Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Giải đáp: Đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì? 

Nội dung được viết bởi Phạm Quốc Khánh

Đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì chính là thắc mắc chung của nhiều bạn đọc. Theo truyền thống của người Việt, tảo mộ là một phong tục quan trọng thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Và để biết cần chuẩn bị những gì khi đi tảo mộ thì bạn hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây. 

1. Khái quát chung về phong tục tảo mộ 

Trước khi nắm được đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì thì bạn đọc cần hiểu rõ về phong tục tảo mộ của người Việt. Cụ thể, đây là một việc làm quan trọng vào dịp Tết thanh minh. Việc làm này nhằm mục đích thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn, sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. 

Theo đó, cứ đến dịp Tết thanh minh, các gia đình, con cháu sẽ tiến hành đi tảo mộ, công việc chính là sửa sang lại phần mộ, dọn dẹp xung quanh sao cho gọn gàng, sạch sẽ. Vì vậy, bên cạnh lễ vật, khi đi tảo mộ cần mang theo cuốc xẻng để vạt cỏ dại, xắn đất, lấp hang rắn, hang chuột xung quanh phần mộ. Khi đã hoàn thành xong công việc thì gia chủ sẽ thực hiện nghi lễ cúng bái để tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

di-tao-mo-can-chuan-bi-nhung-gi-3.jpg

Tảo mộ là phong tục tốt đẹp được thực hiện vào Tết thanh minh  

2. Tảo mộ vào những ngày nào

Mọi người thường thực hiện nghi thức tảo mộ vào khoảng 20 tháng chạp cho đến chiều 30 Tết. Theo quan niệm của người Việt, mỗi năm Tết đến Xuân về, mọi thứ đề phải sửa sang cho mới mẻ, kể cả với những người đã mất. Tảo mộ được xem là một nét đẹp của văn hóa cổ truyền, một tục lệ không thể thiếu vào ngày Tết. 

Ở nhiều vùng miền và tập quán khác nhau, có những nơi còn có tục rước ông bào vào trưa 30 tháng Chạp và đưa ông bà vào mùng 3 hoặc mùng 4 Tết tháng Giêng. Họ quan điểm rằng, việc đưa rước ông bà quay trở về nhà ăn tết với mình và quay trở về cuộc sống thường nhật khi Tết kết thúc sẽ được tổ tiên phù hộ những ngày sau đó. 

3. Đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì? 

Tảo mộ là một trong những phong tục và nghi thức rất quan trọng của người Việt. Do đó, khi đi tảo mộ, gia chủ cần chuẩn bị lễ lạt và quy trình thực hiện đầy đủ, đúng chuẩn. Cụ thể như sau: 

Chuẩn bị lễ cúng 

Đầu tiên, gia chủ đi tảo mộ cần chuẩn bị đầy đủ lễ cúng. Theo lời của Đại Đức Thích Quảng Định trong sách văn khấn nôm tại nhà, lễ cúng tảo mộ cần có: trầu cau, hương đèn, rượu, thịt, tiền vàng, chân giò hoặc gà luộc. Lễ cúng Tết thanh minh này thì bạn cần dâng hương trước ở nhà, và người thực hiện là con trưởng của gia đình hoặc cháu trưởng của dòng tộc. 

Còn khi đi cúng Tết thanh minh (tảo mộ) tại phần mộ của gia tiên thì cần chuẩn bị lễ đầy đủ như khi bạn cúng ở nhà. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thêm một số lễ vật như: quần áo, tiền vàng mã, ngựa giấy để hóa… 

4. Văn khấn tảo mộ 

Bên cạnh chuẩn bị lễ cúng thì văn khấn tảo mộ cũng chính là câu trả lời quan trọng cho thắc mắc đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì. Cụ thể, bạn cần thực hiện bài văn khấn theo Đại Đức Thích Thanh Tâm như sau: 

di-tao-mo-can-chuan-bi-nhung-gi-3.jpg

Gia chủ cần chuẩn bị văn khấn khi đi tảo mộ 

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần) 

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. 

Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần. 

Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ đang cai quản trong khu vực này. 

Hôm nay ngày (đọc theo ngày âm lịch). Tín chủ chúng con là… Ngụ tại…

Nhân tiết thanh minh, tín chủ chúng con sắm ít hương lễ, trầu cau, thắp nén nhang trước án kính mời chư vị thần linh, tổ tôn chiếu giám. 

Gia đình chúng con có ngôi mộ của:... (kể phần mộ của tổ tiên mình). Phần mộ được táng tại nơi này, nay mong muốn được sửa sang xây đắp. Vì vậy, con xin kính cáo với các đấng thần linh, thổ công, thổ phủ, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này. 

