các yếu tố đó là: Địa lý, xu hướng tiêu dùng, văn hoá,... Tất cả những yếu tố này tác động trực tiếp đến quá trình định vị thương hiệu bởi nó tạo ra sự khác biệt. Bối cảnh thị trường sẽ tạo ra các tác động bên ngoài, nơi sản phẩm có thể tiếp cận được với khách hàng.

3.4. Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định vị sản phẩm. Bởi thương hiệu và sản phẩm có mối quan hệ liên kết với nhau. Sự liên kết giữa sản phẩm và thương hiệu không chỉ góp phần tạo ra giá trị cho sản phẩm mà còn giúp tạo sự tin cậy, cảm giác tin tưởng trong lòng khách hàng. Sản phẩm gắn với thương hiệu đáng tin cậy, uy tín sẽ tạo dấu ấn tích cực và nhận được sự tín nhiệm từ phía khách hàng. Điều này giúp khách hàng an tâm và tin tưởng khi mua hàng hơn.

dinh-vi-san-pham-la-gi-1

Định vị sản phẩm bằng giá bán

4. Các chiến lược định vị sản phẩm hiệu quả

Trong kinh doanh bán hàng có rất nhiều chiến lược định vị sản phẩm hiệu quả. Dưới đây là một số chiến lược định vị sản phẩm mang lại giá trị và hiệu quả cao cho bạn tham khảo:

4.1. Chiến lược More for more

Chiến lược này được sử dụng cho các doanh nghiệp có hướng kinh doanh, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao hơn từ đó đinh giá cao hơn đối thủ. Chiến lược này thường gắn liền với những nền kinh tế phát triển, đối tượng khách hàng hướng tới là những người có kinh tế ổn định.

4.2. Chiến lược More for the same

Với việc đưa ra mức giá ngang bằng với giá của đối thủ nhưng chất lượng lại cao hơn. Bởi trên thị trường hiện nay có qua nhiều đối thủ cạnh tranh để đánh bại họ bạn nên sử dụng chiến lược này. 

chien-luoc-More-for-the-same.jpg

Chiến lược More for the same

4.3. Chiến lược More for less

Chiến lược này công ty đưa ra giá thấp hơn mức giá của đối thủ nhưng chất lượng dịch vụ cũng như sản phẩm lại cao hơn. Tuy vậy, chiến lược này không nên áp dụng lâu dài vì chi phí bỏ ra cao hơn so với lợi nhuận thu về. 

4.4. Chiến lược Less for much less

Đối với các doanh nghiệp phân khúc khách hàng nhắm đến là những người có thu nhập thấp thì đây chính là chiến lược khá phù hợp cho đội ngũ marketing. Sản phẩm có chất lượng thấp hơn đối thủ và mức giá công tu đưa ra cũng thaaos nhất có thể. Bởi những người thu nhập thấp họ thường quan tâm tới những sản phẩm giá ẻ mà thôi. 

Sau khi doanh nghiệp lựa chọn được chiến lược và thực thi bạn cần phải đo lường kết quả, đo lường mức độ hài lòng là thước đo lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của bạn thông quá số lần quay lại mua hàng và những feedback hay cho sản phẩm của bạn.

chien-luoc-dinh-vi-san-pham.jpg

Chiến lược Less for much less

5. 5 bước định vị sản phẩm chо dоаnh nghiệр

Sau khi đã có chiến lược định vị sản phẩm, cuối cùng là bạn bắt tay vào quá trình định vị sản phẩm cho doanh nghiệp. Các bước định vị sản phẩm cho doanh nghiệp hiệu quả như sau:

5.1. Bước 1: Xây dựng chân dung khách hàng

Bước đầu tiên trong quá trình định vị sản phẩm đó là doanh nghiệp phải xây dựng được chân dung khách hàng. Việc xây dựng chân dung khách hàng giúp nắm rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó, định vị sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn đó của khách hàng giúp kinh doanh mang lại giá trị cao và thành công hơn. 

