Storyboard là gì? - Tại sao bạn cần storyboard?

Storyboard là gì? - Tại sao bạn cần storyboard?

Mục lục

Nếu bạn đang muốn thử sức mình với lĩnh vực sản xuất phim ảnh, video hay dựng clip thì bạn nhất định phải làm quen để biết Storyboard là gì? Storyboard được xem là một trong những đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất video mà rất nhiều người dù đã làm lâu năm trong nghề vẫn không hiểu rõ khái niệm cơ bản về nó. Bài viết sau đây Unica sẽ chia sẻ với bạn kiến thức Story board là gì? Cách vẽ Storyboard như thế nào cùng nhiều thông tin có liên quan khác. hãy khám phá nhé.

1. Storyboard là gì?

Storyboard chính là bảng phân cảnh, bao gồm một loạt những hình ảnh hay ghi chú về những gì đang diễn ra. Storyboard chứa nội dung câu chuyện mà bạn muốn kể đã được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Storyboard được tạo ra để thể hiện diễn biến một câu chuyện nào đó thông qua các hình ảnh trong từng khung hình.

ve-Storyboard-1

Storyboard chính là bảng phân cảnh cho mỗi cảnh qua

Hiểu một cách đơn giản, Storyboard chính là bản phác thảo cho mỗi cảnh quay video hoặc phim. Storyboard bao gồm cả quá trình hiệu chỉnh góc quay và ánh sáng. Nhờ có Storyboard mà bạn có thể thể hiện được sơ đồ bối cảnh, nhân vật, đường đi, góc máy, sắp xếp khung hình. Điều này giúp đảm bảo không bị thiếu bất cứ cảnh quay nào trong phim hay trong video. Storyboard cùng được coi là một phần của Digital Art vì bạn sẽ cần sử dụng công nghệ kỹ thuật số để sáng tạo các khung hình. 

2. Tại sao bạn cần Storyboard khi sản xuất phim?

Tạo Storyboard đóng vai trò quan trọng, nhất là trong quá trình sản xuất phim. Nhờ có Storyboard mà quá trình làm phim được sản xuất dễ dàng hơn, tiết kiệm đáng kể thời gian. Cụ thể cách làm Storyboard mang đến những lợi ích sau:

2.1. Chia sẻ ý tưởng của bạn một cách tốt nhất

Tạo Storyboard tức là bạn phác thảo ý tưởng, nhờ đó mà người khác sẽ dễ hình dung, có cái nhìn chính xác và dễ hiểu hơn về sản phẩm của bạn. Với bảng vẽ Storyboard, không cần câu từ dài dòng bạn cũng có thể khái quát được ý tưởng và nội dung mà bạn muốn truyền tải với người khác. Tạo Storyboard giúp mọi người hiểu nhanh hơn mục đích, ý tưởng bạn muốn làm, tránh trường hợp “ông nói gà bà nói vịt” xảy ra.

H8er1UY.jpg

Storyboard rất cần thiết trong quá trình làm phim để chia sẻ ý tưởng

2.2. Sản xuất phim dễ dàng hơn

Một bộ phim sẽ bao gồm rất nhiều phân cảnh ghép thành. Khi bạn sử dụng Storyboard bạn sẽ có thể dễ dàng phân biệt các phân cảnh với nhau. Với sự hỗ trợ của tạo Storyboard bạn sẽ nắm được kế hoạch sản xuất, thứ tự và những chi tiết nhỏ xung quanh cảnh quay bạn muốn. Như vậy, quá trình làm phim sẽ không bị đi chệch "đường ray ý tưởng" ban đầu.

2.3.Tiết kiệm thời gian

Thực tế mà nói Storyboard chỉ mất thời gian ở trong giai đoạn đầu, tức giai đoạn xây dựng kịch bản và ý tưởng mà thôi. Về sau bạn sẽ không phải tốn nhiều thời gian vừa quay vừa xem kịch bản vừa "bật" ý tưởng trong quá trình quay phim nữa.

2.4. Tận dụng tối đa ngân sách của bạn

Tạo Storyboard khi sản xuất phim sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa ngân sách. Bởi khi đã phác thảo được ý tưởng ban đầu cho mỗi cảnh quay sẽ đảm bảo trong quá trình làm phim sẽ không thiếu và không thừa bất cứ cảnh quay nào. Điều này giúp quá trình quay phim đi theo đúng lộ trình, không tốn kém chi phí cho những phần không cần thiết.

KmssnNC.jpg

Tạo Storyboard khi sản xuất phim sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa ngân sách

3. Các bước để tạo ra một Storyboard

Cách viết Storyboard không khó, chỉ cần nắm rõ các bước cơ bản và đi theo lộ trình các bước đó là bạn có thể tạo Storyboard chất lượng. Cụ thể các bước tạo Storyboard là gì? Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.

3.1. Bước 1 – Tạo một Timeline

Đầu tiên để tạo Storyboard bạn cần phải xác định được timeline. Tức là xác định xem video có độ dài bao lâu, bởi có những video có độ dài 10 phút nhưng cũng chỉ có video có độ dài khoảng vài giây. Dù là làm video dài hay ngắn thì ngay từ đầu bạn cũng phải xác định timeline rõ ràng, chú ý thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, vấn đề xảy ra, sản phẩm xuất hiện,...

cac-buoc-tao-storyboard.jpg

Xác định một Timeline rõ ràng ngay từ khi bắt đầu

3.2. Bước 2 – Viết kịch bản và xác định các cảnh quay quan trọng

Tiếp theo trong quá trình vẽ Storyboard đó chính là xác định kịch bản và các cảnh quay quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn biết bạn cần tập trung và tạo điểm nhấn của video vào đâu. Nếu là video quảng cáo sản phẩm, bạn có thể xác định cảnh quay quan trọng nhắm vào những tính năng nổi bật của sản phẩm. Còn nếu là video làm phim về những vấn đề đời thường, bạn có thể tập trung vào cảnh quay thể hiện vấn đề nhức nhối mà người xem có thể đồng cảm.

3.3. Bước 3 – Chọn công cụ Storyboarding

Bước tiếp theo trong quá trình tạo Storyboard đó là chọn công cụ Storyboarding. Có rất nhiều công cụ Storyboarding cho bạn lựa chọn, bạn có thể in các mẫu sẵn có trên google hoặc có thể sử dụng phần mềm tự làm theo ý mình. Một số phần mềm có thể hỗ trợ tốt cho bạn đó là: Adobe Illustrator, Adobe InDesign, Adobe Photoshop Sketch.

Khi tạo Storyboard đừng quên thiết lập khung hình thu nhỏ cùng kích thước với video của bạn nhé.

tim-hieu-cach-ve-storyboard.jpg

Chọn công cụ Storyboarding hỗ trợ

3.4. Bước 4 – Phác thảo hình ảnh

Bước tiếp theo cũng là bước quan trọng nhất trong cách làm Storyboard đó là phác thảo hình ảnh. Tại bước này, tuỳ vào khả năng vẽ của mỗi người mà sẽ tạo ra các ký tự và hình nền khác nhau để minh hoạ. Nếu không biết vẽ bạn có thể cắt dán hình ảnh sao cho mỗi cảnh trông trực quan và dễ hiểu nhất.

Khi phác thảo hình ảnh bạn không cần cố để vẽ một cách chi tiết vì điều đó sẽ tốn rất nhiều thời gian. Bạn chỉ cần phác thảo lên những hình ảnh đơn giản để người nhìn thấy được những gì đang xảy ra và hiểu được nhân vật trong khung hình hay bối cảnh trông như thế nào là được.

3.5. Bước 5 – Thêm tập lệnh

Bước cuối cùng trong quá trình vẽ Storyboard là thêm tập lệch. Bước này tức là bên dưới mỗi bức tranh bạn vừa phác thảo hãy viết phần kịch bản xuất hiện và ghi chú những gì đang xảy ra. Điều này sẽ giúp người xem, người nhìn hiểu được chính xác những gì sẽ xảy ra trong video của bạn.

Tại bước này bạn cũng có thể ghi chú rõ ràng về góc quay, chuyển động của máy ảnh hay thậm chí là cả chuyển tiếp giữa các cảnh quay để phục vụ cho quá trình sản xuất được tốt nhất.

ve-Storyboard-2.jpg

Thêm tập lệnh phục vụ cho quá trình sản xuất được tốt nhất

4. Tham khảo một số phần mềm vẽ Storyboard

Nếu kịch bản phim ngắn, việc bạn ngồi vẽ một Storyboard ra giấy là bình thường. Tuy nhiên, với những bộ phim kéo dài hàng chục tập thì cách làm như vậy thực sự không chuyên nghiệp và mất rất nhiều thời gian. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm có thể thực hiện được việc vẽ Storyboard một cách nhanh chóng như:

4.1. Phần mềm Storyboarder

Storyboarder là một phần mềm giúp bạn dễ dàng hình dung ý tưởng và nhanh chóng vẽ ra bối cảnh câu chuyện. Khi sử dụng phần mềm này, bạn sẽ làm quen với giao diện thiết kế đơn giản gồm những công cụ để lên nhanh và xóa được mọi thứ bạn không cần.
Một số công cụ vẽ đơn giản của phần mềm bao gồm: Bút chì nhẹ để làm nhám, bút chì cứng cho bạn những đường kẻ mảnh, bút ghi chú, tẩy chì…

phần mềm vẽ storyborad

Giao diện phần mềm Storyboarder để vẽ Storyboard 

Thêm nữa, phần mềm sẽ trang bị một bảng để bạn vẽ tranh và nhập dữ liệu lên bảng ở bên phải. Khi sử dụng phần mềm này bạn có thể kết hợp với cả phần mềm dựng phim học After Effect để cho ra những ý tưởng trực quan.

4.2. Phần mềm Boardfish

Boardfish là phần mềm được dùng để thiết kế những phân cảnh rõ ràng, giúp bạn ngay lập tức lắp ráp được các đối tượng thành một bố cục chuyên nghiệp. Cho dù bạn vẽ bằng cách vẽ thường, chụp ảnh, tạo mô hình 3D,... thì phần mềm đều sẽ “cách mạng hóa” để cho bạn lắp ráp bố cục cuối cùng.

Với quy trình vẽ Storyboard đơn giản chỉ bằng những thao tác kéo và thả hình ảnh từ Finder để tạo bảng. Sau đó các bảng được sắp xếp lại với nhau, xóa hoặc ẩn với chế độ tự động. Ngoài ra, mỗi bảng vẽ sẽ có tối đa 4 định vị chú thích để bạn ghi chú.

Tuy nhiên, phần mềm này chỉ định dạng được một số tệp tiêu chuẩn bao gồm: JPEG, PNG, TIFF và PDF và có khả năng nhập các tệp Illustrator của logo cho trang tiêu đề và đầu trang/chân trang. Các bố cục còn được tùy chỉnh để lưu được dưới dạng mẫu đặt sẵn. Cuối cùng khi bạn xuất bảng, bạn chỉ cần chuyển sang file PDF hoặc in trực tiếp từ Boardfish.

ve-Storyboard-3

Ví dụ minh họa bối cảnh vẽ trong phần mềm Boardfish

4.3. Toon Boom Storyboard Pro

Toon Boom Storyboard Pro là một phần mềm giúp bạn tạo Storyboard chất lượng cao đang được nhiều người tin dùng. Phần mềm tổng hợp cả chức năng sketching (kí hoạ) lẫn diễn hoạt cho phép bạn phác thảo Storyboard và xem thử cách nó diễn hoạt một cách linh hoạt hơn bao giờ hết.

Hiện nay, hầu hết các công ty quảng cáo đều đang ưa chuộng sử dụng Toon Boom Storyboard Pro để hỗ trợ hoạ sĩ vẽ Storyboard trong những dự án nhỏ. Ngoài ra, Storyboard còn giúp biên kịch dễ dàng chuyển đổi giữa bản phác thảo và kịch bản, nhờ đó giúp theo dõi chính xác từng chuyển cảnh, phân cảnh và hành động của nhân vật.

>>> Xem thêm: Post production là gì? Quy trình thực hiện Post production

4.4. Adobe Photoshop

Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm học vẽ Storyboard đơn giản, hãy tham khảo ngay phần mềm Adobe Photoshop. Đây là một phần mềm thiết kế đồ họa khá phổ biến được phát hành bởi Adobe Systems đang có số lượng người dùng đông đảo. Adobe Photoshop cung cấp nhiều tính năng chỉnh sửa phong phú trên vector, pixel,... cho phép người dùng vẽ, dựng video thông minh.

hoc-ve-Storyboard-voi-photoshop.jpg

Học vẽ Storyboard với Adobe Photoshop đơn giản

Không chỉ hỗ trợ vẽ, dựng Storyboard, phần mềm còn cho phép bạn sử dụng mẫu Storyboard có sẵn miễn phí, tạo layer trực tiếp trên các mẫu ảnh thật. Ngoài ra, Adobe Photoshop còn hỗ trợ người dùng xuất file vô cùng sắc nét và chất lượng.

4.5. Storyboard Fountain

Fountain là phần mềm vẽ Btoryboard dành riêng cho hệ điều hành MacOS. Để sử dụng Storyboard Fountain, bạn có thể tải dễ dàng từ trang web chính thức và sau đó có thể dùng miễn phí. Storyboard Fountain được đánh giá là có các công cụ hoạt động khá hiệu quả trong việc chuyển cảnh. Với phần mềm này, bạn có thể chọn những cảnh cần chỉnh sửa nhanh, chạy demo hoặc sắp xếp lại chúng mà không làm thay đổi những phân đoạn còn lại.

Do chỉ tương thích với hệ điều hành MacOS nên Storyboard Fountain có người sử dụng ít hơn những phần mềm khác. Thật tiếc vì một phần mềm đáng để trải nghiệm như Storyboard Fountain mà người dùng Windows và Linux chưa có cơ hội trải nghiệm.

hoc-ve-Storyboard-de-lam-gi.jpg

Fountain là phần mềm vẽ Btoryboard dành riêng cho MacOS

4.6. Phần mềm Boords

Thêm một phần mềm tạo Storyboard chất lượng mà bạn có thể lựa chọn đó là Boords. Đây là một phần mềm sử dụng trực tuyến của thương hiệu SaaS hoạt động trên nền tảng chuyên tạo Storyboard. Phần mềm Boords cung cấp hàng loạt những template miễn phí và đa dạng công cụ cho bạn thỏa sức sáng tạo Storyboard.

Không chỉ dừng lại ở đó, Boords còn có đa dạng nhiều kích cỡ khung, template miễn phí và công cụ animatic hoạt động hiệu quả. Thêm vào đó, phần mềm còn cho phép bạn làm việc với khách hàng, họ có thể đăng nhập vào dự án và để lại trực tiếp bình luận ngay trên máy tính của bạn.

Phần mềm Boords hiện đang được rất nhiều người sử dụng bởi nó có mức giá hợp lý và hỗ trợ trên hầu hết các hệ điều hành.

4.7. FrameForge

FrameForge là phần mềm tạo Storyboard được đánh giá rất cao trong quá trình làm video/ làm phim ảnh. Nếu bạn đang muốn tạo Storyboard mà không biết nên sử dụng phần mềm nào thì FrameForge chính là gợi ý dành cho bạn.

hoc-ve-Storyboard-voi-FrameForge.jpg

FrameForge là phần mềm tạo Storyboard được đánh giá rất cao

Điểm nổi trội nhất của phần mềm FrameForge đó chính là tập trung sâu vào phân đoạn kịch bản. Phần mềm cho phép người dùng chuyển kịch bản từ những ứng dụng khác như: Final Draft,... Nhờ đó bạn có thể dễ dàng xem xét và bao quát cốt truyện một cách tốt nhất.

Phần mềm làm phim FrameForge cực phù hợp với các bạn hoạt động trong ngành phim điện ảnh mà không muốn tốn kém chi phí đầu tư.

4.8. After Effects

After Effects là một phần mềm đã quá nổi tiếng trong cộng đồng làm phim mà có lẽ không ai là không biết đến. Phần mềm cho phép bạn chỉnh sửa hoặc thay thế dễ dàng bất cứ thứ gì trên màn hình. Với After Effects bạn cũng có thể đưa sự sống động vào khung hình phác thảo, sau đó chuyển tất cả sang một bản animatic cuối cùng.

Để sử dụng hết tất cả các tính năng của phần mềm After Effects bạn sẽ phải trả phí. Tuy nhiên với những gì mà After Effects cung cấp và hỗ trợ cho bạn thì mức giá đó hoàn toàn hợp lý.

4.9. Clip Studio Paint

Clip Studio Paint là phần mềm hỗ trợ vẽ Storyboard đang rất được yêu thích hiện nay, phần mềm tương thích với hệ điều hành Windows và MacOS. Sử dụng Clip Studio Paint bạn có thể sắp xếp các khung hình theo phong cách truyện tranh manga. Đồng thời, nhiều hoạ sĩ còn sử dụng phần mềm để vẽ và sắp xếp các trang truyện theo đúng ý tưởng của mình.

hoc-ve-Storyboard-la-gi.jpg

Clip Studio Paint là phần mềm hỗ trợ vẽ Storyboard đang rất được yêu thích

Với phần mềm Clip Studio Paint, bạn còn có thể thiết kế template và sử dụng nó nhiều lần giúp tạo Storyboard nhanh chóng. Tại thời điểm hiện tại, Clip Studio Paint đang là phần mềm thiết kế đồ hoạ tốt nhất trên thị trường với mức giá rất đáng để sử dụng.

4.10. Storyboard That

Storyboard That là một phần mềm hoạt động trên nền tảng web, hỗ trợ bạn tạo Storyboard đơn giản cùng lời thoại, hình ảnh một cách dễ dàng. Sử dụng Storyboard bạn có thể sắp xếp những câu chuyện của mình một cách nhanh chóng. StoryboardThat cung cấp những mẫu có sẵn, bạn có thể tận dụng những mẫu đó để tạo Storyboard.

Điểm hạn chế của StoryboardThat đó là bạn không thể tự sáng tạo, nó không cho phép vẽ thêm ngoài mà chỉ có thể sử dụng mẫu ảnh có sẵn. Vì vậy nó không phù hợp với hoạ sĩ, nó chỉ thích hợp cho mục đích lên ý tưởng hoặc lên kế hoạch nhanh.

Storyboard-That-duoc-rat-nhieu-nguoi-yeu-thich.jpg

Storyboard That là một phần mềm hoạt động trên nền tảng web

4.11. Phần mềm OpenToonz

OpenToonz là một phần mềm thiết kế đồ hoạ ấn tượng không tính phí rất được ưa chuộng. Phần mềm này được thiết kế dựa trên phần mềm đồ hoạ 2D – Toonz, được thiết lập bởi Studio Ghibli. Phần mềm OpenToonz cho phép bạn tạo Storyboard chuyên nghiệp giúp kết nối câu chuyện đầy tính sáng tạo. Sử dụng phần mềm bạn có thể kết nối các cảnh với nhau, sắp xếp câu chuyện thành một biểu đồ logic.

OpenToonz hỗ trợ chạy mượt và ổn định trên cả 2 nền tảng là Windows và MacOS. Hiện nay, OpenToonz đang được nâng cấp thêm các tính năng mới.

4.12. Phần mềm vẽ Storyboard Krita

Krita là một phần mềm vẽ Storyboard được cộng đồng hoạ sĩ ưu ái lựa chọn. Hiện nay, Krita đang được đánh giá là phần mềm đồ hoạ phát triển nhanh chóng nhất trên thị trường hiện nay. Với hàng trăm loại brush miễn phí cùng hàng loạt bài hướng dẫn cho người mới sử dụng, Krita không chỉ giúp bạn vẽ Storyboard nhanh chóng mà còn giúp vẽ đồ hoạ số.

Ưu điểm của Krita là miễn phí, tương thích với đa dạng nền tảng cả Mac, Windows và Linux. Vì vậy mà Krita được giới đồ hoạ khuyến khích nên trải nghiệm.

Storyboard-That-krita-duoc-so-dong-hoa-si-yeu-thich.jpg

Krita là một phần mềm vẽ Storyboard được cộng đồng hoạ sĩ ưu ái lựa chọn

4.13. Phần mềm tạo Storyboard Plot

Plot cho phép bạn vẽ hoặc thêm các khung hình vào Storyboard của mình. Bạn có thể tạo các khung hình tĩnh hoặc cảnh quan động để trình bày ý tưởng và diễn biến câu chuyện. Không chỉ vậy, Plot còn cho phép bạn sắp xếp và điều chỉnh các khung hình trong Storyboard của mình theo trình tự thời gian hoặc cố định. Với Plot bạn có thể thay đổi thứ tự, chỉnh sửa thời lượng, và thêm chú thích hoặc mô tả cho từng khung hình.

Sau khi hoàn thành, phần mềm cho phép bạn chia sẻ và xuất bản Storyboard của mình dưới dạng file hình ảnh hoặc video. Bạn có thể chia sẻ nó với đồng đội, khách hàng hoặc đối tác để thu thập phản hồi và truyền đạt ý tưởng của bạn một cách rõ ràng và dễ dàng.

cach-ve-storyboard-nhu-the-nao.jpg

Plot cho phép bạn vẽ hoặc thêm các khung hình vào Storyboard của mình

4.14. Phần mềm TVPaint

TVPaint là một phần mềm đồ họa mạnh mẽ được sử dụng rộng rãi trong ngành hoạt hình và truyền thông. Mặc dù TVPaint chủ yếu được sử dụng để vẽ và làm hoạt hình, nó cũng có thể được sử dụng để tạo Storyboard.

TVPaint cung cấp các công cụ vẽ mạnh mẽ, cho phép bạn tạo và chỉnh sửa các khung hình trong Storyboard một cách chi tiết và sáng tạo. Bạn có thể vẽ các khung hình tĩnh, tạo chuyển động và thậm chí áp dụng các hiệu ứng đặc biệt để tạo ra các cảnh quan và diễn biến trong câu chuyện.

Một ưu điểm nổi bật của TVPaint đó là khả năng tích hợp tốt với quy trình làm hoạt hình. Bạn có thể sử dụng các bức tranh và khung hình từ Storyboard của mình để tạo hoạt hình chính xác và nhất quán. Việc sử dụng cùng một phần mềm để tạo Storyboard và làm hoạt hình giúp tăng tính nhất quán và tiết kiệm thời gian trong quá trình làm việc.

phan-mem-TVPaint-tao-storyboard.jpg

Phần mềm TVPaint đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành hoạt hình và truyền thông

5. Lời khuyên khi tạo Storyboard

Khi quá trình vẽ Storyboard hiệu quả bạn cần chú ý một số lời khuyên sau:

- Trước khi bắt đầu tạo Storyboard, hãy hiểu rõ câu chuyện mà bạn muốn kể. Bao gồm: nhân vật, câu chuyện, cảnh quan, diễn biến,... để có thể truyền đạt ý tưởng và thông điệp một cách rõ ràng và nhất quán trong Storyboard.

- Xác định cấu trúc và luồng truyện mà bạn dựng lên. Điều này nhằm mục đích đảm bảo việc sắp xếp nội dung trên Storyboard một cách mạch lạc và thống nhất với nhau.

- Đảm bảo rằng các khung hình trong Storyboard có sự tương đồng và liên kết với nhau. Bạn nên sử dụng các yếu tố hình ảnh, chuyển động và góc nhìn để tạo sự liên kết và đồng nhất giữa các khung hình.

- Storyboard nên được tạo đơn giản và rõ ràng, tránh quá phức tạp để người xem có thể hiểu rõ và tham gia vào quá trình sản xuất.

- Nếu bạn muốn tạo một infographic video, hãy thêm các biểu đồ và đồ thị liên quan để đánh đúng vào tâm lý người xem.

6. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về Storyboard là gì? Cách vẽ Storyboard như thế nào. Các bạn hãy tham khảo thật kỹ để quá trình làm video/ sản xuất phim mang lại hiệu quả cao nhất nhé. Bạn đọc quan tâm những khóa học dựng video, thiết kế của chúng tôi hãy nhanh tay click vào website Unica để tìm hiểu chi tiết và lựa chọn cho mình khóa học hay nhất nhé! 

Chúc bạn thành công!

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên