Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Tổng hợp các yếu tố khó khăn khi khởi nghiệp

Nội dung được viết bởi Đỗ Thanh Tịnh

Khi đã quyết định khởi nghiệp, chắc chắn bạn sẽ phải chấp nhận và đối mặt với những thử thách và khó khăn. Chính vì vậy, trong khuôn khổ bài viết dưới đây, UNICA sẽ đề cập đến các yếu tố khó khăn khi khởi nghiệp để cùng các bạn phân tích, tìm hiểu và đưa ra những giải pháp khắc phục hiệu quả.

Các yếu tố khó khăn khi khởi nghiệp

Nguồn nhân lực chất lượng kém

Với những ứng cử viên giỏi, họ không chỉ tìm kiếm một công việc phù hợp, mà còn đặt ra những tiêu chí khắt khe về chính sách đãi ngộ, vị trí làm việc, cũng như lương bổng. Vì vậy, khi các công ty/doanh nghiệp startup thường khó có thể tìm được đội ngũ nhân viên chất lượng, chịu sát cánh đối mặt với những rủi ro. 

Nhưng nếu những người đồng hành non kinh nghiệm, chuyên môn không cao thì dự án khởi nghiệp khó có thể thành công. Đây là một trong các yếu tố khó khăn khi khởi nghiệp của các công ty startup.

>>> Xem ngay: Có nên khởi nghiệp sớm? Bí quyết “xương máu” cho người trẻ

cac-yeu-to-kho-khan-khi-khoi-nghiep

Khi khởi nghiệp, bạn khó có thể tìm được nguồn nhân sự chất lượng

Khó khăn về nguồn vốn đầu tư

Ngày nay, một số doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở tích lũy nguồn vốn đầu tư từ các đơn vị đầu tư. Nhưng trong bối cảnh hiện tại, số doanh nghiệp startup có nhu cầu gọi vốn đầu tư nhiều hơn các nhà đầu tư. Mặt khác, họ còn tìm kiếm, thu hút các đối tượng này rót vốn cho mô hình kinh doanh của mình. 

Chính vì vậy mà các doanh nghiệp ngày càng phải cạnh tranh khốc liệt hơn. Về phương diện nhà đầu tư, họ cần đảm bảo đồng tiền của mình luôn sinh lời khi quyết định rót vốn vào các startup. Cho nên sẽ có ít cơ hội hơn cho các doanh nghiệp khi họ không thể thu hút được lượng khách hàng ban đầu sau một thời gian đầu tư.

Trong bối cảnh kinh doanh tại Việt Nam, các nhà đầu tư thường thích đầu tư vào các startup đã ổn định, đang có sự phát triển hoặc có một chỗ đứng nhất định. Do đó, để thu hút được các nhà đầu tư và xây dựng được nguồn vốn vững chắc cho doanh nghiệp, thì các công ty, doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư cho các hoạt động tiếp thị dịch vụ/sản phẩm của mình.

Hạn chế trong việc giới thiệu sản phẩm

Trên thực tế, nhiều dự án khởi nghiệp ở nước ta chỉ biết cắm cúi làm ra sản phẩm mà chưa biết cách quảng bá, giới thiệu chúng đến với tay người tiêu dùng sao cho hiệu quả. Việc này cũng khiến cho khả năng dự án thành công không cao. 

Không những thế, có những doanh nghiệp dù đã có sản phẩm tốt nhưng khi tiếp cận các quỹ đầu tư thì việc định giá, sổ sách kế toán, tài chính lại không thuận lợi. Chính vì vậy, nếu bạn muốn năng cao khả năng cạnh tranh cho dự án của mình, thì cần phải có số liệu báo cáo được thực hiện bởi các đơn vị kế toán chuyên nghiệp.

cac-yeu-to-kho-khan-khi-khoi-nghiep-1

Bạn cần phải có số liệu báo cáo được thực hiện bởi các đơn vị kế toán chuyên nghiệp khi khởi nghiệp

Khởi nghiệp thành công từ con số 0 bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học hướng dẫn bạn quy trình khởi nghiệp, cách thành lập một kế hoạch khởi nghiệp hoàn hảo. Cách huy động vốn hiệu quả và những chiến lược marketing tốt nhất hiện nay.

Khởi nghiệp thực chiến từ A-Z
Đỗ Thanh Tịnh
299.000đ
800.000đ

Khởi nghiệp nên bắt đầu từ đâu?
Bùi Hữu Chương
299.000đ
980.000đ

Khởi nghiệp kinh doanh với 50 triệu
Nguyễn Hoàng Hải
299.000đ
600.000đ

Thiếu kiến thức và kinh nghiệm

Khó khăn khi khởi nghiệp của sinh viên chính là thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực đó, việc học kinh doanh là bắt buộc trước khi bắt tay vào khởi nghiệp hoặc xây dựng mô hình kinh doanh. Thế nhưng, việc thiếu kiến thức và kinh nghiệm là một vấn đề hay gặp phải ở các startup Việt. Đây cũng chính là một trong các yếu tố khó khăn khi khởi nghiệp của các doanh nghiệp/công ty.

Cho nên, bạn không chỉ học trên ghế nhà trường, trong sách vở mà khi quyết định khởi nghiệp bạn hãy học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước trong lĩnh vực này. Nếu có thể, bạn hãy dành từ 3 - 5 năm đi làm tại các công ty hoặc tập đoàn lớn để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng mềm, cũng như nắm bắt thị trường trước khi có kế hoạch khởi nghiệp cụ thể.

Áp lực về thời gian

Khi tiến hành mở công ty/doanh nghiệp thời gian chuẩn bị càng dài mà không thu về lợi nhuận thì sẽ làm cho con số lỗ vỗ càng lớn. Nếu bạn chỉ lo bù đắp cho những hao hụt, tổn thất trong một thời gian quá lâu thì doanh nghiệp/công ty khó có thể “chống cự” nổi. Dễ hiểu vì sao mà nhiều công ty startup hiện nay thường đặt mục tiêu là thu được lợi nhuận ít nhất từ 2 - 3 tháng đầu hoạt động.

Một người lãnh đạo giỏi cần phải biết cách sắp xếp thời gian khoa học, tập trung sức lực để hoàn thiện một công việc, một mục đích cụ thể. Đối với các bạn trẻ, đây không chỉ là khó khăn mà còn là thách thức lớn đối khi bắt đầu khởi nghiệp.

>>> Xem ngay: Làm sao để khởi nghiệp thành công khi kinh doanh nhỏ?

cac-yeu-to-kho-khan-khi-khoi-nghiep-3

Một người lãnh đạo giỏi cần phải biết cách sắp xếp thời gian khoa học

Xây dựng cấu trúc công ty chưa chuẩn

Đối với những starup thì việc xây dựng được cấu trúc công ty chuẩn ngay từ đầu là điều cần nên làm, điều này nhằm tối đa hóa các kỹ năng làm việc của nhận viên cũng như năng suất được hiệu quả. Đồng thời công ty cũng phải xác định mục tiêu rõ ràng như mục tiêu ngắn hạn và dài hạn và có quy trình đào tạo nhân viên rõ ràng. Ngoài ra, bạn cũng cần chú trọng tới văn hóa doanh nghiệp mình, nếu không sẽ dễ xảy ra tình trạng như xung đột nội bộ...

khoi-nghiep

Vậy nên bạn cần đưa ra những quy tắc kinh doanh trong công ty, doanh nghiệp của mình, các quy định về ngày nghỉ, chế độ, lương thưởng - phạt, cho đến việc xử lý cá đơn thư khiếu nại...cần được giải quyết rõ ràng và nhanh chóng.

Khả năng đưa ra quyết đinh

Là một nhà quản lý, lãnh đạo bạn thường xuyên phải đưa ra những quyết định từ nhỏ tới lớn cho công ty của mình. Vì vậy đòi hỏi bạn phải là người có kỹ năng lắng nghe, phân tích và đưa ra quyết định một cách chính xác, điều này rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. 

Nếu bạn có thể vượt qua những thử thách này, bạn sẽ chiến thắng trên con đường kiến tạo sự nghiệp riêng. Nhưng vì bạn đã được sẵn sàng để tự mình chống chọi & vượt qua các gian khổ 1 trong những tháng đầu khởi nghiệp khó khăn, điều này sẽ giúp bạn tiến lên, vượt xa những phe đối nghịch.

Cách hạn chế những khó khăn khi khởi nghiệp

Khi đã nắm được những thuận lợi và khó khăn khi khởi nghiệp, để chạm đến ước mơ khởi nghiệp thành công, bạn cần phải vượt qua những chông gai và thử thách. Nếu bạn đã và đang phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thất bại mà số vốn lại còn quá ít thì bạn hãy tham khảo ngay khóa học “ CHINH PHỤC 8 THÁCH THÚC KHI KHỞI NGHIỆP "của giảng viên Bùi Hữu Chương trên UNICA.

Đến với khóa học này, bạn sẽ nắm được quy trình 7 bước tái khởi nghiệp thành công, tiếp cận khởi nghiệp theo cách ngược với thông thường, giúp bạn tiết kiệm 5 - 7 năm kinh doanh, học được các bí quyết thành công với các bài học vô giá từ thất bại…

Điểm đặc biệt của khóa học là mua một lần, bạn được bảo hành trọn đời. Bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi khi điện thoại hoặc máy tính có kết nối Internet. Điều này giúp bạn chủ động hơn trong việc học, tiết kiệm thời gian và chi phí so với hình thức học Offline tại trung tâm.

Trên đây là các yếu tố khó khăn khi khởi nghiệp mà UNICA đã chia sẻ. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp startup vẫn từng bước vượt qua và thành công để sẵn sàng làm chủ tuổi 20 với những thành công để đời.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)