Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Tester là gì? Mô tả công việc và kỹ năng của Tester giỏi

Nội dung được viết bởi Đội ngũ Unica
Cập nhật cuối: 19/05/2025 Lượt xem: 21

Trong các công ty thuộc lĩnh vực phần mềm, công nghệ thông tin, Tester là vị trí công việc quan trọng không thể thiếu. Tester không chỉ đơn thuần chỉ là “người thử nghiệm” mà còn là người đảm bảo chất lượng, phát hiện lỗi và góp phần mang đến trải nghiệm hoàn hảo nhất cho người dùng. Nếu bạn đang tò mò về công việc này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá toàn diện từ khái niệm Tester là gì đến những kỹ năng cần thiết để trở thành một Tester chuyên nghiệp. Hãy khám phá ngay nhé.

Tester là gì?

Tester là một vị trí quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phần mềm, đặc biệt là trong quy trình phát triển phần mềm. Công việc chính của Tester là thử nghiệm, kiểm tra, phát hiện lỗi hay bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm để báo lại cho các lập trình viên. Sau đó các lập viên sẽ chỉnh sửa nhằm đảm bảo sản phẩm vận hành trơn tru, hoàn hảo trước khi đưa đến tay khách hàng.

Tester là gì?

Tester là gì?

Tùy vào môi trường làm việc thực tế của mỗi công ty mà Tester thường được chia thành nhiều nhóm khác nhau, bao gồm: QA (Quality Assurance), QC (Quality Control), Manual Tester và Automation Tester. Trong đó, Manual và Automation là hai hình thức kiểm thử phổ biến nhất hiện nay.

  • Manual Tester là người trực tiếp kiểm tra phần mềm bằng thao tác thủ công. Họ cần có khả năng quan sát, tư duy logic và niềm đam mê với việc "bắt lỗi", đồng thời phải am hiểu sâu về quy trình kiểm thử.

  • Automation Tester thì sử dụng các công cụ hoặc ngôn ngữ lập trình để tự động hóa quá trình kiểm thử. Vì vậy, vị trí này đòi hỏi kỹ năng lập trình vững vàng và tư duy hệ thống tốt.

Dù ở vai trò nào, Tester cũng đều hướng tới mục tiêu chung là giúp sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, nâng cao trải nghiệm người dùng và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Tester đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo rằng dự án được phát triển đáp tốt, ứng được mong đợi của khách hàng và có hiệu suất cao trong môi trường thực tế.

Vai trò của nhân viên Tester trong doanh nghiệp

Tester đóng vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Họ không chỉ giúp phát hiện lỗi mà còn mang lại nhiều giá trị lớn cho doanh nghiệp. Dưới đây là những vai trò nổi bật mà một Tester có thể mang lại cho công ty:

  • Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp: Kiểm thử phần mềm đúng lúc và đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí. Việc phát hiện lỗi ngay từ giai đoạn đầu sẽ giảm thiểu rủi ro phát sinh trong các giai đoạn sau. Nhờ đó, dự án không chỉ tiết kiệm được thời gian mà còn giảm thiểu chi phí khắc phục hậu quả về sau.

  • Tăng cường độ bảo mật: Tester đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công từ hacker và bảo vệ dữ liệu người dùng. Đây là một yếu tố quan trọng tạo nên uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp.

  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Đây là vai trò quan trọng nhất, nhờ vào quá trình kiểm thử kỹ lưỡng, các lỗi được phát hiện và xử lý kịp thời, giúp phần mềm vận hành mượt mà, ổn định trước khi đến tay khách hàng.

  • Tăng cường sự hài lòng của khách hàng: Một phần mềm được kiểm thử kỹ lưỡng sẽ hoạt động ổn định, dễ sử dụng và ít xảy ra lỗi. Điều này góp phần trực tiếp nâng cao trải nghiệm người dùng và tạo sự hài lòng cho khách hàng. Khi khách hàng hài lòng, họ không chỉ tiếp tục sử dụng sản phẩm mà còn có thể giới thiệu thêm khách hàng mới – góp phần mở rộng uy tín và thị phần cho doanh nghiệp.

Tester đóng vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm

Tester đóng vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm

Mô tả công việc của Tester chi tiết

Một Tester chuyên nghiệp không chỉ đơn thuần là người “tìm lỗi”, mà còn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo chất lượng phần mềm từ đầu đến cuối của sản phẩm. Vì vậy, công việc của một Tester là gì luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm? Dưới đây là những đầu việc quan trọng mà một Tester thực thụ phải đảm nhận:

Phân tích yêu cầu kiểm thử

Công việc đầu tiên và cũng là công việc quan trọng nhất của một Tester đó chính là phân tích yêu cầu kiểm thử. Để làm được điều này, Tester phải nắm vững yêu cầu, tính năng của phần mềm. Như vậy mới xây dựng được một kế hoạch kiểm thử chi tiết, đảm bảo mọi khía cạnh của phần mềm. Việc phân tích yêu cầu kiểm thử này không làm một mình mà phối hợp với nhóm phát triển sản phẩm. 

Tạo và thực hiện kế hoạch kiểm tra

Tester phải có khả năng thiết kế các kịch bản kiểm thử phù hợp và chi tiết. Kế hoạch kiểm thử sẽ bao gồm:

  • Phương pháp kiểm thử sẽ áp dụng

  • Tài nguyên cần sử dụng (thời gian, ngân sách, nhân lực)

  • Mốc thời gian triển khai và hoàn tất

Việc lập kế hoạch không chỉ yêu cầu kiến thức về quy trình phát triển phần mềm, mà còn đòi hỏi khả năng tổ chức và tư duy hệ thống tốt.

Xác định và chuẩn bị dữ liệu kiểm thử

Để quá trình kiểm thử đạt hiệu quả, Tester cần chuẩn bị dữ liệu kiểm thử phù hợp, bao gồm: dữ liệu thực tế, dữ liệu giả lập hoặc dữ liệu do tester tạo ra để mô phỏng các tình huống sử dụng. Việc chuẩn bị dữ liệu đúng cách giúp quá trình kiểm thử bám sát thực tế và phát hiện được các lỗi tiềm ẩn. Xác định và chuẩn bị dữ liệu kiểm thử là một phần không thể thiếu trong công việc của Tester.

Thực hiện các loại kiểm thử

Một tester thực thụ phải thành thạo nhiều loại kiểm thử như:

  • Kiểm thử hộp đen (Black-box testing)

  • Kiểm thử hộp trắng (White-box testing)

  • Kiểm thử tích hợp (Integration Testing)

  • Kiểm thử hệ thống (System Testing)

  • Kiểm thử chấp nhận người dùng (User Acceptance Testing – UAT)

Mỗi loại kiểm thử đóng vai trò khác nhau trong việc đảm bảo phần mềm hoạt động đúng như kỳ vọng, vận hành ổn định và có hiệu suất tốt. Vì vậy, việc hiểu và thành thạo về các loại kiểm thử này đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Tester phải thành thạo các loại kiểm thử để có thể check hết được lỗi

Tester phải thành thạo các loại kiểm thử để có thể check hết được lỗi

Ghi chép và báo cáo kết quả kiểm thử

Sau mỗi lần kiểm thử, Tester cần ghi lại chi tiết quy trình thực hiện, kết quả thu được và những lỗi phát hiện. Kết quả kiểm thử sẽ được trình bày qua các báo cáo chi tiết, bao gồm:

  • Tóm tắt kết quả quá trình thử nghiệm

  • Lập danh sách các lỗi phát hiện

  • Đánh giá mức độ ưu tiên và mức độ nghiêm trọng của lỗi

  • Đưa ra các đề xuất cải tiến cũng như các thông tin quan trọng về chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm.

Báo cáo kiểm thử sẽ cung cấp thông tin quan trọng giúp nhóm phát triển hiểu rõ vấn đề, xác định mức độ nghiêm trọng và đưa ra hướng khắc phục phù hợp.

Theo dõi và báo cáo lỗi

Khi lỗi được phát hiện, Tester sẽ phối hợp với lập trình viên để theo dõi quá trình sửa lỗi, kiểm tra lại các phiên bản đã cập nhật và đảm bảo rằng lỗi không tái diễn hoặc gây ra lỗi mới. Đây là một phần không thể thiếu trong quy trình kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp. Theo dõi và báo cáo lỗi là công việc liên tục, đặc biệt diễn ra thường xuyên khi phần mềm có bản cập nhật hoặc phiên bản mới.

Các vị trí Tester cơ bản hiện nay

Tester được phân loại ra thành nhiều vị trí khác nhau, trong đó phổ biến nhất là phân loại theo hình thức và theo thể loại kiểm thử. Mỗi loại đều có những đặc điểm và vai trò riêng, phù hợp với từng nhu cầu, quy mô và tính chất dự án phần mềm.

Phân loại Tester theo hình thức

Phân loại Tester theo hình thức bao gồm 2 vị trí cơ bản sau:

Manual Tester

Manual Tester là người trực tiếp thực hiện các bước kiểm thử phần mềm bằng tay, không sử dụng bất kỳ công cụ tự động hóa nào. Mục tiêu của Manual Tester là đảm bảo phần mềm hoạt động đúng theo yêu cầu và không phát sinh lỗi trước khi được đưa ra thị trường.

Ưu điểm của hình thức kiểm thử này đó là có tính linh hoạt cao, dễ dàng điều chỉnh theo các thay đổi trong yêu cầu hoặc giao diện phần mềm. Tuy nhiên, nó lại tốn nhiều thời gian và công sức, đặc biệt trong các dự án lớn hoặc lặp đi lặp lại. Vì vậy, Manual Testing thường phù hợp hơn với các dự án nhỏ hoặc có mức độ phức tạp thấp.

Manual Tester là người kiểm thử chất lượng sản phẩm bằng tay

Manual Tester là người kiểm thử chất lượng sản phẩm bằng tay

Automation Tester

Automation Tester là người sử dụng các công cụ và kỹ thuật lập trình để tự động hóa quy trình kiểm thử, giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp. Các bài kiểm thử được lập trình sẵn để chạy lặp đi lặp lại mà không cần thao tác thủ công.

Automation Testing đặc biệt hiệu quả trong các dự án có quy mô lớn, yêu cầu lặp lại nhiều lần và có độ phức tạp cao. Tuy nhiên, phương pháp này khó linh hoạt và không thể bao phủ toàn bộ các tình huống phát sinh ngoài dự đoán. Do đó, trong thực tế, nhiều doanh nghiệp thường kết hợp cả Manual và Automation Testing để đạt hiệu quả tối ưu.

Phân loại Tester theo thể loại

Bên cạnh cách phân chia theo hình thức kiểm thử, các vị trí Tester còn được phân loại dựa trên thể loại kiểm thử, tương ứng với từng giai đoạn trong quy trình phát triển phần mềm. Dưới đây là những vị trí Tester điển hình mà bạn có thể gặp trong các dự án công nghệ hiện nay:

Functional Testing

Functional Tester chịu trách nhiệm kiểm tra xem các tính năng của phần mềm có hoạt động đúng như yêu cầu kỹ thuật hay không. Đây là một bước cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo rằng mọi chức năng được lập trình đều vận hành chính xác.

Nhiệm vụ chính:

  • Phân tích yêu cầu chức năng

  • Thiết kế và xây dựng kịch bản kiểm thử

  • Thực hiện các bài kiểm tra chức năng

  • Ghi nhận và báo cáo lỗi

  • Kiểm tra tính tương thích của chức năng trên các nền tảng khác nhau

Functional Tester check các tính năng của phần mềm

Functional Tester check các tính năng của phần mềm

User Interface Testing

UI Tester tập trung vào việc kiểm thử giao diện người dùng để đảm bảo rằng các yếu tố như: nút bấm, menu, biểu mẫu, biểu tượng,... hoạt động đúng, dễ sử dụng và trực quan với người dùng cuối.

Công việc chính:

  • Kiểm tra tính năng và bố cục giao diện

  • Đánh giá khả năng tương tác, phản hồi

  • Kiểm tra tính khả dụng và tính tương thích trên nhiều thiết bị, trình duyệt

  • Ghi nhận lỗi và đề xuất cải tiến trải nghiệm người dùng

Integration Testing

Integration Tester đảm nhiệm việc kiểm tra sự tương tác giữa các module trong hệ thống hoặc giữa phần mềm với các hệ thống khác. Mục tiêu là phát hiện lỗi phát sinh trong quá trình tích hợp.

Nhiệm vụ chính:

  • Phân tích yêu cầu tích hợp

  • Thiết lập môi trường kiểm thử tích hợp

  • Thiết kế và thực hiện các kịch bản kiểm thử

  • Gỡ lỗi và xác định nguyên nhân lỗi phát sinh khi các phần kết nối với nhau

System Testing

System Tester chịu trách nhiệm kiểm thử tổng thể toàn bộ hệ thống như một sản phẩm hoàn chỉnh, nhằm đảm bảo phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật và hoạt động trơn tru trong mọi tình huống.

Nhiệm vụ chính:

  • Phân tích tổng thể yêu cầu hệ thống

  • Lập kế hoạch và xây dựng kịch bản kiểm thử toàn diện

  • Thực hiện kiểm thử và ghi nhận kết quả

  • Đảm bảo chất lượng cuối cùng của sản phẩm

Load Tester

Load Tester kiểm tra khả năng chịu tải của phần mềm khi có số lượng người dùng lớn hoặc khối lượng dữ liệu khổng lồ. Việc kiểm thử này giúp đánh giá hiệu năng và dự đoán các rủi ro khi sản phẩm đi vào thực tế.

Nhiệm vụ chính:

  • Thiết lập yêu cầu và kịch bản kiểm thử tải

  • Tạo môi trường giả lập nhiều người dùng

  • Phân tích kết quả: thời gian phản hồi, mức độ ổn định,...

  • Đề xuất phương án tối ưu hiệu suất hệ thống

Load Tester kiểm tra khả năng chịu tải của phần mềm

Load Tester kiểm tra khả năng chịu tải của phần mềm

Security Tester

Security Tester chuyên kiểm tra các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm để đảm bảo rằng hệ thống có thể chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài hoặc truy cập trái phép.

Công việc bao gồm:

  • Đánh giá và phân tích rủi ro bảo mật

  • Thực hiện các bài kiểm tra bảo mật định kỳ

  • Báo cáo lỗ hổng và đề xuất giải pháp khắc phục

  • Theo dõi và kiểm soát các yếu tố an toàn thông tin

Performance Tester

Performance Tester đo lường hiệu suất phần mềm dưới các điều kiện khác nhau: tải cao, xử lý đồng thời nhiều tác vụ, truy cập đa nền tảng,... từ đó giúp doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm người dùng.

Nhiệm vụ chính:

  • Thiết kế kịch bản thử nghiệm hiệu suất

  • Kiểm tra thời gian phản hồi, mức tiêu thụ tài nguyên

  • Phân tích, tối ưu hiệu năng hệ thống

  • Gửi báo cáo hiệu suất và khuyến nghị điều chỉnh

Exploratory Tester

Exploratory Tester không tuân theo kịch bản cố định mà kiểm thử phần mềm như một người dùng thực sự. Họ dựa vào trực giác và kinh nghiệm để phát hiện lỗi một cách tự do và linh hoạt.

Công việc bao gồm:

  • Tương tác trực tiếp với phần mềm mà không cần kế hoạch chi tiết

  • Ghi chú lại các lỗi, hành vi bất thường

  • Đề xuất các cải tiến dựa trên trải nghiệm sử dụng thực tế

Data-Driven Tester

Data-Driven Tester thực hiện kiểm thử bằng cách thay đổi dữ liệu đầu vào để đánh giá tính chính xác, khả năng xử lý và tính nhất quán của phần mềm với nhiều tình huống thực tế.

Nhiệm vụ chính:

  • Xây dựng và thu thập các tập dữ liệu kiểm thử

  • Thiết kế kịch bản phù hợp với từng loại dữ liệu

  • Thực hiện kiểm thử với dữ liệu đầu vào thay đổi liên tục

  • Phân tích và đánh giá kết quả đầu ra theo từng trường hợp

Data-Driven Tester kiểm thử bằng cách thay đổi dữ liệu đầu vào

Data-Driven Tester kiểm thử bằng cách thay đổi dữ liệu đầu vào

Kỹ năng cần có để trở thành Tester chuyên nghiệp

Để trở thành một Tester phần mềm chuyên nghiệp, bạn không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn phải sở hữu nhiều kỹ năng thực hành để xử lý công việc một cách chính xác và hiệu quả. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng mà một Tester cần có được tổng hợp từ các chuyên gia trong ngành.

Tạo tài liệu test 

Là một Tester, bạn cần biết cách tạo lập và quản lý tài liệu kiểm thử một cách bài bản. Việc này không chỉ giúp ghi lại toàn bộ quy trình kiểm thử mà còn đảm bảo tính minh bạch, dễ theo dõi cho cả nhóm phát triển.

Một tài liệu test tốt thường bao gồm:

  • Kịch bản kiểm thử

  • Mục tiêu kiểm thử

  • Quy trình kiểm thử

  • Kết quả và ghi chú đi kèm

Ngoài ra, bạn cũng cần linh hoạt thích ứng với các biểu mẫu, tiêu chuẩn tài liệu mà công ty đang áp dụng để quá trình kiểm thử mang lại hiệu quả cao nhất.

Chuẩn bị test phần mềm 

Lập kế hoạch kiểm thử là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của quy trình kiểm thử. Kế hoạch rõ ràng sẽ giúp bạn xác định:

  • Mục tiêu kiểm thử là gì

  • Ai chịu trách nhiệm cho từng bước

  • Phạm vi kiểm thử, thời gian và nguồn lực cần thiết

Khả năng lập kế hoạch kỹ lưỡng sẽ giúp quy trình test diễn ra suôn sẻ, hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu suất làm việc.

Kỹ năng cần có để trở thành Tester chuyên nghiệp

Kỹ năng cần có để trở thành Tester chuyên nghiệp

Quy trình kiểm tra phần mềm

Để quá trình kiểm thử chính xác và mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn, Tester bắt buộc phải hiểu để vận hành tốt quy trình kiểm tra phần mềm. Người làm kiểm thử cần nắm rõ các loại và quy trình kiểm thử phần mềm phù hợp với từng dự án. Việc lựa chọn phương pháp kiểm thử sẽ phụ thuộc vào:

  • Thời gian dành cho giai đoạn test

  • Ngân sách dự án

  • Loại ứng dụng (web, mobile, desktop,…)

  • Tính chất ngành nghề

  • Mức độ ưu tiên của khách hàng

Tester giỏi là người biết phân tích tình huống và chọn đúng loại kiểm thử để đạt kết quả tốt nhất.

Kỹ năng soạn thảo báo cáo lỗi 

Một trong những công việc thiết yếu của Tester là báo cáo lỗi phần mềm. Báo cáo phải được trình bày rõ ràng, đầy đủ để giúp lập trình viên hiểu và sửa lỗi kịp thời.

Báo cáo lỗi hiệu quả cần có các thông tin như:

  • Mã lỗi (ID)

  • Mô tả ngắn gọn lỗi phát sinh

  • Vị trí và phiên bản phần mềm xảy ra lỗi

  • Các bước để tái tạo lỗi

  • Mức độ nghiêm trọng và ưu tiên xử lý

  • Trạng thái hiện tại của lỗi và người phụ trách sửa lỗi

Kỹ năng lập luận và phân tích logic 

Tester không chỉ kiểm tra theo mẫu – mà còn phải phân tích kết quả và suy luận logic dựa trên hành vi hệ thống. Nhiều khi, lỗi không hiện diện rõ ràng trong báo cáo và dễ bỏ qua, nhưng người kiểm thử giàu kinh nghiệm vẫn có thể phát hiện vấn đề nhờ tư duy phản biện và đánh giá đa chiều. Khả năng lập luận và tư duy logic tốt sẽ giúp Tester nhanh chóng đưa ra hướng xử lý phù hợp trong mọi tình huống.

Kỹ năng lập luận và phân tích logic rất quan trọng với một Tester

Kỹ năng lập luận và phân tích logic rất quan trọng với một Tester

Hiểu biết về ngôn ngữ lập trình 

Dù không trực tiếp viết code như lập trình viên, nhưng để trở thành một Tester giỏi vẫn bắt buộc phải có kiến thức cơ bản về các ngôn ngữ lập trình phổ biến như: Java, Python, JavaScript, C#,… Việc nắm được cấu trúc mã giúp bạn:

  • Giao tiếp hiệu quả hơn với các Dev trong nhóm

  • Hiểu rõ luồng xử lý của phần mềm

  • Phát hiện nhanh nguyên nhân gây lỗi

  • Viết hoặc chỉnh sửa script kiểm thử tự động

Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn làm việc trong môi trường Agile hoặc DevOps.

Khả năng tự học cao 

Công nghệ là lĩnh vực biến động cao nhất và nó luôn thay đổi từng ngày. Vì vậy, khả năng tự học và tự thích nghi là yếu tố sống còn với bất kỳ Tester nào. Việc học hỏi liên tục giúp bạn:

  • Bắt kịp với các công cụ kiểm thử mới

  • Làm chủ các framework tự động hóa

  • Nâng cao khả năng xử lý tình huống trong công việc

Gợi ý các kênh tự học: Bạn có thể học qua các khóa online, tài liệu chuyên ngành, kênh YouTube công nghệ hoặc blog của các chuyên gia trong ngành.

Nắm bắt xu thế công nghệ 

Nhắc đến kỹ năng cần có của Tester là gì không thể không nhắc đến kỹ năng nắm bắt xu thế công nghệ. Một Tester chuyên nghiệp cần theo sát các xu hướng công nghệ hiện đại để dự đoán được các thay đổi trong hệ thống và nhu cầu tương lai của tổ chức.

Một số cách giúp Tester cập nhật xu hướng công nghệ hiệu quả đó là:

  • Đọc các trang tin uy tín như: TechCrunch, HackerNews, InfoQ,…
  • Tham dự hội thảo, webinar công nghệ
  • Theo dõi các chuyên gia đầu ngành và công ty công nghệ lớn trên LinkedIn, Twitter,…

Tester bắt buộc phải nắm bắt được xu thế công nghệ

Tester bắt buộc phải nắm bắt được xu thế công nghệ

Kỹ năng làm việc nhóm

Tester không làm việc độc lập mà cần phối hợp chặt chẽ với lập trình viên, quản lý dự án, BA và các bộ phận khác để phát hiện và khắc phục lỗi nhanh chóng. Do đó, kỹ năng làm việc nhóm là rất quan trọng. Đây là điều bắt buộc để:

  • Giao tiếp rõ ràng trong quá trình xử lý lỗi

  • Hiểu vai trò và trách nhiệm của từng thành viên

  • Đảm bảo quá trình kiểm thử diễn ra suôn sẻ và hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp

Bên cạnh khả năng làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả cũng là một trong những kỹ năng mềm quan trọng bắt buộc Tester phải có. Để trở thành Tester giỏi bạn phải biết:

  • Trình bày lỗi một cách rõ ràng, dễ hiểu

  • Giao tiếp với team kỹ thuật, quản lý hoặc khách hàng

  • Tham gia đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp ý kiến xây dựng quy trình kiểm thử

Kỹ năng phân tích

Kỹ năng phân tích giúp Tester tạo ra giá trị khác biệt. Vì vậy nó được đánh giá là rất quan trọng yêu cầu Tester nào cũng phải có. Kỹ năng phân tích là nền tảng giúp bạn hiểu sâu hơn về sản phẩm, xác định chính xác phạm vi kiểm thử và phát hiện các rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống phần mềm.

Với kỹ năng phân tích tốt, Tester có thể:

  • Hiểu rõ yêu cầu nghiệp vụ và chuyển đổi thành các kịch bản kiểm thử phù hợp.

  • Nhận diện mối liên hệ giữa các module trong hệ thống.

  • Đưa ra đánh giá chính xác về mức độ nghiêm trọng của lỗi.

  • Dự đoán các tình huống phát sinh lỗi trước khi phần mềm được triển khai thực tế.

Kỹ năng phân tích giúp Tester tạo ra giá trị khác biệt

Kỹ năng phân tích giúp Tester tạo ra giá trị khác biệt

Lộ trình phát triển nghề nghiệp cho Tester

Tester là một công việc có lộ trình phát triển rất rõ ràng và tiềm năng. Tùy theo quy mô và cơ cấu của từng tổ chức, Tester có thể thăng tiến lên những vị trí khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, nghề Tester thường được phân chia thành các cấp độ chính như sau:

Level 1: Fresher

Đây là những người mới hoàn thành các khóa đào tạo cơ bản về kiểm thử phần mềm và bắt đầu công việc với vai trò Tester. Fresher sẽ làm quen với quy trình kiểm thử, học cách viết test case đơn giản và thực hiện các nhiệm vụ được hướng dẫn cụ thể từ cấp trên.

Level 2: Junior

Junior Tester là những người đã có kinh nghiệm thực tế từ 6 tháng đến 2 năm. Họ có khả năng tự thực hiện các test case một cách độc lập và bắt đầu phát triển những test case phức tạp hơn. Junior Tester cũng thường xuyên báo cáo lỗi, đóng góp ý kiến cải tiến quy trình kiểm thử và phối hợp với Dev, BA trong quá trình phát triển phần mềm.

Level 3: Senior

Senior Tester là những người đã có kinh nghiệm dày dặn và hiểu biết sâu rộng về kiểm thử phần mềm. Họ có khả năng tự định hướng công việc, xử lý tình huống phức tạp, phân tích và đưa ra giải pháp kiểm thử hiệu quả. Đồng thời, Senior Tester thường đóng vai trò cố vấn, hỗ trợ các Junior và Fresher trong nhóm.

Level 4: Test Leader

Sau khoảng 5 năm kinh nghiệm, Tester có thể được cân nhắc lên vị trí Test Leader. Đây là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch kiểm thử, phân công công việc, kiểm soát tiến độ và chất lượng kiểm thử trong toàn bộ dự án. Test Leader cũng là cầu nối giữa đội kiểm thử và các phòng ban khác như PM, Dev, BA…

Level 5: Test Manager

Test Manager là người điều hành toàn bộ hoạt động kiểm thử trong một hoặc nhiều dự án. Họ đảm nhận các công việc như xây dựng chiến lược kiểm thử, quản lý ngân sách, tài nguyên, thời gian và hiệu suất của đội kiểm thử. Ngoài ra, Test Manager còn là người chịu trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm thử với ban lãnh đạo và khách hàng.

Lộ trình phát triển nghề nghiệp cho Tester

Lộ trình phát triển nghề nghiệp cho Tester

Level 6: Senior Test Manager

Đây là cấp bậc cao nhất trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Senior Test Manager không chỉ quản lý các nhóm Tester mà còn đóng vai trò hoạch định chiến lược phát triển kiểm thử trong toàn doanh nghiệp. Họ là người tiên phong áp dụng các công nghệ mới, đề xuất công cụ kiểm thử tiên tiến và xây dựng bộ máy kiểm thử hiệu quả, chuyên nghiệp.

Ngoài việc học tập và tích lũy kinh nghiệm để trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực marketing, sau khi tích lũy đủ kiến thức và chuyên nghiệp ở Level 4 bạn cũng có thể mở rộng sự nghiệp với vai trò như: Project Manager, Business Analyst, kỹ sư phần mềm, kỹ sư phát triển - vận hành hệ thống công nghệ thông tin.

Mức lương trung bình của Tester hiện nay 

Mức lương Tester không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn, vị trí làm việc, loại hình công ty. Theo báo cáo thị trường tuyển dụng 2024 - 2025, mức lương trung bình của Tester như sau:

Theo kinh nghiệm

  • Intern/Fresher (dưới 1 năm kinh nghiệm): 6 – 10 triệu đồng/tháng.