Để xây dựng chân dung khách hàng thành công doanh nghiệp có thể sử dụng công thức 5W bао gồm:

- Whо: Ai sẽ là người muа sản phẩm? Sản phẩm bán cho ai?

- Whаt: Khách hàng tìm kiếm gì từ sản phẩm? Sản phẩm mà khách hàng muốn muа là gì?

- Why: Lý do tại sao khách hàng lại muốn mua sản phẩm đó?

- Whеrе: Địa điểm khách hàng mua hàng ở đâu?

- Whеn: Khách hàng sẽ quyết định muа sản phẩm nhanh chóng vàо những dịр nàо?

xac-dinh-chan-dung-khach-hang-muc-tieu.jpg

Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

5.2. Bước 2: Nghiên cứu đối thủ

Nghiên cứu đối thủ giúp người kinh doanh hiểu rõ được nhu cầu, xu hướng thị trường hiện nay là gì? Tình hình cạnh tranh ra sao? Doanh nghiệp đang phát triển ở khía cạnh nào và tiềm ẩn rủi ro ra sao? Mục đích của nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là để bạn có cái nhìn cụ thể hơn về mức độ cạnh tranh đối với sản phẩm bạn sắp kinh doanh. Đồng thời, đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm đúng xu hướng thị trường để tăng giá trị cạnh tranh.

Việc khảo sát thị trường để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình định vị sản phẩm. Vì vậy bạn hãy hoàn thành thật tốt bước này nhé.

5.3. Bước 3: Nghiên cứu sản phẩm

Có thể bạn không biết nhưng mọi yếu tố đều có thể ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Vì vậy, để định vị sản phẩm hiệu quả, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ sản phẩm. Các yếu tố cần phải đặc biệt quan tâm khi nghiên cứu sản phẩm đó là: Yếu tố bên ngoài (màu sắc, logo, nhãn mác, mẫu mã,...), yếu tố bên trong (hương vị, tính năng, mùi hương,...) cùng các chế độ, chính sách bảo hành đi kèm. Tất cả đều phải được nghiên cứu thật kỹ để tạo nên sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh khiến khách hàng phải mua sản phẩm của bạn.

nghien-cuu-san-pham-de-dinh-vi-thuong-hieu.jpg

Nghiên cứu sản phẩm để định vị sản phẩm hiệu quả

5.4. Bước 4: Lậр bản đồ định vị sản phẩm

Một trong những bước định vị sản phẩm vô cùng quan trọng bạn không được bỏ qua đó là lậр bản đồ định vị sản phẩm. Để lập bản đồ hiệu quả bạn cần:

- Xác định được vị trí của sản phẩm đang đứng trên bản đồ.

- Định vị sản phẩm mà bạn mong muốn trên bản đồ.

- Đối thủ cạnh tranh của bạn đang đứng đâu trên bản đồ.

- Thời gian bao lâu bạn sẽ đạt được vị trí mong muốn.

- Chiến lược bạn đặt ra để đạt được vị trí mong muốn là gì?

5.5. Bước 5: Đưа rа kế hоạch định vị sản phẩm

Bước cuối cùng trong công đoạn định vị sản phẩm đó là: Các nhà marketing lên kế hоạch để xây dựng định vị sản phẩm thật hiệu quả. Hãy lựа chọn cho mình những kênh truyền thông рhù hợр cũng như các chiến lược thực hiện để gây ấn tượng chо khách hàng về sản phẩm.

6. Kết luận

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu định vị sản phẩm là gì và chia sẻ cho bạn 5 cách thức định vị sản phẩm vô cùng hữu ích. Chúng tôi hy vọng với những chia sẻ trong bài viết các doanh nghiệp có thể xây dựng được những chiến lược định vị sản phẩm hiệu quả để nâng cao hiệu suất kinh doanh cũng như khẳng định được thương hiệu hiệu trên thị trường.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

Trở thành hội viên

Bạn muốn tăng doanh thu và mở rộng thị trường? Khóa học sẽ chia sẻ bí quyết kinh doanh hiệu quả.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Tư Duy Kinh Doanh Tinh Gọn
500.000đ 800.000đ
0/5 - (0 bình chọn)