Chúng con mong muốn được các thần cùng tổ tiên chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Cầu xin phù hộ cho tín chủ chúng con luôn mạnh khỏe, hưởng thái bình, an lạc. 

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần). 

Tham gia khoá học online qua video trên Unica để biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích xoay quanh chủ đề: luật hấp dẫn, phong thuỷ, kỹ năng sống,... Khoá học giúp bạn trở nên thông minh hơn, tự tin vào khả năng bản thân, tích cực và lạc quan trong mọi hoàn cảnh.

BÍ QUYẾT LẬP KẾ HOẠCH VÀ TRIỂN KHAI CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ
Đỗ Hồng Thượng
279.000đ
600.000đ

Phong thủy khai thông tài vận
Phạm Quốc Khánh
349.000đ
600.000đ

Ứng dụng luật hấp dẫn
Nguyễn Quang Ngọc
299.000đ
860.000đ

5. Quy trình tảo mộ 

Sau khi nắm được câu trả lời đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì, bạn cũng cần biết được quy trình tảo mộ cụ thể như thế nào. Theo phong tục của người Việt, lễ tảo mộ sẽ được tiến hành như sau: 

di-tao-mo-can-chuan-bi-nhung-gi-3.jpg

Gia chủ cần hiểu rõ quy trình tảo mộ diễn ra như thế nào

- Đầu tiên, gia chủ cần thăm viếng phần mộ của mình trước rồi mới đến các phần mộ kề cận. Thứ tự dâng hương thì người đầu tiên nhiều tuổi nhất rồi đến con cháu dâng hương sau. Còn nếu tảo mộ theo gia đình thì người dâng hương sẽ là trưởng nam. 

- Tại nghĩa trang, gia chủ sẽ đặt lễ cúng vào phần mộ chung, sau đó thắp hương và khấn vái theo bài văn khấn Unica gợi ý ở trên. Khấn vái xong thì không thụ lễ ngay mà phải chờ cho hương tàn hết. Trong khoảng thời gian chờ hương tàn, gia chủ sẽ tiến hành dọn dẹp, sửa sang xung quanh phần mộ. Khi thắp hương thì bạn cần thắp số lẻ theo nén 1, 3. Riêng nến thì dùng số chẵn. 

- Sau khi hương tàn được khoảng ⅔, gia chủ tiến hành hóa vàng và xin lộc để làm lễ tại gia thần và gia tiên ở nhà. Nếu viết bài cúng ra giấy thì nên hóa cùng vàng mã. 

6. Một số lưu ý khi đi tảo mộ ngày Tết

- Không đi tảo mộ một mình ở những nơi ít người, hẻo lánh: Theo quan niệm dân gian, những nơi chôn cất phần mộ thường có nhiều tà khí. Vì vậy mọi người thường đi thành đoàn chứ không đi riêng lẻ một mình để tránh bị ám tà. Và khi về đến nhà, những người đi tảo mộ thường bước qua chậu lửa để có thể xua đuổi được tà ma và vận xấu.

- Không được quên cúng thần linh xung quanh mộ: Ngoài bái lạy tổ tiên, khi khi tảo mộ, bạn nhất định phải bái lạy các vị thần linh xung quanh. Bởi theo quan niệm xa xưa, thần linh là bậc tối cao, là người che chở và bảo vệ cho ông bà tổ tiên đã khuất của chúng ta.

- Tuyệt đối không được dẫm đạp lên phần mộ người khác: Mỗi phần mộ đều có ý nghĩa tâm linh nhất định. Trong quá trình dọn dẹp phần mộ cho tổ tiên, bạn không nên làm ảnh hưởng đến những phần mộ bên cạnh. 

- Không chụp ảnh tập thể xung quanh mộ: Chụp ảnh ở không gian nghĩa trang hay đi tảo mộ được khuyên là một trong những việc cấm kị không nên làm. Bởi việc quay lưng hoặc dàn hàng ngang chụp ảnh trước phần mộ là một hành động thiếu sự tôn trọng với người đã mất. 

- Phụ nữ mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt không nên đi tảo mộ: Phụ nữ mang thai hoặc có kinh nguyệt cơ thể sẽ yếu hơn bình thường. Nếu đến những nơi có nhiều âm khí sẽ rất dễ bị cảm lạnh hoặc trúng gió độc. 

Qua bài viết trên đây, chắc chắn bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn. Và để Tết 2020 được an lành, ấm áp và hạnh phúc hơn thì bạn nên tham khảo các bí quyết trong khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica. 

>> Những việc làm khi khai xuân cần lưu ý

>> Những lưu ý khi xuất hành đầu năm

>> Những lưu ý khi đi chùa đầu năm xin lộc

0/5 - (0 bình chọn)