Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam

Nội dung được viết bởi Nguyễn Thị Thanh Thủy

Bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam là tiêu chuẩn quan trọng để các bậc phụ huynh theo dõi tình trạng sức khỏe, cũng như sự phát triển của trẻ. Vậy, làm sao để đánh giá được sự phát triển của con? Hãy cùng Unica tìm hiểu bảng chuẩn chiều cao cân nặng trẻ em Việt Nam [2023] qua nội dung bài viết sau đây nhé.

Quá trình phát triển chiều cao cân nặng của trẻ

Để biết được bảng chuẩn chiều cao cân nặng trẻ em Việt Nam là như thế nào, đầu tiên bố mẹ cần phải biết quá trình phát triển của trẻ. Theo các chuyên gia cho biết, quá trình phát triển chiều cao cân nặng của trẻ sẽ theo giai đoạn, cụ thể như sau:

  • Đối với trẻ sơ sinh, chiều cao và cân nặng của trẻ sẽ tăng theo tuần. Ở giai đoạn lúc trẻ dưới 1 tuổi, cân nặng sẽ tăng từ 1 - 2 lần so với lúc mới sinh, khi này cân nặng sẽ tỷ lệ thuận với chiều cao, từ lúc sinh ra cho tới lúc một tuổi chiều cao chuẩn của bé là từ 15 - 75cm.
  • Giai đoạn bé từ 2 - 10 tuổi thì chiều cao sẽ tăng thêm khoảng 10cm nữa so với ban đầu. Chiều cao chuẩn của trẻ em Việt Nam giai đoạn này đạt mức trung bình khoảng 85 - 86cm.

chieu-cao-can-nang-cua-tre-em-Viet-Nam.jpg

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cân nặng của trẻ sẽ thay đổi qua từng giai đoạn

  • Từ năm bé 10 tuổi trở đi, chiều cao sẽ tăng ở mức độ giảm dần chứ không quá nhiều như trước, thông thường mỗi năm chỉ tăng trung bình khoảng từ 5 - 6cm.
  • Giai đoạn dậy thì được đánh giá là giai đoạn mà bé phát triển nhanh và vượt bậc nhất, một số bé còn tăng trưởng nhanh chóng vượt trội. Trong giai đoạn này đối với bé trai từ 12-14 tuổi trung bình 1 năm bé có thể tăng 7cm còn đối với bé gái thì từ 9-11 tuổi sẽ tăng trung bình 6cm/năm.

>>> Xem ngay: Thực đơn cho bé 18 tháng nhẹ cân mẹ không thể không biết

Bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam 0-18 tuổi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ khi chào đời đến khi được 10 tuổi cần được theo dõi sự phát triển chiều cao và cân nặng thật kỹ lưỡng. Điều này sẽ giúp cha mẹ biết được sự con có phát triển đều hay không, từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc tốt nhất dành cho con.

Bảng chiều cao cân nặng bé trai và bé gái từ 0-2 tuổi

Giai đoạn bé trai và bé gái trong độ tuổi từ 0 - 2 tuổi sẽ là một trong những giai đoạn mà bé phát triển mạnh mẽ nhất cả về chiều cao, cân nặng, trí tuệ. Bố mẹ cần phải chú ý theo dõi liên tục và thường xuyên để có biện pháp can thiệp kip thời nếu như thấy bé đang không đạt ớ mức trung bình nhé.

Cách tra cứu chiều cao cân nặng của trẻ, có 3 cột chính là cột “bé trai”, cột “tháng tuổi” và cột “bé gái”. Cha mẹ có thể gióng theo hàng “tháng tuổi” sang cột giới tính của con, nếu chiều cao và cân nặng của trẻ ở cột:

  • TB: Bé đạt chuẩn trung bình.
  • Dưới -2SD: Bé bị suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi.
  • Trên +2SD: Bé bị thừa cân béo phì hoặc rất cao.

bang-chuan-chieu-cao-can-nang-cua-tre-em.jpg

Bảng chiều cao cân năng chuẩn cho bé từ 0 - 2 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng bé trai và bé gái từ 2-10 tuổi

Trẻ em bao gồm cả bé trai và bé gái giai đoạn từ 2-10 tuổi sẽ là giai đoạn phát triển chiều cao ổn định nhất. Vào khoảng thời gian này mỗi năm bé có thể tăng từ 5-8cm chiều cao và khoảng 1% mật độ xương cho đến khi bước vào giai đoạn dậy thì. Giai đoạn trẻ từ 2 - 10 tuổi là giai đoạn quan trọng để phát triển cơ thể nên rất cần một chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt khoa học. Bố mẹ cần phải hết sức chú ý vấn đề này để tạo tiền đề và bàn đạp tốt nhất giúp trẻ tăng chiều cao tối ưu nhất trong giai đoạn này nhé.

