Nếu bạn yêu thích hội hoạ và đang theo học lĩnh vực thiết kế, chắc chắn bạn sẽ không xa lạ gì với thuật ngữ Sketch nữa. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực này thì thuật ngữ Sketch sẽ tương đối trừu tượng. Sketch chính là hình thức phác thảo nhanh để ghi lại ý tưởng, hình ảnh ở mức độ thô sơ. Đây được đánh giá là công đoạn vô cùng quan trọng trong bất kỳ thiết kế nào. Vậy vẽ Sketch là gì? Tại sao Sketch lại quan trọng trong thiết kế? Cùng Unica khám phá câu trả lời ở trong nội dung bài viết sau nhé.
1. Khái niệm vẽ Sketch là gì?
Sketch là khái niệm chuyên ngành thiết kế, dùng để chỉ việc phác thảo nhanh chóng, khắc hoạ sơ bộ lên những ý tưởng mà bạn nghĩ ra. Hiểu theo nghĩa truyền thống, Sketch chính là những bản vẽ chì, hoặc bản vẽ tự do bằng màu thô, chưa được trau chuốt cẩn thận nhưng vẫn thể hiện được ý tưởng muốn thể hiện của người vẽ. Tuy chưa hoàn thiện nhưng Sketch vẫn thể hiện cái nhìn tổng quan nhất cho toàn bộ tác phẩm.
Sketch được sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau. Ngoài công dụng chính là để ghi lại những ý tưởng chợt nghĩ ra nhanh chóng trong đầu để tránh quên. Sketch còn giúp ghi lại những sự vật/ sự việc mà người vẽ nhìn thấy. Từ đó phác thảo để ý tưởng trở nên cụ thể và có cái nhìn tổng quan hơn.
Sketch là gì?
Sketch được đánh giá như là một nghệ thuật đồ họa bằng tay. Bởi nó thường được thực hiện bằng bút chì, than chì hoặc các dụng cụ vẽ khác trên giấy như: màu nước, sơn dầu, bút mực, bút bi,... Ngày nay với sự ra đời của rất nhiều công nghệ và thiết bị hiện đại, Sketch có thể phác thảo trên máy tính hoặc máy tính bảng hỗ trợ chức năng vẽ tay. Nếu bạn là một nhà điêu khắc, bạn cũng có thể Sketch ngay trên vật liệu mà bạn muốn tạo nên sản phẩm cho mình.
Vẽ Sketch là kỹ năng thiết yếu mà bất kỳ nhà thiết kế nào cũng cần phải nắm vững. Sketch giúp bạn khơi nguồn sáng tạo, hình dung ý tưởng và truyền đạt thông tin hiệu quả, góp phần tạo nên thành công cho dự án thiết kế.
2. Phân loại Sketch như thế nào?
Sau khi đã biết về khái niệm Sketch là gì, phần tiếp theo bài viết Unica sẽ giúp bạn phân loại Sketch. Có nhiều cách để phân loại Sketch nhưng phổ biến nhất là dựa vào mục đích sử dụng và mức độ chi tiết của bản vẽ. Dưới đây là một số cách phân loại Sketch thường gặp:
2.1. Vẽ tượng trưng Croquis
Croquis là kỹ thuật vẽ tượng trưng để phác thảo nhanh những hình dạng, tư thế và chuyển động của con người hoặc vật thể một cách đơn giản và chính xác. Croquis thường được thực hiện trong thời gian ngắn bằng những đường nét thô, thanh mảnh, tập trung vào các đường nét chính của đối tượng mà không đi sâu vào chi tiết.
Croquis là kỹ thuật vẽ tượng trưng để phác thảo hình dạng
Trong giới hội hoạ, Croquis đã có mặt từ rất lâu. Tuy nhiên đến nay, Croquis chỉ thường được các nhà thiết kế thời trang sử dụng bởi nó rất phù hợp với công việc của họ. Thông thường, nhà thiết kế thời trang sẽ sử dụng Croquis để phác thảo tư thế của người mẫu để người xem dễ dàng hình dung, còn trang phục thiết kế thì sẽ không thể hiện lên trên bản vẽ này.
