Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Hướng dẫn cách lấy hơi khi hát đơn giản mà bạn cần biết

Nội dung được viết bởi Lê Phong

Lấy hơi khi hát là một kỹ thuật không hề dễ dàng, đặc biệt là đối với những người mới “chân ướt chân ráo” khi mới bước vào nghề ca sĩ. Vậy, lợi ích của việc lấy hơi là gì? Cách lấy hơi khi hát như thế nào? Lưu ý về cách lấy hơi khi hát ra sao? Các bạn hãy cùng UNICA tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!

Lợi ích của việc lấy hơi

loi-ich-lay-hoi

Lợi ích của việc lấy hơi

Trước hết, lấy hơi không chỉ giúp cho tiếng hát được đầy đặn và khỏe khoắn mà còn giúp bài hát được khởi sắc hơn. Ngoài ra, lấy hơi khi hát còn góp phần biểu đạt cảm xúc, tâm tư tình cảm của người hát đến khán giả. Nhiều người tự tin rằng hơi của mình ngắn nên giọng hát yếu. Lý do một phần là do bẩm sinh còn một phần là do bạn chưa biết cách lấy hơi sao cho đúng. 

Các cách lấy hơi đúng chuẩn

Thông thường, người ta sẽ chia thành 4 cách lấy hơi như sau:

Cách lấy hơi lớn

Là lấy hơi một cách thong dong, không vội vàng, thường thực hiện ở chỗ có dấu lặng tương ứng với một phách trong nhịp độ vừa (giống như dấu chấm trong bài văn).

Cách lấy hơi nhỏ 

Là lấy hơi ngắn hơn, dưới một phách cho đến 1/4 phách, thường gặp ở cuối tiết nhạc (chi nhạc), (giống như dấu phẩy trong bài văn).

>>> Xem ngay: Cách hát hay cho người hát dở không hề khó như bạn nghĩ

cach-lay-hoi-hat

Lấy hơi nhỏ khi hát

Cách lấy hơi trộm 

Cách lấy hơi để hát là lấy hơi thật nhanh và nhẹ nhàng như là không lấy hơi vậy (không để người khác nhận ra). Thường áp dụng trong câu nhạc dài, cần lấy hơi bổ sung mà vẫn bảo toàn ý nghĩa lời ca, hoặc trong chỗ ngắt câu phù hợp với ý nghĩa lời ca. Ký hiệu bằng dấu phải ('), trong thanh nhạc dùng (v).

Cướp hơi 

Là lấy hơi thật nhanh và mạnh mẽ, thường xảy ra ở những đoạn nhạc sôi nổi, hùng tráng, hoặc lúc chuẩn bị cho cao trào của bài hát. Đây là một kỹ xảo cao trong nghệ thuật ca hát được rất nhiều ca sĩ áp dụng mỗi khi lên sân khấu.

Hơn thế nữa, trong hợp ca, đây là cách có hơi dài hoặc những chỗ ngân dài không được để đứt hơi, các ca viên phải nối hơi bằng cách thay nhau, kẻ trước người sau lấy hơi trộm: khi tiếp tục lại, phải vào bè nhẹ nhàng cũng như lúc mình hết hơi vậy.

Để có một giọng hát hay, truyền đạt được cảm xúc một cách chân thật nhất, bạn cần phải chăm chỉ học tập và luyện tập. Đăng ký khoá học hát online trên Unica để luyện thanh, học các kỹ thuật hát đúng ngay tại nhà. Khoá học online qua video giúp bạn nắm được bí quyết để nhanh chóng tự tin khoe giọng hát của mình.

Học hát từ xa - nhanh và giản đơn
Lương Bằng Quang
299.000đ
700.000đ

5 đấu trường - giúp bạn hát hay sau 5 tuần
Lương Bằng Quang
399.000đ
699.000đ

Học hát đơn giản siêu tốc
Phạm Thành Luân
399.000đ
700.000đ

Nguyên tắc lấy hơi khi hát

nguyen-tac-lay-hoi

Nguyên tắc lấy hơi

Trong câu nói, muốn đảm bảo ý nghĩa, ta chỉ ngắt sau một cụm từ, hoặc dừng lại sau một câu đầy đủ ý nghĩa. Trong bài hát cũng vậy, nhưng đôi khi cũng có những trường hợp ngoại lệ, buộc ta phải ngắt cầu nhiều hơn là câu văn cho phép. Hoặc buộc ta phải hát luôn, không ngừng sau mỗi cụm từ, như trong câu nói có thể cho phép.

Trong những trường hợp đó, cách lấy hơi cho người mới học hát là bạn nên theo một số nguyên tắc sau:

- Hãy lấy hơi trước mỗi câu hát để âm phát ra được đều đặn, đặc biệt là ở chỗ bài hát có ghi dấu lặng thì bạn nên lấy hơi cao hơn một chút.

- Với những câu hát dài thì nên ngắt đúng lúc để lấy hơi bổ sung.

- Cách giữ hơi khi hát đó là không nên lấy hơi nhiều lần.

hat

Những điều cần lưu ý về cách lấy hơi khi hát

luu-y-khi-lay-hoi

Cách lấy hơi và đẩy hơi khi hát

Khi lấy hơi

- Không nên lấy hơi hoàn toàn qua miệng, trừ những trường hợp cao trào, phải cướp hơi, hoặc những trường hợp hát khi các vần mở mà phải hát nhanh, nhịp nhàng.

- Không nên hít hơi quá nhiều, làm căng thẳng các cơ bụng, sườn, ngực tác hại đến việc phát thanh. Cần tập lấy hơi theo mức dài ngắn, mạnh nhẹ của câu nhạc.

- Không nên để hết hơi hoàn toàn mới lấy hơi khác, như vậy âm thanh cuối câu dễ bị đuối đi, có thể làm đỏ mặt, đỏ cổ …

- Cách luyện hơi dài là không nhô vai lên khi hít hơi vì sẽ ảnh hưởng đến các cơ hô hấp, lấy hơi không sâu được.

- Cách lấy hơi bụng khi hát chính là nên phình bụng ra trước khi lấy hơi: Chính không khí đi vào sâu trong phổi đồng thời với việc hạ hoành cách mô làm phình bụng ra. Nếu phình bụng trước sẽ làm cho cơ thể bị căng cứng, ảnh hưởng xấu đến việc phát âm.

>>> Xem ngay: 12 Cách học hát hay giúp bạn tự tin tỏa sáng trên sân khấu

cach-lay-hoi-hat

Một số lưu ý khi lấy hơi

Khi đẩy hơi

- Không nên đẩy hơi quá mạnh khi hát các dấu cao, đành rằng có tốn nhiều hơi hơn hát dấu trầm (vì thanh đới không khép kín hoàn toàn khi hát dấu cao), nhưng nếu quá mạnh, sẽ làm thanh đới quá căng, ảnh hưởng tới âm sắc.

- Không nên phí phạm hơi thở, phải biết điều chế hơi thở sao cho phù hợp với tính cách của từng câu, để âm thanh vẫn âm vang đầy đặn từ đầu đến cuối câu. Điều chế hơi thở nhờ hoành cách mô nâng lên dần dần và mềm mại với sự hỗ trợ của các cơ bụng, còn lồng ngực vẫn căng tạo thành một cột hơi phía trên luôn luôn liên tục, đầy đặn.

Luyện tập hơi thở

Sau khi đã tập luyện phần lấy hơi và đẩy hơi, những bài tập sau đây sẽ giúp bạn tăng cường hơi thở. Bnạ lưu ý không nên hít vào quá nhanh hoặc nâng ngực khi hít vào nhé.

Bạn thực hiện bài tập luyện tập hơi thở như sau:

Bước 1: - Hít vào đếm đến 10, mỗi nhịp bạn hít 2 lần ngắn.

- Thở ra 20 nhịp bằng cách thở ngắn, 2 đợt mỗi nhịp

- Sau đó bạn lại Hít vào đếm đến 10 như lần đầu tiên.

- Thở ra 20 nhịp bằng một đợt thở dài và liên tục.

- Sau cùng, hít vào trở lại đến 10, với hai đợt hít ngắn mỗi nhịp.

Bước 2: - Hít vào đếm đến 10, ( lưu ý bước này bạn hít đúng 1 lần dài liên tục nhé )

- Thở ra 20 nhịp bằng cách thở ngắn, 2 đợt mỗi nhịp.

- Hít vào lại trong 10 nhịp bằng một hơi liên tục và nhẹ.

- Thở ra bằng một hơi liên tục trong 20 nhịp.

- Hít vào lại cho đến 10 bằng một hơi chậm và dài.

Sau khi đã thực hiện bước 2, bạn hát “aaaa”  thoải mái trong 20 nhịp. Vẫn cảm nhận sự nở ra của sườn suốt thời gian thở ra bạn nhé.

cach-lay-hoi-hat

Bài tập luyện hơi thở

Bước 3: - Hít vào thật nhanh một lần.

- Thở ra trong 20 nhịp bằng cách thở ngắn, 2 đợt mỗi nhịp.

- Hít vào thật nhanh một lần.

- Thở ra liên tục trong 20 nhịp

- Hít vào thật nhanh một lần

Như vậy, trong bài viết này chúng tôi đã giúp các bạn tìm hiểu về những kỹ thuật lấy hơi khi hát. Chúc bạn học hát thành công với sự hướng dẫn chuyên nghiệp và bài bản từ chuyên gia hàng đầu Unica

Chúc các bạn thành công!


Tags: Hát
Trở thành hội viên

Không cần phòng thu, chỉ cần đam mê! Học hát tại nhà sẽ giúp bạn phát huy giọng hát mọi lúc, mọi nơi.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Học hát bằng cảm xúc
399.000đ 700.000đ
0/5 - (0 bình chọn)