Consumer là gì? Phân biệt khác nhau Consumer và Customer

Consumer là gì? Phân biệt khác nhau Consumer và Customer

Mục lục

Trong các hoạt động kinh doanh bán hàng, Consumer đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thế nhưng nếu không hiểu rõ bản chất của nó, bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn với thuật ngữ “customer”. Vậy Consumer là gì, hãy cùng Unica tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Consumer là gì?

Trong kinh doanh, consumer là một định nghĩa đã trở nên rất quen thuộc và không còn xa lạ bởi bất cứ ai cũng đều đã từng là một Consumer. Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, Consumer là chỉ đối tượng người tiêu dùng mua và sử dụng các sản phẩm, hàng hóa có mặt trên thị trường. Consumer có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức, tập thể nào đó không liên quan đến quyết định mua hàng nhưng sẽ là người tiêu thụ trực tiếp các sản phẩm, hàng hóa cuối cùng. 

consumer-la-gi

Consumer được hiểu là người tiêu dùng

Có thể lấy một ví dụ đơn giản như sau: Khi bạn mua hàng từ một cửa hàng tạp hóa cho gia đình mình thì bạn sẽ trở thành khách hàng vì chính bạn là người thực hiện hành vi mua hàng. Còn các thành viên trong gia bạn sẽ đóng vào trò là người tiêu dùng vì sử dụng trực tiếp sản phẩm đang được cung ứng trên thị trường. Qua ví dụ trên cho thấy tất cả các cá nhân tham gia vào nền kinh tế đều là người tiêu dùng sản phẩm. 

Tầm quan trọng của Consumer

- Consumer tạo ra nhu cầu: Người tiêu dùng đóng vai trò là gốc chính cho nhu cầu của bất kỳ sản phẩm nào. Chính vì vậy, tất cả các doanh nghiệp sản xuất ra những hàng hóa, dịch vụ khác nhau đều mục nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường.

- Consumer tạo ra nhu cầu đối với các sản phẩm khác nhau: Những người tiêu dùng khác nhau sẽ có nhiều nhu cầu khác nhau hoặc người tiêu dùng cá nhân sẽ có những yêu cầu về loại hàng hóa khác nhau so với người tiêu dùng là một tổ chức hoặc công ty. Chính điều này đã khuyến khích nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm khác nhau trên thị trường.

- Consumer tăng nhu cầu đối với hàng tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ tạo ra những nhu cầu đối với các hàng tiêu dùng khác nhau như: hàng hóa sử dụng một lần, hàng hóa có khả năng tự phân hủy sinh học sau quá trình sử dụng, hàng hóa có độ bền cao…

- Consumer giúp tăng cường đa dạng hóa dịch vụ: Người tiêu dùng không chỉ sử dụng các loại sản phẩm khác nhau mà còn sử dụng các dịch vụ khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của mình. Chẳng han như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ vận tải và thông tin liên lạc, dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm… Điều này sẽ định hướng cho sự phát triển và cải thiện ngành dịch vụ trong nền kinh tế thị trường. 

Consumer và Customer khác nhau như thế nào?

Sau khi giải thích thuật ngữ Consumer là gì, mời bạn đọc tìm hiểu những điểm khác nhau cơ bản giữa hai thuật ngữ Consumer ( người tiêu dùng) và Customer (khách hàng) thông qua một số nội dung dưới đây. 

Dù bằng cách này hay cách khác, tất cả chúng ta đều là những người tiêu dùng không phân biệt tuổi tác, giới tính, mức lương, tôn giáo. Người tiêu dùng đóng vai trò tiêu thụ hàng hóa, tức là sử dụng hàng hóa đó trong cuộc sống hằng ngày. Chính vì thế, consumer thường bị hiểu sai với Customer (khách hàng), dùng để chỉ một người trả giá và mua hàng hóa thông qua giao dịch với người bán. Mỗi một hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp đều hướng đến việc tác động đến hành vi của khách hàng, tức là khiến khách hàng đưa ra quyết định mua hàng theo ý muốn của nhà tiếp thị. Vì vậy mà khách hàng được coi là “thượng đế” của doanh nghiệp.