  • Junior Tester (1 – 3 năm kinh nghiệm): 10 – 20 triệu đồng/tháng.

  • Senior Tester (trên 3 năm kinh nghiệm): 20 – 40 triệu đồng/tháng.

  • Test Manager/QA Manager: Trên 40 triệu đồng/tháng.

Theo vị trí công việc

  • Manual Tester: 8 – 15 triệu đồng/tháng.

  • Automation Tester: 15 – 40 triệu đồng/tháng.

  • Performance Tester: 18 – 28 triệu đồng/tháng.

  • Security Tester: 20 – 35 triệu đồng/tháng.

Mức lương trung bình của Tester hiện nay

Mức lương trung bình của Tester hiện nay

Cơ hội nghề nghiệp của Tester trong tương lai

Trong làn sóng chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Công nghệ thông tin (IT) tại Việt Nam đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ chưa từng có. Khi mọi lĩnh vực – từ tài chính, y tế, giáo dục đến thương mại điện tử – đều phụ thuộc vào phần mềm, nhu cầu đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đến tay người dùng ngày càng trở nên cấp thiết. Đây chính là lý do khiến nghề Tester nổi lên như một “mắt xích” không thể thiếu trong chuỗi phát triển phần mềm.

Theo báo cáo Xu hướng tuyển dụng 2024 – 2025, IT tiếp tục nằm trong top các ngành thiếu hụt nhân sự trầm trọng, đặc biệt là những vị trí đòi hỏi từ 2 – 3 năm kinh nghiệm trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc những ai đã có nền tảng vững chắc trong kiểm thử phần mềm sẽ rất được săn đón, và cơ hội thăng tiến cũng rộng mở hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh đó, Tester trở thành vị trí then chốt, không chỉ mang lại công việc ổn định mà còn mở ra nhiều hướng phát triển chuyên sâu. Dù bạn chọn đi theo hướng chuyên gia kỹ thuật, quản lý dự án, hay chuyển hướng sang các vai trò khác cơ hội luôn rộng mở nếu bạn đầu tư đúng đắn vào kỹ năng và kiến thức.

Câu hỏi thường gặp

Câu 1: Làm Tester có áp lực không?

Nghề Tester có áp lực nhưng mức độ tùy thuộc vào giai đoạn của dự án. Tuy nhiên, nghề Tester cũng mang lại cảm giác thỏa mãn khi bạn tìm ra lỗi quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Sự ghi nhận từ team dev, khách hàng hay cấp trên sẽ là nguồn động lực lớn để bạn vượt qua áp lực và tiếp tục phát triển trong lĩnh vực này.

Câu 2: Tester có cần biết lập trình không?

Làm Tester không nhất thiết bạn phải biết lập trình, tuy nhiên nếu như có kiến thức về lập trình thì bạn sẽ có nhiều lợi thế để tiến xa hơn trong lĩnh vực này.

Câu 3: Các chứng chỉ phổ biến trong ngành Tester là gì?

Nếu bạn đang muốn trở thành một Tester thì bên cạnh học hỏi bổ sung các kiến thức cần thiết thì bạn cũng phải trang bị cho mình các chứng chỉ tiêu biểu sau:

  • CMST – Viện đảm bảo chất lượng.

  • CTM/CSTP/CATE – Viện quốc tế về kiểm thử phần mềm.

  • CMSQ/CSQA/CSTE – Viện Đảm bảo Chất lượng (QAI).

  • CSQE/CQIA – Hiệp hội chất lượng Hoa Kỳ (ASQ).

  • ISEB – Hội đồng hệ thống thông tin thi cử.

  • CTFL/CTAL – Hội đồng Văn bằng quốc tế.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về nghề Tester là gì cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng sau khi theo dõi bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về nghề này cũng như hiểu rõ những kỹ năng, kiến thức quan trọng cần có để sau này trở thành một Tester tài năng. Với lộ trình nghề nghiệp rõ ràng, mức thu nhập hấp dẫn cùng cơ hội phát triển rộng mở trong thời đại số, nghề Tester ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)