Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi không thể bỏ qua

Mua 3 tặng 1

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cần sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải ông bố, bà mẹ nào cũng biết cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi chuẩn nhất để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Chính vì vậy, hãy tham khảo cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé. 

Cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi cha mẹ cần biết

Bé 2 tháng tuổi cần được chăm sóc cẩn thận vì lúc này cơ thể con còn rất yếu. Mẹ cần chú ý tới lịch ăn, ngủ, chế độ dinh dưỡng cũng như nhiều nhu cầu khác của con. Cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi cụ thể như sau:

1. Chú ý tới lịch ăn, ngủ của bé 2 tháng tuổi

Bé 2 tháng tuổi cần được ngủ từ 15-17h mỗi ngày mới đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh, không hay ốm vặt. Giấc ngủ ban ngày sẽ kéo dài khoảng 6 - 7 tiếng và được chia thành 3 - 4 giấc ngủ ngắn. Còn giấc ngủ đêm của bé thường kéo dài từ 8,5 - 10 tiếng. Thời gian còn lại của con chủ yếu là để ăn, chơi và dành cho một số nhu cầu cơ bản khác. 

Các bé sơ sinh mới 2 tháng tuổi sẽ bú sữa mẹ là chủ yếu, bữa sữa của bé sẽ là khoảng 6-8 cữ/ngày. Mỗi lần uống từ 118 đến 148ml và cách nhau 2-3 giờ để đảm bảo bé không bị đói bụng. Mẹ cần chú ý tới thời gian ăn uống của con, không nên để con bị đói và quấy khóc.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi 

2. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống của bé 2 tuổi sẽ tập trung vào ăn sữa mẹ vì hàm lượng dưỡng chất trong sữa mẹ cực kỳ cao sẽ giúp bé khỏe mạnh và phát triển bình thường. Hãy cho bé bú từ cả hai bên ngực để khuyến khích sự phát triển đều đặn của hàm và vòm miệng của bé. Để có được nguồn sữa tốt, bạn cần ăn lành mạnh và uống đủ nước mỗi ngày.

Nếu không thể cho bé bú sữa mẹ, hãy sử dụng sữa bột chất lượng và phù hợp với cơ thể của con. Bạn nên mua hàng tại những doanh nghiệp uy tín để giảm tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái kém chất lượng. Ngoài ra, bạn cũng cần làm theo hướng dẫn trên bao bì để pha sữa đúng chuẩn. Không sử dụng nước từ vòi sen để pha sữa bột. Nếu cần bảo quản sữa, bạn nên để trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 24 giờ.

Khi chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi, bạn cần chú ý về sề số lượng bữa ăn của bé. Trong giai đoạn này, bé cần được cho ăn khoảng 8-12 lần trong ngày. Dẫu vậy, mỗi bé có nhu cầu ăn khác nhau nên mẹ cần hãy quan sát bé và cho bé ăn khi con có dấu hiệu đói như mút tay, khóc hoặc quấy. Một lưu ý nhỏ là các mẹ nên cho bé ăn khi bé thèm ăn chứ không nên ép buộc bé.

Trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé cực kỳ yếu nên bạn không nên tự ý bổ sung nước hoa quả, nước trái cây hoặc chất bổ sung dinh dưỡng từ các nguồn khác cho bé. Trừ trường hợp bác sĩ yêu cầu bổ sung thì các mẹ mới nên thực hiện nhé. 

chu-y-toi-dinh-duong-cua-con.jpg

Chú ý tới chế độ dinh dưỡng của con nhỏ

>>> Xem ngay: Giải đáp: Bé mấy tháng ăn được váng sữa?

3. Theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh

Trong giai đoạn này, bạn cần đặc biệt quan tâm tới chiều cao và cân nặng của con. Đối với bé 2 tuổi, chiều cao và cân nặng chuẩn lần lượt là 56.1 cm, 5.3 kg. Thông qua việc theo dõi thông số này, mẹ sẽ biết được rằng con có đang bị thừa cân hay thiếu cân không để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.

4. Chăm bé 2 tháng tuổi bằng việc đưa con đi tiêm vaccine theo lịch

Tiêm vaccine là yêu cầu bắt buộc khi cha mẹ chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi cần thực hiện để đảm bảo con phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa mắc các bệnh nguy hiểm tới tính mạng. 

Các loại vaccine quan trọng mẹ cần cho bé tiêm là ho gà, bạch hầu, êm gan B, các bệnh do Hib, tiêu chảy do Rota virus, uốn ván, bại liệt, vi các bệnh do phế cầu khuẩn như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn. Hiện nay đã có loại vaccine kết hợp 6 trong 1 phòng bạch hầu, uốn ván, bại liệt, ho gà, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib); hoặc vắc xin 5 trong 1 (không có thành phần kháng nguyên viêm gan B). Cha mẹ có thể cân nhắc cho con tiêm những loại này để giảm đau đớn vì phải tiêm nhiều mũi cho bé, việc này cũng sẽ tiết kiệm thời gian và công sức của phụ huynh. 

Bên cạnh các loại trên, vaccine phòng tiêu chảy cấp do virus Rota cũng đặc biệt quan trọng với trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời. Thêm vào đó, ba mẹ cũng nên tiêm vaccine phòng các bệnh do phế cầu khuẩn cho trẻ từ 2 tháng tuổi vì đây là căn bệnh nhiều trẻ sơ sinh ở Việt Nam mắc phải. 

dua-con-di-tiem-vaccine.jpg

Đưa con đi tiêm vaccine theo lịch 

5. Chọn cũi cho trẻ nhỏ

Cũi cho trẻ 2 tháng tuổi cần đảm bảo kích thước vừa vặn với con để bé thoải mái di chuyển và nằm trong đó. Phần khung cũi cần được lắp ráp chắc chắn và không có những góc cạnh sắc bén vì có thể làm đau bé. Các phần khớp nên được kiểm tra kỹ để đảm bảo rằng chúng không bị lỏng và gây nguy hiểm cho bé. Đảm bảo rằng khoảng cách giữa các nan cũi là đủ nhỏ để bé không thể lọt ra và không bị kẹt đầu. Sàn cũi nên được thiết kế vững chắc sẽ tránh nguy hiểm cho bé. 

Bạn cần chọn cũi làm từ chất liệu an toàn, không gây dị ứng và dễ dàng vệ sinh như gỗ hoặc thép không gỉ. Tránh sử dụng cũi làm từ chất liệu có hàm lượng formaldehyde cao hoặc chứa các hợp chất hóa học có thể gây hại cho sức khỏe của con.

Cuối cùng, bạn cần chọn đệm cũi có độ mềm mại phù hợp và đủ dày để tạo sự thoải mái cho bé khi nằm. Đệm cũi nên có vỏ bọc sẽ dễ dàng tháo rời để giặt và vệ sinh hơn.

6. Cách dỗ trẻ quấy khóc

Quấy khóc là một tín hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề nào đó như đói, buồn ngủ hoặc khó chịu. Ngay khi con quấy khóc, bạn nên kiểm tra toàn bộ cơ thể để xem con khóc do nguyên nhân nào. Nếu bé đói, hãy cho bé bú/cho bé ăn sữa. Nếu con buồn ngủ thì bạn cần chuẩn bị lại chỗ ngủ cho con và ru con đi ngủ. Một số trường hợp bé khóc do khó chịu trong người hoặc muốn đi vệ sinh. Mẹ cần theo dõi từng biểu hiện của con để phát hiện ra nhu cầu thực sự của con là gì. 

Một số bé quấy khóc là do bị giật mình hoặc hoảng sợ nên mẹ hãy ôm bé vào lòng, vỗ về, lắng nghe âm thanh và nhịp đập trái tim của bạn có thể giúp bé cảm thấy an toàn hơn. Mẹ nên vỗ nhẹ lưng con và nói những từ nhẹ nhàng để giúp bé yên tâm hơn.

do-tre-quay-khoc.jpg

Dỗ trẻ quấy khóc

7. Chọn đồ chơi phù hợp cho bé

Lúc chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi, bạn nên chọn đồ chơi làm từ chất liệu an toàn cho sức khỏe, không có phần nhọn, sắc để đảm bảo an toàn trong lúc bé chơi. Đồ chơi cần có kích cỡ phù hợp với bé để tránh nguy cơ bé nuốt phải và gây nghẹt cổ họng.