consumer-la-gi-1

Sự khác nhau giữa Customer và Consumer

Có những trường hợp khi khách hàng và người tiêu dùng đều cùng là một người, nghĩa là khi một người mua hàng hóa đều phục vụ cho mục đích sử dụng các nhân của mình. Tuy nhiên có những trường hợp chúng không phải là một và mang những ý nghĩa khác nhau. Chúng tôi sẽ đưa ra một vài khía cạnh để phân biệt “consumer” và “customer” như sau:

- Hành vi bán lại: Khách hàng có thể là một tổ chức kinh doanh, họ mua các sản phẩm/ dịch vụ với mục đích bán hàng còn người tiêu dùng thì không. Họ sử dụng chính sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu của mình.

- Hành vi mua hàng: Khách hàng sẽ là những người trực tiếp mua hàng còn người tiêu dùng thì không nhất thiết phải đóng vai trò là người mua.

- Hành vi trả giá và thanh toán: Giá của sản phẩm dịch vụ do khách hàng trực tiếp trả giá trong quá trình thực hiện giao dịch. Còn người tiêu dùng không nhất thiết phải thực hiện hành vi thanh toán trực tiếp với người bán. 

- Đối tượng: Khách hàng có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức còn người tiêu dùng là cá nhân, gia đình hoặc một nhóm người cụ thể. 

Tìm hiểu Insight của Consumer và Customer

Để thấy hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng là điều vô cùng qan trọng và đảm bảo cho sự thành công trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay. Việc lắng nghe khách hàng giúp bạn thu nhập được nhiều thông tin về những mong muốn của họ với sản phẩm của doanh nghiệp bạn. 

consumer-la-gi-2

Cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp bước đầu tiên trong việc tìm hiểu insight của customer và consumer là thu thập dữ liệu, các thông tin được thu thập từ những nguồn khác nhau bao gồm nghiên cứu thị trường, dữ liệu từ dịch vụ chăm sóc khách hàng, lịch sử mua hàng và đánh giá sản phẩm trên mạng xã hội…

Sau đó dữ liệu được phân tích thành thông tin để ứng dụng vào các hoạt động của doanh nghiệp. Biết được lý do tại sao khách hàng có hành động mua hàng hoặc rời bỏ, động lực và mong muốn tiềm ẩn của họ là gì, và dự đoán xu hướng hành vi của người tiêu dùng trong tương lai. 

Việc doanh nghiệp của bạn biết và hiểu về khách hàng rất quan trọng trong việc cá nhân hóa sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Sử dụng các kỹ thuật để nghiên cứu hành vi, phân khúc khách hàng, lập bản đồ và khảo sát. Các công ty hớn họ còn đầy tư thuê các chuyên gia marketing hoặc nhà tâm lý học phân tích các thông tin và hành vi của khách hàng. 

Insight của customer và consumer được ứng dụng cho nhiều lĩnh vực trong hoạt động kinh doanh:

- Phát triển các chiến lược về dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng để tạo trải nghiệm tốt nhất. 

- Chọn chủng loại sản phẩm chủ đạo để tập trung vào việc nghiên cứu và mở rộng trong tương lai. 

- Lựa chọn những mẫu tài liệu tiếp thị và quảng cáo với nội dung phù hợp đến từng phân khúc khách hàng cụ thể. 

- Cập nhật sản phẩm với các tính năng hoặc công cụ mới sau khi cập nhật phản hồi của khách hàng/người tiêu dùng. 

Vậy nên, để nắm được những kỹ năng cũng như kiến thức khi bắt đầu kinh doanh bạn nên tham khảo những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng để có cho mình những vốn kiến thức kinh doanh hiệu quả.

Như vậy thông qua những kiến thức bổ ích mà chúng tôi đã đề cập phía trên, chúng tôi hy vọng các bạn đã hiểu Consumer là gì và những điểm khác nhau cơ bản giữa consumer (người tiêu dùng) và Customer (khách hàng). Tuy có một vài điểm khác biệt nhất định nhưng đây đều là những nhân tố đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm trên thị trường của doanh nghiệp. 

Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết trên Unica. Chúc các bạn thành công!

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên