Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Doanh nghiệp thương mại là gì? Các loại hình doanh nghiệp phổ biến

Nội dung được viết bởi Trung Phạm

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các doanh nghiệp thương mại vẫn là một mắt xích quan trọng trong nền kinh tế. Vậy doanh nghiệp thương mại là gì? Tại sao doanh nghiệp thương mại là một mắt xích quan trọng trong thị trường kinh doanh. Qua bài viết này, Unica sẽ chia sẻ Doanh nghiệp thương mại là gì? Các loại hình doanh nghiệp thương mại phổ biến.

Doanh nghiệp thương mại là gì?

Doanh nghiệp thương mại là các đơn vị kinh doanh chuyên cung cấp hoạt động kinh doanh thương mại, tổ chức, buôn bán các loại hàng hóa, dịch vụ nhằm mục tiêu lợi nhuận. Đây là mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam và được pháp luật bảo vệ với những quy định chặt chẽ.

Doanh nghiệp thương mại tham gia hoạt động imua bán hàng hoá, dịch vụ nhằm thu lợi nhuận

Doanh nghiệp thương mại tham gia hoạt động imua bán hàng hoá, dịch vụ nhằm thu lợi nhuận

Hoạt động thương mại được phân thành 3 loại:

  • Mua bán các loại hàng hóa.

  • Dịch vụ thương mại.

  • Xúc tiến thương mại.

Các loại hình doanh nghiệp thương mại tại Việt Nam 

Doanh nghiệp thương mại chuyên môn hóa kinh doanh 

Kinh doanh chuyên môn hoá là một trong các hình thức kinh doanh thương mại mà doanh nghiệp chỉ bán một loại hàng hoá, dịch vụ hoặc một nhóm hàng hoá, dịch vụ có liên quan đến nhau. Mục đích của kinh doanh chuyên môn hoá là tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định, đáp ứng nhu cầu sâu và chuyên biệt của khách hàng. 

Hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp chỉ bán một loại hàng hoá, dịch vụ

Hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp chỉ bán một loại hàng hoá, dịch vụ

Ví dụ: cửa hàng sách, cửa hàng hoa, cửa hàng thú cưng,...

Có thể nói, so với mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh chuyên môn hóa đem tới nhiều lợi thế hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, công ty sẽ mất nhiều thời gian để theo kịp xu thế thị trường nếu chuyển hướng kinh doanh.

Doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh tổng hợp

Kinh doanh đa dạng hóa là doanh nghiệp bán nhiều loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau, có sự liên quan đến nhau về mặt lợi ích, công dụng, đối tượng khách hàng,... Mục đích của kinh doanh đa dạng hóa là tận dụng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa các sản phẩm, dịch vụ, tăng giá trị cho khách hàng. 

Hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp bán nhiều loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau

Hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp bán nhiều loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau

Ví dụ: cửa hàng thời trang, cửa hàng mỹ phẩm, cửa hàng điện máy,...

Đa dạng hóa là cách thức kinh doanh kết hợp cả kinh doanh tổng hợp và kinh doanh chuyên môn hóa. Trong đó chủ thể kinh doanh cũng có thể tập trung chuyên môn vào một mặt hàng nhất định. Loại hình kinh doanh này đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn lực lớn về nhân lực, trí lực, vật lực để phát triển toàn diện. Vì vậy, mặc dù thị trường của doanh nghiệp rộng lớn nhưng lại bị giới hạn về việc tạo thương hiệu và nhân sự liên tục bị thay thế.

Doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh đa dạng hóa 

Doanh nghiệp đa dạng hóa là các doanh nghiệp mở rộng hơn của doanh nghiệp tổng hợp. Nó không chỉ bao gồm việc kinh doanh nhiều mặt hàng mà còn có các hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động thương mại. Khác với doanh nghiệp tổng hợp, các doanh nghiệp đa dạng hóa thường tập trung vào mặt hàng mũi nhọn cùng công dụng, tính chất.

Doanh nghiệp đa dạng hóa đòi hỏi các công ty phải có nguồn lực mạnh

Doanh nghiệp đa dạng hóa đòi hỏi các công ty phải có nguồn lực mạnh

Ví dụ: Tập đoàn Vingroup phát triển từ bất động sản đã đa dạng hóa những ngành hàng như bán lẻ, ô tô, điện tử, bệnh viện.

Bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và thị trường, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu sự phụ thuộc vào một thị trường một sản phẩm duy nhất. Nó còn giúp các doanh nghiệp mở rộng các lĩnh vực, tiếp cận được nhiều khách hàng tìềm năng hơn. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh đa dạng hóa đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược phù hợp và tiềm lực tài chính lớn.

kinh-doanh

Doanh nghiệp thương mại 100% vốn nhà nước

Doanh nghiệp thương mại 100% vốn nhà nước là doanh nghiệp được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoạt động theo sự chỉ đạo, giám sát của cơ quan nhà nước. Mục đích của hình thức kinh doanh này là thực hiện các chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh,... 

Petrolimex là một doanh nghiệp có vốn Nhà nước

Petrolimex là một doanh nghiệp có vốn Nhà nước

Ví dụ: Doanh nghiệp thương mại dầu khí, doanh nghiệp thương mại điện lực, doanh nghiệp thương mại hàng không,... 

Các doanh nghiệp vốn nhà nước hiện đang được cải cách nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn và tăng cường tính cạnh trânh. Đây là loại hình đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải liên tục đổi mới để phát huy hết tiềm năng.

Doanh nghiệp thương mại do các cá nhân, tổ chức khác thành lập 

Doanh nghiệp thương mại do các cá nhân, tổ chức khác thành lập sẽ  có quyền tự quyết trong các hoạt động kinh doanh và phải tuân thủ pháp luật. Đây là các doanh nghiệp sở hữu nguồn vốn góp đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau, phải tham gia cạnh tranh cao với các doanh nghiệp khác để tồn tại.

Các doanh nghiệp do cá nhân, tổ chức tự thành lập dễ dàng kêu gọi vốn

Các doanh nghiệp do cá nhân, tổ chức tự thành lập dễ dàng kêu gọi vốn

Ví dụ: Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã,...

Mô hình doanh nghiệp thương mại này có mục tiêu chính là tạo ra các lợi nhuận để chia cho các thành viên vốn góp, tạo ra sự linh hoạt thay đổi nhanh chóng trong thị trường. Nó góp phần làm giàu cho kinh tế, góp phần phong phú cho thị trường hàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải đầu tư, đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Khởi nghiệp kinh doanh thành công bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học hướng dẫn bạn đường đi nước bước để tư duy tinh gọn trong kinh doanh. Và trang bị cho bạn những kiến thức và kỹ năng để chinh phục những thách thức trong quá trình kinh doanh của mình. Kinh doanh nhàn mà vẫn có hiệu quả cao.

Tư Duy Kinh Doanh Tinh Gọn
Nguyễn Phương Nam
500.000đ
800.000đ

Khởi nghiệp kinh doanh với 50 triệu
Nguyễn Hoàng Hải
299.000đ
600.000đ

Tự động hóa công việc kinh doanh - Thúc đẩy doanh số 200%
Johnny Thông
299.000đ
900.000đ

Vai trò của doanh nghiệp thương mại 

Thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa trên thị trường 

Các doanh nghiệp thương mại có chức năng điều hòa lưu thông hàng hóa một cách hợp lý. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải nắm được các nhu cầu khách hàng, đặt ra những câu hỏi trong quá trình cung ứng sản phẩm như sau:

  • Sản phẩm có công dụng gì?

  • Cách dùng sản phẩm này như thế nào?

  • Chi phí vận chuyển, lưu thông hàng hóa bao nhiêu?

  • Đối tượng sử dụng các mặt hàng là ai?

Nghiên cứu thị trường tiềm năng

Nghiên cứu thị trường tiềm năng

Dự trữ hàng hóa và điều hòa cung - cầu trên thị trường 

Các doanh nghiệp thương mại có nhiệm vụ là điều hòa cung - cầu trên thị trường. Nó có trách nhiệm lấy hàng hóa từ những nơi có nguồn cung đồi dào, rồi phân phối đến các nơi có nhu cầu khan hiếm. Do đó, lượng hàng hóa trên thị trường sẽ luôn được giữ mức giá ổn định, tránh tình trạng giá tăng giảm bất hợp lý ở các khu vực.

Các doanh nghiệp thương mại kinh doanh đa dạng hóa còn đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi, đại lý,... giúp người dùng tiết kiệm được thời gian, công sức đi lại.

Trung gian lưu thương giữa doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng 

Doanh nghiệp thương mại chính là cầu nói, trung gian giữa các doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng. Đây chính là chức năng quan trọng và điển hình của loại hình doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp thương mại không chỉ tồn tại mô hình kinh doanh B2C (Bussiness to Customer) mà còn là B2B (Bussiness to Bussiness).

Trung gian lưu thương giữa doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng

Trung gian lưu thương giữa doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng

Giải quyết mối quan hệ giao dịch, mua bán giữa các doanh nghiệp 

Việc xây dựng cầu nối giữa thị trường cung - cầu để hàng hóa được lưu thông trôi chảy là điều rất quan trọng. Trong đó, mỗi một doanh nghiệp đóng vai trò là một mắt xích quan trọng. Khi dây chuyền, đường đi của dòng hàng hóa từ doanh nghiệp sản xuất - doanh nghiệp thương mại - người tiêu dùng được hoạt động suôn sẻ thì cả ba đối tượng trên đều được hưởng lợi ích như nhau.

Kết luận

Như vậy, Unica đã giúp bạn đã nắm được khái niệm doanh nghiệp thương mại là gì? Các loại doanh nghiệp thương mại. Hi vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích.  Ngoài ra, bạn cũng có thể trang bị những kiến thức cần thiết về học kinh doanh và khởi nghiệp cũng như bí quyết xây dựng hệ thống kinh doanh Online tự vận hành với những chia sẻ vô cùng hữu ích từ các chuyên gia hàng đầu.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)