Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Bảng màu nóng lạnh là gì? Nguyên tắc phối màu trong thiết kế

Mua 3 tặng 1

Bảng màu nóng lạnh là một trong những kiến thức cơ bản mà những ai đã, đang và sẽ theo đuổi ngành học thiết kế nội thất cần trang bị. Vậy bảng màu nóng lạnh là gì? Nguyên tắc phối màu trong bảng màu nóng lạnh ra sao? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được UNICA bật mí trong bài viết dưới đây. 

Bảng màu nóng lạnh là gì?

Bảng màu nóng lạnh là tập hợp các màu nóng, lạnh được phối kết hợp với nhau trong cùng một vòng tròn màu nhất định. 

Trong thiết kế nội thất, màu nóng và màu lạnh là 2 gam màu gần như đối lập nhau và được phân biệt rõ ràng, cụ thể: 

Màu nóng: Là những gam màu được tạo ra từ một số gam màu chính như đỏ, da cam, vàng gợi lên sự liên tưởng về nhiệt độ cao. Khi sử dụng các gam màu nóng trong thiết kế nội thất không gian sống của các gia đình sẽ trở nên ấn tượng, ấm cúng hơn bao giờ hết. Do đó, nếu bạn muốn không gian sống của gia đình mình gây sự chú ý với mọi người thì nên lựa chọn những gam màu nổi bật thuộc màu nóng nhé!

>>> Xem ngay: Cách sử dụng gam màu lạnh đúng chuẩn trong thiết kế nội thất

bang-mau-nong-lanh

Bảng màu nóng lạnh là gì?

Màu lạnh: Bao gồm các gam màu dịu nhẹ như xanh da trời, xanh lá cây, tím nhạt tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng. Nếu như màu nóng mang đến vẻ đẹp ấn tượng thì màu lạnh lại biểu hiện cho sự nhẹ nhàng, êm dịu. Khi thiết kế nội thất các các gam màu lạnh được sử dụng phổ biến trong những căn hộ có diện tích khiêm tốn nhằm giúp không gian trở nên thoáng rộng hơn bao giờ hết. 

Nguyên tắc phối màu trong bảng màu nóng lạnh

Trong thiết kế nói chung và thiết kế nội thất nói riêng, có 10 nguyên tắc phối màu trong bảng màu nóng lạnh như sau: 

Phối màu không sắc (Achromatic): Bạn dùng 3 màu màu đen, màu trắng và màu xám để phối kết hợp với nhau. Chú ý trong nguyên tắc này bạn chỉ được sử dụng 3 gam màu kể trên. 

Phối màu tương tự (Analogous): Sử dụng ba màu liền nhau trên vòng tròn màu để phối với nhau. 

Phối màu chỏi (Clash): Để thực hiện nguyên tắc này bạn sử dụng màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu sắc.

Phối màu bổ sung (Complementary): Trên vòng tròn màu sắc bạn phối các màu đối diện với nhau. 

>>> Xem ngay: Màu trung tính là gì? Sử dụng màu trung tính trong thiết kế

bang-mau-nong-lanh-1

Các nguyên tắc phối màu trong bảng màu nóng lạnh

Phối màu đơn sắc (Monochromatic): Dùng 1 màu chính kết hợp với những màu có gam màu tương tự. 

Phối màu trung tính (Neutral): Chọn một gam màu làm chủ đạo rồi phối với các gam màu sáng (tối) hơn. 

Phối màu bổ sung từng phần (Split Complementary): Bạn phối màu chủ đạo với 2 màu ở 2 bên của gam màu bổ sung. 

Phối màu căn bản (Primary): Sử dụng 3 gam màu căn bản Đỏ – Vàng – Xanh để phối với nhau. Cũng giống như nguyên tắc phối màu không sắc, phối màu căn bản ít được các gia chủ lựa chọn bởi nó không thể tạo nên ấn tượng và điểm nhấn cho không gian sống. 

Phối màu bổ sung cấp thứ hai (Secondary): Gam màu chính sẽ được phối với 2 màu bổ sung ở cấp thứ hai. 

Phối màu bổ sung cấp thứ ba (Tertiary): Gam màu chính sẽ được phối với 2 màu bổ sung ở cấp thứ ba. 

Trên đây là những kiến thức bổ ích về bảng màu nóng lạnh mà UNICA gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ trên các gia chủ sẽ hiểu rõ hơn về bảng màu nóng lạnh trong thiết kế nội thất và nắm bắt được các nguyên tắc phối màu trong bảng màu nóng lạnh trong thiết kế nội thất và tạo ra một không gian sống có màu sắc ấn tượng, riêng biệt.

Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!

[Tổng số: 420 Trung bình: 2]
Trở thành hội viên