2.2. Pochade - sáng tạo dựa trên cảnh vật
Sketch là kỹ thuật vẽ dựa trực tiếp vào cảnh vật thực tế. Tức là người vẽ sẽ mang khung vẽ ra ngoài để phác thảo nên một bức tranh tổng quát, sau đó họ sẽ đi vào trong nhà rồi mới tiếp tục hoàn thiện tác phẩm của mình. Hiện nay, kiểu vẽ Pochade đang được rất nhiều nghệ sĩ áp dụng bởi nó khá dễ thực hiện lại mang tính chân thực cao.
Theo Unica tìm hiểu được, Pochade chính là phiên bản nâng cấp của Croquis. Tuy nhiên, nó chứa đựng nhiều cảm xúc và có khung cảnh, đồ vật chân thực, sinh động hơn. Kỹ thuật vẽ Pochade thường được ứng dụng trong các bức tranh phong cảnh hay những bức tranh tái hiện cuộc sống hàng ngày.
Hiện nay có rất nhiều hoạ sĩ đang phác thảo theo hình thức Pochade và Van Gogh chính là hoạ sĩ điển hình. Van Gogh tin tưởng sử dụng kỹ thuật Pochade để tạo nên những tác phẩm để đời của mình. Trong suốt thời gian làm hoạ sĩ của mình, ông đã mang khung vẽ hoặc bề mặt vật liệu mà mình vẽ đến những nơi mà ông cảm thấy là ấn tượng, đặc biệt là những nơi có phong cảnh đẹp để phác thảo khung ý tưởng, sau đó ông ấy sẽ về nhà và hoàn thiện tác phẩm theo ý tưởng trí óc của mình.
Pochde là kỹ thuật vẽ dựa trực tiếp vào cảnh vật thực tế
2.3. Phác hoạ chân dung Portrait
So với 2 kiểu vẽ đã chia sẻ ở trên thì Portrait được đánh giá là khó nhất. Portrait là hình thức phác thảo chân dung một người, nó khó bởi người vẽ phải thực hiện rất nhiều những đường nét trên khuôn mặt.
Tại thời điểm hiện tại, Portrait đang được xem là dạng ký họa phổ biến để người vẽ tìm góc độ hoàn hảo nhất của chân dung một người mẫu khi vẽ. Chính vì vậy, khi phác thảo Portrait người vẽ sẽ vẽ chân dung người mẫu từ nhiều góc độ khác nhau. Sau khi vẽ xong, họ sẽ tìm được những góc độ đẹp nhất để bắt đầu triển khai trên tác phẩm nghệ thuật của mình.
Hiện nay, phác thảo Portrait cũng được sử dụng để ghi lại những biểu cảm cảm xúc tinh tế trên vải. Tuy nhiên, để thể hiện được cảm xúc trên gương mặt, nó đòi hỏi người hoạ sĩ cần rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm.
Portrait là hình thức phác thảo chân dung một người
3. Tại sao Sketch lại quan trọng trong thiết kế
Sau khi đã hiểu chi tiết về khái niệm Sketch là gì, chắc hẳn có nhiều người sẽ thắc mắc về tầm quan trọng của Sketch trong thiết kế đồ hoạ. Sau đây là một số vai trò điển hình của Sketch, bạn hãy tham khảo nhé.
3.1. Phác thảo ý tưởng nhanh chóng
Sketch giống như một người trợ thủ đắc lực giúp bạn tìm ra concept thiết kế phù hợp cho tác phẩm của mình. Sử dụng kỹ thuật vẽ Sketch, bạn có thể phác thảo ý tưởng của mình chỉ trong vài giờ để tìm ra nhiều concept khả thi, thích hợp nhất để triển khai bản vẽ của mình. Có thể nói, Sketch là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng hàng đầu trong quá trình thiết kế. Sử dụng tốt Sketch bạn có thể xây dựng được bản vẽ tổng quan ngay từ đầu, điều này giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.
Hiện nay, nhiều người vẽ hay thực hiện Sketch trên máy tính. Tuy nhiên theo như những chuyên gia thiết kế hàng đầu của Unica tìm hiểu được thì việc xây dựng bản Sketch trên máy tính sẽ không thể nhanh và cũng không thể mang lại cảm giác tốt như khi phác thảo trên giấy.
3.2. Tạo bố cục hoặc khung sườn trong thiết kế
Bên cạnh công dụng chính là hỗ trợ phác thảo ý tưởng của người vẽ nhanh chóng, Sketch còn giúp xây dựng bố cục, tạo khung sườn trong thiết kế. Sketch là công cụ hữu ích để thể hiện lên các thành phần quan trọng bắt buộc sẽ xuất hiện trong bản thiết kế của bạn. Vì vậy, ngoài sử dụng trong vẽ tranh và thiết kế thời trang, Sketch cũng được ứng dụng để thiết kế đồ họa, thiết kế website để người vẽ nhanh chóng xây dựng bố cục phù hợp nhất, sau đó hoàn thiện lên thành một tác phẩm hoàn chỉnh với độ chính xác cao.
Sketch giúp tạo bố cục và khung sườn trong thiết kế
Sử dụng Sketch bạn có thể tạo ra hàng loạt thumbnail sketch hoặc một bản phác thảo lớn hơn nữa. Miễn sao là bản phác thảo bạn thực hiện tốt để người vẽ nắm được các yếu tố quan trọng và cần thiết của tác phẩm chứ không cần vẽ phải vẽ thật chi tiết. Việc vẽ chi tiết là không cần thiết, chỉ làm mất thời gian.
3.3. Thuận tiện chia sẻ và nhận đóng góp từ khách hàng
Nếu bạn làm trong lĩnh vực thiết kế, sau khi thực hiện Sketch xong bạn có thể gửi bản phác thảo này cho khách hàng để họ xem trước và quyết định xem có thông qua bản phác thảo ý tưởng này không. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian trong quá trình thiết kế, không cần phải chỉnh sửa nhiều lần.
Trong suốt quá trình thiết kế, chắc chắn bạn sẽ phải thông qua phản hồi của khách hàng nhiều lần, đặc biệt là với những dự án thiết kế lớn. Vì vậy, việc gửi phác thảo Sketch để họ lựa chọn và nhận xét trước là vô cùng cần thiết, tránh việc mất thời gian để làm ra bản vẽ kỳ công sau lại không đúng ý và phải sửa lại.
Việc chia sẻ để khách hàng đánh giá và đưa ra nhận xét trước khi bắt tay vào quá trình hoàn thiện chi tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế. Bởi nó giúp cho cho người thiết kế và người nhận thiết kế hiểu được ý tưởng của nhau, từ đó thống nhất ý kiến trước khi bắt tay vào hoàn thiện.
3.4. Chỉnh sửa dễ dàng, nhanh chóng
Để tạo nên được một tác phẩm hoàn chỉnh không hề đơn giản, nó đòi hỏi rất nhiều công đoạn và công sức của người thiết kế. Việc sử dụng Sketch trên thực tế là bạn đã tạo ra một concept và một cái khung tốt, có cái nhìn chi tiết và tổng quát về những gì mình dự định sẽ thể hiện trong tác phẩm của mình. Về sau trong quá trình hoàn thiện tác phẩm/ bản thiết kế của mình thì cũng sẽ dễ dàng chỉnh sửa, việc hậu kỳ trở nên đơn giản, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
Sử dụng Sketch giúp việc hậu kỳ trở nên đơn giản
Hình ảnh Sketch thể hiện trực quan và chất lượng sẽ là tiền đề quan trọng cho các bước thiết kế sau này. Khi đã có cái khung tốt thì người thiết kế sẽ dễ dàng, kịp thời phát hiện lỗi và bắt đầu chỉnh sửa làm sao tạo nên được tác phẩm hoàn thiện nhất.
4. Bí quyết để học Sketch hiệu quả
Nắm được chi tiết thông tin cách vẽ Sketch là gì? Tầm quan trọng của Sketch trong thiết kế? Chắc chắn những ai yêu thích hội hoạ và theo đuổi thiết kế sẽ muốn làm sao để học Sketch thật tốt. Vậy học Sketch là gì? Học như thế nào hiệu quả nhất? Bạn đọc hãy bỏ túi ngay những bí quyết mà Unica chia sẻ dưới đây nhé:
4.1. Tìm hiểu định nghĩa hay bất cứ thuật ngữ nào liên quan đến Sketch
Trước khi bắt đầu học, dù là lĩnh vực nào đi chăng nữa thì bạn cũng phải hiểu những thuật ngữ liên quan đến ngành, và quá trình học Sketch cũng không phải ngoại lệ. Ngay từ khi bắt đầu, bạn hãy liệt kê hết ra những định nghĩa, từ ngữ, thuật ngữ,... có liên quan đến Sketch. Sau đó, đi tìm hiểu khái niệm chi tiết để hiểu rõ chúng.
Bạn có thể tham khảo sách, báo, website hoặc các kênh Youtube về vẽ Sketch để học hỏi thêm các vấn đề liên quan đến Sketch. Điều này giúp cho quá trình học tập của bạn chủ động hơn, không bị gián đoạn bởi những thuật ngữ chuyên ngành trừu tượng.
4.2. Thường xuyên luyện tập kỹ năng vẽ
Như đã chia sẻ xuyên suốt ở phần trên của bài viết, Sketch chính là kỹ năng phác thảo trên giấy hoặc trên máy tính. Vì vậy để học Sketch giỏi bạn bắt buộc phải có kỹ năng vẽ. Hãy dành thời gian để luyện tập kỹ năng vẽ nhiều hơn. Nếu bạn là “người trong nghề” hay đã có kỹ năng nền tảng thì việc học kỹ năng vẽ không quá khó. Tuy nhiên nếu bạn là người mới bắt đầu thì bạn cần học rất nhiều, hãy luyện tập thường xuyên từ vẽ cơ bản đến nâng cao nhé.
Luyện tập kỹ năng vẽ thường xuyên để nâng cao trình độ
Khi mới bắt đầu, bạn hãy ưu tiên những bài tập đơn giản, such as vẽ các hình khối cơ bản hoặc các đường nét đơn giản trước. Sau đó, dần dần bạn sẽ chuyển sang các bài tập phức tạp hơn.
4.3. Đừng sợ sai lầm, hãy thể hiện ý tưởng qua bức vẽ của mình
Sketch chính là phác thảo những ý tưởng ban đầu mà bạn suy nghĩ, nó không phải là một tác phẩm hoàn chỉnh. Vì vậy bạn tuyệt đối đừng sợ mắc sai lầm, hãy thoải mái thể hiện ý tưởng của mình, dù có mắc sai lầm thì cũng chẳng sao cả. Sai lầm ở đây sẽ giúp bạn phát triển những cơ hội mới, những ý tưởng tốt hơn.
Sau khi đã có kỹ năng vẽ, hãy thoải mái phác thảo nó lên bức vẽ nhé. Điều này thực sự rất quan trọng để càng ngày bạn sẽ càng thiết kế giỏi hơn. “Vạn sự khởi đầu nan”, phác thảo chỉ là bước ban đầu, chỉnh sửa còn ở phía sau. Hiểu về bản chất Sketch là gì thì bạn hãy thoải mái thể hiện ý tưởng của mình nhé.
4.4. Phác thảo lại tất cả những gì nghĩ ra ở trong đầu
Để học Sketch tốt nhất, bạn hãy áp dụng nguyên tắc “phác thảo lại tất cả những gì mình nghĩ ra trong đầu”. Hãy mang theo một cây bút và một quyển tập nhỏ đi khắp nơi, bất cứ khi nào lóe lên ý tưởng thú vị đều phải phác thảo ngay, bởi biết đâu nó chính là nguồn cảm hứng cho thiết kế để đời của bạn.
4.5. Điều khiển và sử dụng bút vẽ một cách thông minh
Ngoài những bí quyết đã chia sẻ ở trên, để học vẽ Sketch giỏi bạn cũng nhất định phải biết cách điều khiển và sử dụng bút vẽ một cách thông minh. Trong quá trình vẽ, Sketch sẽ quyết định các chi tiết đậm, nhạt hay những nhấn nhá trong ảnh. Tuỳ theo loại bản thảo, mục đích thiết kế mà bạn sẽ điều khiển bút một cách phù hợp nhất.
Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn phác thảo chân dung, biểu cảm trên gương mặt. Việc thay đổi nét bút vẽ một cách linh hoạt sẽ giúp tác phẩm của bạn trông trực quan và thú vị hơn rất nhiều. Từ đó, bản vẽ Sketch thể hiện chính xác, chân thực những ý tưởng ban đầu của bạn hơn.
Điều khiển bút vẽ thông minh giúp phác thảo ý tưởng chân thực
5. Học vẽ Sketch có khó không?
Số đông mọi người khi tìm hiểu Sketch là gì sẽ đều có suy nghĩ rằng: Nếu là người đã có nền tảng vẽ, có năng khiếu và tài năng thiên phú thì việc học Sketch không khó. Tuy nhiên với người mới, chưa có bất kỳ kỹ năng và cũng không có hoa tay vẽ Sketch thực sự rất khó. Bởi khi không biết vẽ, bạn sẽ khó phác thảo được ý tưởng của mình.
Tuy nhiên theo như đánh giá từ các giảng viên thiết kế tại Unica cho biết: Vẽ Sketch không hề khó, kỹ năng nào cũng có thể cải thiện được trong quá trình luyện tập, chỉ cần bạn kiên trì. Thomas Edison từng nói: “Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện.” Vì vậy nếu như kiên trì, chăm chỉ học tập và rèn luyện, chắc chắn vẽ Sketch sẽ trở nên đơn giản với bạn.
Học vẽ Sketch không khó cũng không bao giờ trễ nếu như bạn yêu thích và có niềm đam mê với nó. Khi bắt đầu học Sketch, hãy lưu ý 5 vấn đề sau:
-
Hiểu đúng về sở thích, đam mê cũng như nhu cầu của mình.
-
Hãy học vẽ Sketch bằng cảm xúc thực sự và bằng góc nhìn của bản thân.
-
Thường xuyên cảm nhận để nâng tầm cảm thụ nghệ thuật của bản thân.
-
Chăm chỉ luyện tập hàng ngày, không ngừng kiên trì luyện tập.
Thành quả không tự nhiên mà có, để quá trình vẽ Sketch trở nên đơn giản bạn hãy không ngừng cố gắng và nỗ lực nhé.
6. Kết luận
Bài viết trên đây Unica đã giải đáp chi tiết cho bạn thắc mắc “Vẽ Sketch là gì? Tại sao Sketch lại quan trọng trong thiết kế”. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về kỹ thuật vẽ quan trọng trong thiết kế này. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành hội hoạ hay thiết kế và muốn tìm kiếm một lộ trình học thiết kế bài bản, hãy tham gia khóa học thiết kế trên Unica. Với giảng viên chất lượng kết hợp cùng với những buổi học online bổ ích, chắc chắn bạn sẽ tích lũy được rất nhiều kiến thức tuyệt vời.