Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Bảng màu nóng lạnh là gì? Nguyên tắc phối màu trong thiết kế

Nội dung được viết bởi Vũ Ngọc Đăng

Bảng màu nóng lạnh là một trong những kiến thức cơ bản mà những ai đã, đang và sẽ theo đuổi ngành học thiết kế nội thất cần trang bị. Vậy bảng màu nóng lạnh là gì? Nguyên tắc phối màu trong bảng màu nóng lạnh ra sao? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được UNICA bật mí trong bài viết dưới đây. 

Màu nóng là gì? Gồm những màu nào?

Màu nóng là các gam màu mang đến cảm giác ấm áp và tràn đầy năng lượng, thường gợi nhớ đến nhiệt độ cao hoặc ánh nắng mặt trời. Những sắc màu này có độ sáng và độ bão hòa cao, dễ dàng thu hút sự chú ý và tạo nên cảm giác sôi động, mạnh mẽ. Đây là sự lựa chọn tuyệt vời để làm nổi bật làn da ngăm, giúp tone da trở nên rạng rỡ hơn. Trong phong thủy, màu nóng đặc biệt phù hợp với những người mệnh Hỏa và mệnh Thổ, mang lại sự hài hòa và thuận lợi.

Các màu nóng bao gồm các gam như đỏ, cam, vàng, đỏ tía, đỏ ấm, nâu cam, vàng cam và vàng nâu. Những sắc thái này thường được sử dụng để tạo điểm nhấn trong thiết kế và làm tăng thêm sự ấn tượng cho không gian hoặc phong cách cá nhân.

Màu nóng bao gồm những màu có gam đỏ, cam, vàng, đỏ tia,... nhanh chóng tạo ấn tượng, ghi dấu ấn phong cách cá nhân

Màu nóng bao gồm những màu có gam đỏ, cam, vàng, đỏ tia,... nhanh chóng tạo ấn tượng, ghi dấu ấn phong cách cá nhân

Màu lạnh là gì? Gồm những màu nào?

Trái ngược với màu nóng, màu lạnh là các gam màu gợi nhớ đến sự tươi mát, dịu nhẹ và yên bình. Chúng mang đến cảm giác thư thái và dễ chịu, thường gắn liền với thiên nhiên, chẳng hạn như màu xanh của bầu trời hay sắc xanh của dòng nước. Màu lạnh có xu hướng làm dịu đi sự căng thẳng, là lựa chọn tuyệt vời để sử dụng trong mùa hè hoặc các không gian cần sự yên tĩnh. Theo phong thủy, các tone màu lạnh phù hợp nhất với những người mệnh Thủy và mệnh Kim.

Màu lạnh bao gồm các sắc thái như xanh dương, xanh lá cây, tím nhạt, xanh pastel và màu ngọc bích. Chúng thường được sử dụng để tạo nên sự tươi mới và cân bằng trong thiết kế, mang lại cảm giác dễ chịu cho người nhìn.

Màu lạnh bao gồm những gam màu như xanh dương, xanh lá cây, tím,.. tạo cảm giác dễ chịu cho người nhìn 

Màu lạnh bao gồm những gam màu như xanh dương, xanh lá cây, tím,.. tạo cảm giác dễ chịu cho người nhìn 

Ý nghĩa của bảng màu nóng lạnh 

Màu nóng và màu lạnh không chỉ tạo ra sự đa dạng trong bảng màu mà còn là công cụ để phân biệt các gam màu, từ đó tạo nền tảng cho các hoạt động thiết kế, phối màu trong trang trí, thời trang và nhiều lĩnh vực khác. Việc kết hợp màu nóng và màu lạnh mang lại nhiều ưu điểm:

Phối hợp màu lạnh và màu nóng giúp tạo ra sự hài hòa, dễ chịu và các điểm nhấn nổi bật trong trang phục, bức tranh hoặc không gian trang trí. Mỗi gam màu mang một ý nghĩa đặc biệt, màu nóng và màu lạnh giống như sự hòa quyện của âm và dương, thể hiện ngụ ý của từng cá nhân.

>>> Xem ngay: Cách sử dụng gam màu lạnh đúng chuẩn trong thiết kế nội thất

thiet-ke

Nguyên tắc phối màu trong bảng màu nóng lạnh 

Phối màu nóng lạnh là một trong những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế, giúp thể hiện gu thẩm mỹ và phong cách cá nhân một cách ấn tượng. Dưới đây là các gợi ý phối màu mà bạn nên biết để áp dụng hiệu quả.

Nguyên tắc phối màu vô sắc

Cách phối màu không sắc tập trung vào ba màu chính: trắng, đen, và xám, không bao gồm bất kỳ gam màu nào khác. Những nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn phối màu này một cách hài hòa:

  • Phối màu liền kề: Sử dụng các màu nằm sát nhau trên bánh xe màu sắc để tạo sự cân đối.

  • Phối màu clash: Kết hợp màu bên phải hoặc bên trái của màu bổ sung trên bánh xe màu sắc, tạo điểm nhấn táo bạo.

  • Phối màu bổ sung: Dùng các màu đối diện nhau trên bánh xe màu sắc để tạo sự tương phản mạnh mẽ.

  • Phối màu đơn sắc: Chọn một màu làm điểm nhấn chính và phối cùng các sắc thái đậm nhạt khác của màu đỏ để tạo sự đồng nhất.

Sử dụng những màu vô sắc để tạo nên một cách phối màu hài hòa, nhấn mạnh sắc thái để tạo sự đồng nhất

Sử dụng những màu vô sắc để tạo nên một cách phối màu hài hòa, nhấn mạnh sắc thái để tạo sự đồng nhất

Nguyên tắc phối màu trung tính 

Phối màu trung tính thường chọn một màu làm chủ đạo, sau đó kết hợp với các màu sáng hoặc tối hơn của gam màu đỏ. Một số cách phối màu trung tính phổ biến gồm:

  • Phối bổ sung từng phần: Dùng màu chủ đạo kết hợp với hai màu nằm hai bên của màu bổ sung trên bánh xe màu sắc.

  • Phối màu căn bản: Sử dụng ba màu chính trong bảng màu nóng và lạnh, gồm đỏ, vàng, và xanh.

  • Phối màu bổ sung cấp 2: Phối màu chủ đạo với hai màu bổ sung thuộc cấp 2 trong bánh xe màu sắc.

  • Phối màu bổ sung cấp 3: Kết hợp màu chủ đạo với hai màu bổ sung thuộc cấp 3, tạo sự hài hòa sâu sắc.

Lưu ý: Các màu bổ sung có khả năng tôn lẫn nhau, giúp tạo điểm nhấn và sự cân đối trong trang phục.

Màu trung tính thường được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất, có tính ứng dụng cao trong thời trang hàng ngày

Màu trung tính thường được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất, có tính ứng dụng cao trong thời trang hàng ngày

Nguyên tắc mix các màu tương tự nhau 

Khi phối các màu tương tự, bạn sẽ tiết kiệm thời gian chọn lựa và dễ dàng tạo sự hài hòa. Những gam màu có sắc thái tương đồng giúp từng chi tiết trong trang phục trở nên đồng nhất và liền mạch.

Không chỉ trong không gian, quần áo mà cả thiết kế hội họa cũng áp dụng nguyên tắc này

Không chỉ trong không gian, quần áo mà cả thiết kế hội họa cũng áp dụng nguyên tắc này

Nguyên tắc phối các màu đơn sắc 

Phối màu đơn sắc là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích phong cách tối giản. Đây là cách phối phù hợp khi bạn không biết mặc gì hoặc muốn tạo ấn tượng thanh lịch.

Phối đơn sắc, hay còn gọi là tông xoẹt tông, chọn một màu làm chủ đạo, sau đó kết hợp các món đồ và phụ kiện cùng tone màu. Phong cách này không chỉ tạo cảm giác sang trọng mà còn mang lại sự dễ chịu và thời thượng, phù hợp với mọi hoàn cảnh và lứa tuổi.

Phối các màu đơn sắc tạo nên sự thời thượng, sang trọng phù hợp với mọi lứa tuổi

Phối các màu đơn sắc tạo nên sự thời thượng, sang trọng phù hợp với mọi lứa tuổi

>>> Xem ngay: Màu trung tính là gì? Sử dụng màu trung tính trong thiết kế

Ứng dụng của màu nóng lạnh

Trong thời trang

Kết hợp màu nóng và lạnh trong thời trang không chỉ mang lại sự nổi bật, mà còn tạo ra phong cách thời thượng, độc đáo cho các nàng. Dưới đây là một số ứng dụng của màu nóng, màu lạnh trong ngành thời trang.

  • Sử dụng gam màu nóng trong thời trang.

Những đồ thuộc màu đỏ, có tông nóng đem đến cảm giác ấm áp, gần gũi. Đặc biệt khi kết hợp với những màu trung tính như đen và trắng sẽ khiến bạn trở nên sang trọng, cuốn hút và hài hòa hơn. Sự kết hợp này giúp tôn lên vẻ đẹp sang trọng, tạo điểm nhấn nổi bật cho người mặc.

Không chỉ có màu đỏ, mà cả màu vàng khi được sử dụng cũng đem đến sự tươi sáng. Đặc biệt, khi kết hợp với những gam màu lạnh sẽ tạo nên một sự cân bằng hài hòa cho bộ đồ. Nó có thể chỉ là những item đơn giản như áo thun, quần short, túi xách và giày sneaker,.. cũng khiến người khác thấy bạn trẻ trung, năng động hơn. Với màu sắc này, bạn dễ dàng che đi những khuyết điểm như vòng eo, đùi to mà vẫn đem đến cảm giác thoải mái, thời thượng.

Cuối cùng phải kể đến những tông màu cam dễ dàng kết hợp với các màu trung tính lạnh như xám, trắng để làm nổi bật lên bộ đồ. Vào mùa đông, nhiều người thường lựa chọn mix áo len màu cam, với quần tây màu trắng, kết hợp cùng với chiếc túi xách để tạo nên vẻ thanh thoát dịu dàng. Còn mùa hè, thì nên sử dụng áo phông cam với quần âu xám, để tránh tạo cảm giác nóng bức mà vẫn có thể che đi những khuyết điểm của bản thân.

Gam màu nóng đem đến sự trẻ trung, năng động

Gam màu nóng đem đến sự trẻ trung, năng động

  • Sử dụng gam màu lạnh trong thời trang 

Trái ngược với gam màu nóng, màu lạnh sẽ đem đến cảm giác nữ tính, dịu dàng nhưng không kém phần năng động. Màu xanh dương khi phối với những màu vàng, cam đỏ hoặc trắng sẽ tạo nên sự thanh lịch và sự phá cách. Những chiếc váy xanh dương nhạt, kết hợp với áo sơ mi cũng khiến cho bạn trở nên có gu hơn trong môi trường công sở. Nếu ưa thích sự năng động hơn thì bạn nên sử dụng áo croptop màu nóng với quần jean màu xanh dương.

Ngoài ra, gam màu xanh lá đem đến cảm giác tươi mới, trẻ trung và dễ dàng kết hợp với cả gam nóng lẫn lạnh. Bạn có thể mix quần denim suông màu xanh nhạt, với áo croptop hai dây màu xanh lá để thêm phần trẻ trung, năng động. Hoặc nhiều người sẽ kết hợp với màu xanh để trông hiện đại và năng động hơn.

Trái với màu nóng, màu lạnh đem đến cảm giác trẻ trung, dịu dàng hơn

Trái với màu nóng, màu lạnh đem đến cảm giác trẻ trung, dịu dàng hơn

Trong kiến trúc và nội thất

Việc sử dụng màu sắc trong thiết kế nội thất là một nghệ thuật. Màu sắc không chỉ làm đẹp không gian mà còn tác động trực tiếp đến cảm xúc và tâm lý của con người. Màu nóng và màu lạnh, với những đặc tính riêng biệt, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những không gian sống khác nhau.

  • Sử dụng màu nóng trong thiết kế nội thất.

Các màu sắc nóng như màu đỏ, cam, vàng được sử dụng để tạo không gian ấm áp, gần gũi, thích hợp cho phòng khách và phòng ăn. Chúng có khả năng tăng kích thích thị giác, cảm giác năng động và tràn đầy sức sống. Hơn nữa, màu nóng được sử dụng để làm điểm nhấn trong không gian, thu hút sự chú ý.

Ngoài ra, nếu bạn muốn không gian trông nhỏ nhắn, xinh xắn hơn thì có thể sử dụng màu nóng. Các màu nóng có xu hướng làm cho không gian trông nhỏ hơn, vì vậy nhiều người ứng dụng nó để tạo cảm giác cho căn phòng của mình. Tuy nhiên, đối với những căn phòng có diện tích hạn chế thì nên cân nhắc việc sử dụng màu này.

Màu nóng thường được sử dụng trong phòng khách và phòng ăn

Màu nóng thường được sử dụng trong phòng khách và phòng ăn

  • Sử dụng màu lạnh trong thiết kế nội thất.

Màu lạnh như các màu xanh dương, xanh lá, tìm được sử dụng để tạo cảm giác rộng rãi, thoáng mát. Do đó, nhiều người sử dụng nó trong phòng ngủ, phòng làm việc. Chúng còn có tác dụng làm dịu thần kinh, giúp con người thư giãn, giảm căng thẳng.

Đối với thiết kế nội thất hiện đại, màu lạnh thường được sử dụng để làm cho không gian thêm hiện đại, tinh tế, sang trọng. Ngược lại với màu nóng, màu lạnh có khả năng làm cho không gian trông lớn hơn, phù hợp với những căn phòng có diện tích nhỏ.

Màu lạnh thường đem đến cảm giác thoải mái, giảm căng thẳng nên ứng dụng nhiều trong phòng ngủ

Màu lạnh thường đem đến cảm giác thoải mái, giảm căng thẳng nên ứng dụng nhiều trong phòng ngủ

Trở thành chuyên gia Sketchup bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nhanh chóng thành thạo công cụ thiết kế 3D của SketchUp, nắm được tư duy thiết kế mô hình 3D nội thất, xây dựng, hoàn thiện bản vẽ 3D từ phác thảo ý tưởng đến sản phẩm hoàn chỉnh,...

Khóa Học SKETCHUP Thiết Kế 3D Ngoại Thất & Nội Thất ( Tặng 80GB Thư Viện 3D)
Trần Thanh Sang
299.000đ
600.000đ

Làm Chủ Thiết Kế Với Sketchup Và Vray
Trịnh Duy Đông
399.000đ
600.000đ

Học cấp tốc thiết kế diễn họa 3d kiến trúc và nội thất bằng Sketchup
Nguyễn Thanh Tùng
399.000đ
700.000đ

Một số lưu ý khi sử dụng màu nóng lạnh

Màu sắc là một công cụ quan trọng trong thiết kế, giúp truyền tải thông điệp và gây ấn tượng với người xem. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau đây.

Các nguyên tắc cơ bản khi áp dụng màu

Khi sử dụng màu nóng và màu lạnh, bạn nên xem xét kỹ cách mà chúng ảnh hưởng đến cảm xúc cũng như tác động đến hành vi của người xem. Mỗi gam màu đều mang một ý nghĩa riêng và có khả năng gợi lên những cảm xúc cụ thể. Vì vậy, màu sắc cần phải được lựa chọn sao cho phù hợp với thông điệp mà bạn muốn truyền tải.

Ngoài ra, việc chọn màu sắc cũng phải tương thích với mục tiêu thiết kế. Điều này đặc biệt quan trọng trong các dự án tiếp thị hoặc quảng cáo, nơi màu sắc đóng vai trò là cầu nối cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng.

Một số lưu ý khi phối màu nóng và màu lạnh

Một số lưu ý khi phối màu nóng và màu lạnh

Điều nên tránh khi sử dụng màu trong thiết kế

Khi kết hợp các gam màu nóng và lạnh, bạn nên tránh sử dụng quá nhiều màu sắc trong một thiết kế, vì điều này có thể gây cảm giác rối mắt và làm giảm hiệu quả truyền tải thông điệp.

Thêm vào đó, sự cân đối và hài hòa giữa các màu sắc cũng rất quan trọng. Nếu sử dụng màu sắc một cách không đồng đều hoặc quá tương phản, thiết kế của bạn có thể trở nên kém chuyên nghiệp và gây khó chịu cho người xem. Việc áp dụng màu một cách hợp lý sẽ giúp tạo ra sự thu hút và ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng.

Kết luận

Trên đây là những kiến thức bổ ích về bảng màu nóng lạnh mà UNICA gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ trên các gia chủ sẽ hiểu rõ hơn về bảng màu nóng lạnh trong thiết kế nội thất và nắm bắt được các nguyên tắc phối màu trong bảng màu nóng lạnh trong thiết kế nội thất và tạo ra một không gian sống có màu sắc ấn tượng, riêng biệt.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)