Dưới đây là bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam từ 1-10 tuổi.

chuan-chieu-cao-can-nang-cua-tre-em-viet-nam.1.jpg

Bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ từ 2 đến 10 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng bé trai và bé gái từ 10-18 tuổi

Giai đoạn từ 10 - 18 tuổi chính là giai đoạn dậy thì của bé. Đây có thể được coi là giai đoạn chiếm vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Bởi đây là chặng cuối cùng và quan trọng nhất để trẻ phát triển chiều cao. Giai đoạn này điều quan trọng cần làm đó là bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt của con, kết hợp tầm soát chiều cao thường xuyên để trẻ đạt tầm vóc vượt trội khi trưởng thành.

Bố mẹ có thể tham khảo bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé từ 10-18 tuổi qua bảng sau:

bang-chieu-cao-can-nang-chuan.jpg

Đăng ký khoá học online qua video trên Unica để chào đón một em bé khoẻ mạnh. Khoá học với các chuyên gia đầu ngành sẽ giúp mẹ trang bị được những kiến thức lúc mang thai và sau sinh. Từ đó, biết cách chăm sóc tốt cho mẹ và bé, đồng hành cùng con trong những năm tháng đầu đời.

Con là em bé hạnh phúc
Nguyễn Thị Thanh Thủy
199.000đ
500.000đ

Massage mẹ và bé - quà tặng yêu thương
Bác sĩ Lê Hải
299.000đ
900.000đ

Thai giáo và Yoga cho mẹ khỏe, bé thông minh
Đỗ Thị Mai (Mai Đỗ)
399.000đ
700.000đ

Hướng dẫn cách đo chiều cao chuẩn cho bé

Bố mẹ sau khi nắm được bảng chiều cao cân nặng trẻ em Việt Nam như thế nào là chuẩn chắc chắn sẽ muốn biết cách đo chiều cao chuẩn cho bé như thế nào. Thực tế cách đo chiều cao chuẩn cho bé vô cùng đơn giản, nếu bố mẹ vẫn chưa biết cách đo, sau đây Unica sẽ bật mí:

Đối với bé dưới 2 tuổi

Bé dưới 2 tuổi rất cần thiết phải đo chiều cao vì đây là thước đo để đánh giá bé có đang phát triển ổn định hay không. Để đo chiều cao cho bé dưới 2 tuổi chuẩn bố mẹ có thể thực hiện như sau:

  • Đặt bé nằm trên bàn hoặc giường, chú ý giữ đầu bé thẳng, mắt bé nhìn lên trần nhà.
  • Giữ chân và đầu gối của bé thẳng ra để đo.
  • Áp thước vào người bé xem ra kết quả bao nhiêu sau đó ghi lại.

Chú ý: Bé dưới 2 tuổi bố mẹ nên đo chiều cao cân nặng mỗi tháng một lần để giúp kiểm soát tốt tốc độ phát triển của bé. Sau khi đo xong bố mẹ nên so sánh với bảng tiêu chuẩn WHO để có thể biết được con mình có đang phát triển khỏe mạnh hay không.

bang-chieu-cao-can-nang-chuan-tre-viet-nam.jpg

Bé dưới 2 tuổi bố mẹ nên đo chiều cao cân nặng mỗi tháng

Đối với bé trên 2 tuổi

Bé trên 2 tuổi đã tương đối lớn nên việc đo chiều cao và cân nặng sẽ dễ dàng hơn. Khi bé 2 tuổi thì đã biết đi và đứng vững nên bố mẹ có thể cho bé đứng vào tường rồi sử dụng thước đo chuyên dụng đo cho bé. Tuy nhiên khi đo theo cách này bố mẹ cần chú ý một vài vấn đề sau:

  • Sử dụng đúng loại thước đo chuyên dụng để cho kết quả chính xác nhất.
  • Phải để thước dựng vuông góc với sàn nhà và sao cho thẳng đứng, vạch số 0 phải sát với sàn.
  • Bố mẹ sau khi đã cố định thước xong cần cho trẻ đứng sát vào để bắt đầu đo.
  • Giữ lưng trẻ sao cho thật thẳng, chỉnh tay bé áp vào 2 bên đùi, mắt nhìn thẳng phía trước,
  • Không mang giày dép khi đo
  • Dùng bảng hoặc một vật cứng gì đó áp sát vào đỉnh đầu đếm, sau đó đọc kết quả.

chuan-chieu-cao-can-nang-cua-tre-em-viet-nam.3.jpg

Mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng chiều cao cũng như cân nặng của con

Hướng dẫn cách tra cứu chiều cao cân nặng của trẻ

Con cái là món quà tuyệt vời nhất đối với bố mẹ, vì vậy bố mẹ cần phải đặc biệt quan tâm đến con cái, thường xuyên tìm hiểu các thông tin liên quan đến sự phát triển của con, đặc biệt là vấn đề chiều cao. Sau đây là hướng dẫn cách tra cứu chiều cao cân năng của trẻ theo chuẩn WHO cho bố mẹ tham khảo.

cham-soc-be-yeu

Đối với trẻ từ 0-10 tuổi

Trẻ từ 0 - 5 tuổi là giai đoạn đang ưa thích sự khám phá xung quanh nên nếu con chưa đạt chiều cao cân nặng chuẩn thì bố mẹ cũng không cần phải quá lo lắng. Đến giai đoạn trẻ từ 5 - 10 tuổi thì bố mẹ cần phải theo dõi nhiều hơn đến nhu cầu dinh dưỡng cần thiết và các hoạt động của bé để tăng cân và chiều cao.

Để biết bé 0 -10 tuổi đã đạt chỉ số cân nặng và chiều cao chuẩn chưa thì bố mẹ có thể tham khảo hướng dẫn sau:

  • Nếu chỉ số kết quả hiện –2SD là trẻ đang có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Bởi nếu như ở dưới mặc này thì cân nặng của trẻ chỉ đạt được khoảng 80% so với cân nặng chuẩn mà thôi.
  • Nếu chỉ số kết quả thu được dưới –2SD so với mức chiều cao trung bình thì trẻ đang bị thấp còi.
  • Nếu chỉ số kết quả dưới –2SD thì bé đang bị suy dinh dưỡng.

Trong đó:

  • TB (Trung bình): Chiều cao cân năng phát triển bình thường chuẩn WHO.
  • –2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng và thiếu cân.
  • +2SD: Trẻ có chiều cao vượt chuẩn (theo chiều cao), trẻ béo phì (cân nặng).

Đối với trẻ từ 10-18 tuổi

Trẻ từ 10-18 tuổi là thời điểm tuyệt vời nhất để bố mẹ cung cấp và bổ sung chất dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn thể chất, đặc biệt là chiều cao và cân nặng. Giai đoạn 10-18 tuổi bé đã biết tham gia nhiều hoạt động vui chơi thể thao và biết nâng ca thể lực nên chiều cao sẽ cải thiện đáng kể. Để biết được chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ giai đoạn này bố mẹ cần phải quan tâm đến chỉ số BMI, dựa vào chỉ số này bố mẹ sẽ biết được bé nhà mình có đang béo phì hay bị suy dinh dưỡng không. Nếu có nó sẽ giúp bố mẹ tìm ra phương pháp hỗ trợ về chiều cao, cân nặng cho bé.

Chỉ số này được tính như sau: BMI=Cân nặng (kilogam)/Chiều cao(m) x Chiều cao(m)

bang-chieu-cao-can-nang-chuan-cua-be.jpg

Chỉ số BMI giúp đánh giá chiều cao, cân nặng của bé

Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?

Mỗi bé sẽ có một chiều cao và một cân nặng khác nhau, không phải bé nào cũng đạt theo bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là vì nó bị ảnh hưởng bởi một số các yếu tố như: gen di truyền, hoạt động cơ thể, chế độ dinh dưỡng,... Cụ thể như sau:

Gen di truyền

Ngay từ khi hình thành bào thai, thai nhi đã nhận được các gen di truyền từ bố hoặc mẹ. Theo nghiên cứu, có tới 23% chiều cao cân nặng của trẻ bị ảnh hưởng là do gen di truyền từ bố hoặc mẹ. Ngoài ra, theo thông tin trên AB aMerican Journal of Human Biology (Tạp chí Sinh học Mỹ) cho biết: Một số yếu tố khác cũng có thể được di truyền như: lượng mỡ thừa cơ thể, nhóm máu, cân nặng. Những yếu tố này tác động không hề nhỏ đến sự phát triển về thể chất, đặc biệt là chiều cao của bé.

Sức khỏe của mẹ trong khi mang thai và cho con bú

Ngoài yếu tố gen di truyền thì chiều cao cân nặng trẻ còn ảnh hưởng bởi sức khoẻ của mẹ trong quá trình mang thai và cho con bú. Trong quá trình thai nhi hình thành và phát triển trong bụng mẹ, nếu mẹ không được ăn uống khoa học, đủ chất cũng sẽ làm ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ngay từ khi sinh ra.

Bệnh tật

Trong giai đoạn phát triển, nếu trẻ bị bị mắc một số bệnh như: suy dinh dưỡng, táo bón, viêm phế quản, còi xương thì cũng chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Việc dùng quá nhiều thuốc kháng sinh để kháng lại những bệnh này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy bố mẹ cần phải đặc biệt chú ý, chăm sóc trẻ thật tốt và thường xuyên cho trẻ đi khám tổng quát để tầm soát nguy cơ mắc bệnh một cách tốt nhất nhé.

Môi trường sống

Ngoài những yếu tố chính trên, môi trường cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao tiêu chuẩn của trẻ em Việt Nam. Một số các yếu tố môi trường như: khí hậu, ô nhiễm môi trường, tiếng ồn,... không chỉ tác động đến quá trình phát triển thể chất của trẻ mà còn ảnh hưởng tới hệ hô hấp.

Vận động

Thời kỳ công nghệ phát triển dẫn đến tình trạng trẻ lười vận động, chơi đùa, chạy nhảy và chơi các môn thể thao, thay vào đó, trẻ chỉ dán mắt vào màn hình điện thoại, tivi. Điều này, ảnh hưởng đến quá trình phát triển phát triển hệ cơ xương khớp cũng như thần kinh của trẻ. Do đó, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia nhiều các môn thể thao khác nhau như: bóng rổ, đạp xe, điền kinh và ngủ đủ giấc để trẻ phát triển tốt hơn.

Chế độ dinh dưỡng

Yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Nếu chế độ dinh dưỡng của trẻ không được đảm bảo, sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất và làm trì hoãn đến khả năng phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì, tiền dậy thì. Do đó, trẻ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi để chiều cao cân nặng của trẻ được phát triển toàn diện.

>>> Xem ngay: Mẹ có biết trẻ 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đủ?

che-do-an-uong-hop-ly.jpg

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng của trẻ

Chiều cao cân nặng của trẻ không đạt chuẩn, bố mẹ phải làm gì?

Sau khi đã nắm được thông tin về bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng với cân nặng và chiều cao của con mình. Trong trường hợp nếu như thấy chiều cao và cân nặng của bé không đạt chuẩn thì bố mẹ cần phải:

Đảm bảo tốt về chế độ dinh dưỡng cho bé

Như đã chia sẻ ở phần trên, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ nói chung và chiều cao, cân nặng của trẻ nói riêng. Vì vậy bố mẹ cần phải đặc biệt quan tâm và chú ý tới vấn đề này. Để giúp cân nặng và chiều cao của bé đạt chuẩn, mẹ cần tích cực bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, canxi, sắt,... Dưới đây là một số lời khuyên để đảm bảo bé nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết:

  • Cho bé ăn khẩu phần đa dạng gồm nhiều các nhóm thực phẩm khác nhau như: các loại rau, quả, ngũ cốc, thực phẩm giàu protein như thịt, cá, đậu, sữa và sản phẩm từ sữa. Đảm bảo bé được tiếp nhận đầy đủ chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác nhau.
  • Cung cấp cho bé các nguồn protein như thịt, cá, trứng, đậu, hạt, và sản phẩm từ sữa.
  • Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất quan trọng như: vitamin A, C, D, canxi, sắt, và kẽm có trong rau xanh, trái cây, sữa và sản phẩm từ sữa.
  • Cung cấp chất béo lành mạnh từ các nguồn như cá, hạt, dầu ô-liu và dầu hạnh nhân.

chuan-chieu-cao-can-nang-cho-tre-em-viet-nam-1.jpg

Bổ sung chế độ dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của bé

Cải thiện chiều cao cân nặng của trẻ bằng vitamin và thực phẩm chức năng

Một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ đó chính là vitamin và thực phẩm chức năng. Trong hành trình nuôi con khôn lớn nếu muốn con đạt đúng chiều cao và cân năng chuẩn mẹ nhất định không thể thiếu được những sản phẩm này, nhất là vitamin tổng hợp. Vitamin tổng hợp hiện đang là sản phẩm được bố mẹ khuyên dùng và sử dụng nhiều nhất. Vitamin tổng hợp giúp trẻ hấp thu tốt chất dinh dưỡng từ thức ăn, từ đó tăng cường đề kháng và tăng cân đều. Sử dụng thực phẩm chức năng là giải pháp an toàn và hiệu quả giúp bé phát triển tốt, lâu dài, cải thiện cân nặng và chiều cao đáng kể.

Tạo thói quen vận động, tập luyện thể thao cho trẻ

Vận động là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao, cân nặng của trẻ nên bố mẹ cần hết sức chú ý. Bố mẹ hãy khuyến khích, động viên để con tích cực tham gia các hoạt động thể thao, nhất là những môn thể thao giúp tăng chiều cao như: bơi lội, đạp xe, nhảy dây,... Mặc dù việc luyện tập thể thao cho trẻ em giúp bé phát triển sức khoẻ, tăng trưởng chiều cao nhưng mẹ cần lựa chọn môn thể thao phù hợp. Ở mỗi giai đoạn phát triển, bố mẹ nên tìm hiểu xem các hoạt động nào thích hợp cho bé để tạo cho con những giây phút thư giãn, vui vẻ để phát triển tốt nhất.

Đảm bảo giấc ngủ giúp tăng chiều cao cho trẻ

Để tăng trưởng chiều cao nói riêng cũng như để giúp bé tăng cường sức khoẻ nói chung điều quan trọng nhất là để bé được nghỉ ngơi đủ giấc. Bởi khi bé ngủ cơ thể sẽ tăng cường hormone để tăng cường quá trình phục hồi và hỗ trợ hệ miễn dịch, từ đó bé tăng cường sức khoẻ và cải thiện chiều cao đáng kể. Để bé được ngủ đủ giấc mẹ nên đảm bảo nhiệt độ phòng không quá nóng hoặc quá lạnh, giữ không gian ngủ của bé được yên tĩnh và đảm bảo bé mặc đồ thoải mái nhất khi đi ngủ.

 

dinh-duong-anh-huong-den-chieu-cao-cua-tre.jpg

Cung cấp đủ chất để trẻ phát triển cả về chiều cao và cân nặng

Tạo ra môi trường sống tốt cho trẻ

Để tăng trưởng, phát triển chiều cao đúng theo bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam các bậc phụ huynh cần tạo ra môi trường sống tốt cho trẻ. Để tạo môi trường sống tốt, mẹ cần đảm bảo xây dựng môi trường sống thoải mái, giảm bớt căng thẳng giúp trẻ phát triển tốt hơn. Cha mẹ hãy tạo cho con không gian sống an lành, tình cảm ở nhà và trường học, tránh áp lực và xung đột quá mức.

Cải thiện tư thế ngủ cho trẻ tăng chiều cao

Tư thế ngủ cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến chiều cao của trẻ nên bố mẹ cần phải hết sức chú ý. Một tư thế ngủ đúng chẳng những trẻ không bị lùn mà còn không bị gù. Một tư thế ngủ đúng giúp trẻ tăng chiều cao đó là: Tư thế nằm ngửa là tư thế tốt nhất để tăng chiều cao, đảm bảo rằng trẻ nằm thoải mái và đủ không gian để vận động chân và tay. Tránh tư thế nằm sấp và cong lưng bởi nó có thể gây căng thẳng cho cột sống và ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao

Kết luận

Trên đây là bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam mà Unica đã tổng hợp được cho các bạn tham khảo. Với những thông tin bổ ích trên, hy vọng cha mẹ có thể theo dõi được tình trạng thể chất và sức khỏe của trẻ. Từ đó, có sự tác động kịp thời để trẻ có thể phát triển toàn diện. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Bạn muốn tự tin đối mặt với mọi tình huống khi chăm sóc bé? Khóa học sẽ trang bị cho bạn những kỹ năng cần thiết để xử lý các tình huống khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho bé.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Bí quyết nuôi con không lạm dụng kháng sinh
399.000đ 700.000đ
0/5 - (1 bình chọn)