Bạn cần chọn những đồ chơi phù hợp với giai đoạn phát triển của bé, như đồ chơi có màu sắc, âm thanh, và khả năng kích thích giác quan, cảm giác của bé. Một lưu ý nhỏ mẹ cần nhớ là hãy làm sạch đồ chơi của con hàng ngày vì các bé nhỏ thường có thói quen cho đồ chơi vào miệng nên nếu đồ chơi không sạch sẽ dễ gây ra những vấn đề về sức khỏe cho con. 

8. Cách nuôi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi - Massage cho bé

Massage là một trong những phương pháp giúp bé thư giãn và thoải mái hơn. Trước khi massage, mẹ cần tạo môi trường ấm áp và yên tĩnh cho bé. Hãy đặt bé trên một chiếc khăn bông mềm, khô rồi bắt đầu thực hiện các bước xoa bóp như sau:

- Bước 1: Thoa một lượng dầu massage cho trẻ nhỏ vào lòng bàn tay.

- Bước 2: Xoa hai bàn tay vào nhau để dầu nóng lên.

- Bước 3: Áp tay lên đầu con, xoa nhẹ nhàng và di chuyển tay xuống trán, má, cằm và cổ của con. 

- Bước 4: Massage nhẹ nhàng các phần cơ thể khác như vai, tay, chân, ngực và lưng theo cử động tròn hoặc xoa bóp nhẹ.

- Bước 5: Mẹ di chuyển tay xuống bụng của con, thực hiện động tác xoa bóp nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ.

- Bước 6: Kết thúc massage bằng cách vỗ nhẹ lưng bé và đặt bé vào giường ấm.

Massage cho trẻ sơ sinh

9. Tìm hiểu các bệnh lý thường xuất hiện ở trẻ nhỏ 

Cơ thể của trẻ nhỏ vô cùng yếu ớt nên trong lúc chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi mà phát hiện các bé xuất hiện biểu hiện bất thường nào thì bạn cần kiểm tra cơ thể của con. Đồng thời, bạn cần theo dõi sức khỏe của con cẩn thận và đưa bé tới ngay bệnh viện nếu tình trạng không thuyên giảm. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà vì việc này cực kỳ nguy hiểm tới tính mạng của con nhỏ. 

10. Cách chăm trẻ 2 tháng tuổi - Tương tác nhiều hơn với con

Để xây dựng tình cảm giữa ba mẹ và bé, bạn cần tương tác nhiều hơn với con. Ngoài cho ăn, ru bé ngủ thì bạn nên thường xuyên nói chuyện và hát cho con nghe. Một số bạn có thể chọn cách đọc chuyện cho con từ khi còn nhỏ để bé quen dần với âm thanh và mặt chữ. Ngoài ra, bạn cũng nên khuyến khích con vận động thể chất, việc này không chỉ giúp các bộ phận của con phát triển khỏe mạnh mà còn giúp con nhanh chóng có thể đi được. 

tuong-tac-voi-con.jpg

Tương tác với con nhiều hơn

>>> Xem ngay: 15 trò chơi thông minh cho trẻ giúp bé phát triển toàn diện

11. Kích thích trẻ phát triển các giác quan

Các hoạt động vui chơi cùng con trong thời gian này sẽ giúp kích thích sự phát triển của các giác quan của bé. Nếu bạn muốn thính giác của con phát triển thì nên cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng hoặc đưa bé đi chơi thường xuyên để con được tiếp xúc với các âm thanh của cuộc sống. Việc cho con tiếp xúc với âm thanh sớm sẽ giúp con không bị giật mình hoặc hoảng sợ. 

Còn nếu bạn muốn kích thích thị giác của con thì nên sử dụng đồ chơi hoặc các vật dụng nhiều màu sắc. Việc để bé tiếp xúc với những thứ này sẽ giúp con có khả năng ghi nhớ và nhận biết tốt hơn về hình khối và màu sắc. 

Khi chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi, bạn cũng cần cho bé chạm và nắm những đồ chơi nhẹ để phát triển xúc giác của con. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho con tiếp xúc với các bạn nhỏ cùng tuổi khác để bé tập được tính hòa đồng và cởi mở, tránh tình trạng con mắc các bệnh về tâm lý như sợ xã hội, tự kỷ, động kinh,...

phat-trien-cac-giac-quan-cua-tre.jpg

Phát triển các giác quan của trẻ nhỏ

12. Chống hăm tã cho trẻ

Cách chống hăm tã hiệu quả nhất cho các bé 2 tháng tuổi là bạn cần thay tã thường xuyên và không để bé ở trong tã ướt hay bẩn quá lâu. Khi vệ sinh cần làm nhẹ nhàng, đừng dùng lực mạnh quá vì sẽ làm xước da của bé đó nhé. Bạn hãy dùng khăn bông mềm và nước ấm để vệ sinh cho con, không dùng găng tay hoặc nước lạnh vì sẽ làm tổn thương da của con. 

Song song với đó, bạn cũng nên mua loại tã được làm từ chất liệu thoáng khí và hấp thụ ẩm tốt tốt để giảm mồ hôi động lại trong tã. Trước khi đặt tã mới cho con, bạn nên dùng kem chống hăm tã hoặc bột chống hăm. Nếu hăm tã không giảm đi sau một thời gian, bạn cần trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để tìm được hướng xử lý phù hợp.

chong-ham-cho-be.jpg

Chống hăm tã cho con nhỏ

13. Cách chăm sóc bé 2 tháng tuổi - Tắm cho trẻ sơ sinh

Trước khi tắm cho bé, mẹ cần chuẩn bị thau tắm, sữa tắm gội dành cho trẻ sơ sinh, bông tắm và kem dưỡng ẩm cho trẻ nhỏ. Quần áo, tã, tất, bao tay, mũ và 2 khăn xô nhỏ là những vật dụng cũng không thể thiếu nhé. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm nước muối sinh lý, bông gòn hoặc tăm bông. 

Bạn cần đảm bảo phòng tắm sạch sẽ, kín gió, nhiệt độ dao động từ 29-30℃ để tránh cho con bị cảm lạnh. Phòng tắm cần sáng, có nhiệt kế để mẹ tiện theo dõi nhiệt độ bên trong phòng. Nước tắm cho bé cần dao động trong khoảng nhiệt độ 36-37℃, mẹ nên dùng nhiệt kế đo để tránh tình trạng nước quá nóng làm bỏng da của con. 

Còn về kỹ thuật tắm cho trẻ sơ sinh, các bạn đang học cách chăm sóc em bé 2 tháng tuổi hãy tham khảo 3 phương pháp dưới đây:

Tắm thả

- Trước tiên, mẹ cần làm sạch cơ thể con từ mặt, cổ xuống ngực, bụng, lưng, lòng bàn tay, mông, đùi và bàn chân

- Làm sạch bộ phận sinh dục và phần hậu môn của con

- Sau khi đã làm sạch người, mẹ đặt bé vào chậu nước sạch bên cạnh và dùng nước làm sạch cơ thể con thêm 1 lần nữa

- Tắm xong, mẹ dùng khăn bông mềm lau khô người cho con, dùng nước muối sinh lý lau rốn cho con

- Mặc quần áo và quấn tã cho bé

- Gội đầu, làm sạch vùng tai cho con

tam-tha-cho-con.jpg

Tắm thả cho bé sơ sinh

Tắm từng phần

- Dùng khăn bông mềm đã được thấm ướt nước để lau mắt, tai, cổ, hõm nach, ngực, bụng, lòng bàn tay, lưng, đùi, mông cho con

- Dùng bông làm sạch bộ phận sinh dục và hậu môn của con

- Lau khô, người mặc quần áo và quấn tã cho bé

- Gội đầu cho con

14. Thường xuyên theo dõi sức khỏe tổng thể

Bé 2 tháng tuổi cần được chăm sóc cẩn thận vì lúc này hệ miễn dịch của con rất yếu, dễ bị mắc bệnh. Mẹ cần theo dõi sức khỏe của con, nếu phát hiện bé ốm sốt, chảy nước mũi hoặc có bất kỳ biểu hiện bất thường nào thì cần đưa con đi khám ngay lập tức. Nếu tình trạng sức khỏe không được cải thiện, mẹ cần đổi địa chỉ khám chữa bệnh cho con. Tốt nhất là nên tới những bệnh viện lớn có chuyên khoa nhi để tiết kiệm thời gian và sớm chữa khỏi bệnh cho con.

dua-be-di-kiem-tra-suc-khoe.jpg

Đưa con đi khám định kỳ

15. Đảm bảo an toàn cho trẻ

Đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh là ưu tiên quan trọng nhất mà các bố mẹ cần lưu tâm khi học cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi. Những việc bạn cần làm gồm có:

- Đảm bảo giấc ngủ an toàn cho con: Đặt bé ngủ trên một bề mặt phẳng, mềm mại và không có quá nhiều vật trang trí. Sử dụng một chiếc cũi an toàn, không có góc cạnh sắc bén và đảm bảo bé không thể bị kẹt giữa nan cũi.

- Tránh nguy cơ sặc: Khi bé ăn, hãy giữ đầu bé thẳng, ăn xong bạn cũng cần giữ bé thẳng người trong ít nhất 30 phút để tránh nguy cơ sặc. Ngoài ra, bạn nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ để giảm nguy cơ sặc.

- Tránh để con tiếp xúc với nguồn nhiệt cao: Tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, không để chọn chạm vào nước nóng. Song song với đó, bạn nên kiểm tra nhiệt độ phòng thường xuyên để đảm bảo bé không bị nóng hoặc lạnh.

- Kiểm tra đồ chơi của con: Trước khi cho bé sử dụng đồ chơi, bạn cần kiểm tra kỹ xem chúng có an toàn không. Tránh sử dụng các đồ chơi có kích thước nhỏ vì bé có thể nuốt chúng. Thêm vào đấy, đồ chơi cần được làm từ chất liệu an toàn cho sức khỏe, không dùng những loại được làm từ vật liệu có hại cho da và sức khỏe của trẻ nhỏ. 

- Giữ môi trường xung quanh bé sạch sẽ và an toàn: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, đảm bảo nhà luôn sạch sẽ để con khỏe mạnh và ít ốm vặt. Bạn cũng cần đảm bảo con không chạm vào các ổ cắm điện và dây điện, tránh để bé tiếp xúc với các chất hoá học độc hại. Hãy giữ các vật phẩm như dao, kéo và các đồ vụn ra xa tầm tay của bé.

Trong quá trình chăm sóc con, bạn cần giám sát bé một cách liên tục, đặc biệt là khi bé đang ở gần nước, trên bàn thay tã hoặc trong môi trường có nguy cơ cao. Cha mẹ cũng cần học cách thực hiện sơ cứu cơ bản để kịp thời cấp cứu khi con gặp bất thường nào đó như nghẹn, khó thở, tức ngực,... 

Những điều cha mẹ cần lưu ý về cách chăm sóc trẻ

Chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi vô cùng gian nan và vất vả nên các mẹ cần kiên nhẫn và dành tình yêu thương cho con. Trong lúc chăm trẻ 2 tháng tuổi, bạn nên chú ý tới những vấn đề như sau:

- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc (xà phòng, dầu tắm và kem dưỡng da) phù hợp với trẻ. Đảm bảo rằng các sản phẩm này không gây kích ứng hoặc dị ứng cho của trẻ.

- Nên nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ vì đây là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho con.

- Thực hiện vệ sinh cá nhân cho bé như tắm, thay tã, làm sạch mũi và tai thường xuyên và đúng cách. Đảm bảo rằng bạn sử dụng các sản phẩm vệ sinh phù hợp và đặt bé trong một môi trường sạch sẽ

.- Giữ an toàn cho trẻ nhỏ, thường xuyên tương tác với con để tăng cường các kỹ năng và phản xạ tự nhiên của con.

- Luôn giám sát bé, kiểm tra cơ thể khi con quấy khóc hoặc có biểu hiện bất thường.

- Thực hiện tiêm chủng đầy đủ và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho con. 

- Đảm bảo bé ngủ đủ giấc. Tạo ra một môi trường yên tĩnh, thoáng mát và thoải mái để bé có thể ngủ ngon.

dam-bao-giac-ngu-cho-con.jpg

Đảm bảo giấc ngủ của con nhỏ

Trên đây là những cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi và những lưu ý trong quá trình nuôi dạy con mà cha mẹ cần nắm vững. Hy vọng rằng, với những thông tin trên, cha mẹ sẽ biết cách chăm sóc bé yêu đúng cách để trẻ phát triển toàn diện.

[Tổng số: 13 Trung bình: 3]

Tags: