Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Proxy là gì? Cài đặt Proxy thế nào cho an toàn và hiệu quả?

Nội dung được viết bởi Nguyễn Đức Việt

Trong thời đại công nghệ số, việc truy cập Internet là một trong những nhu cầu thiết yếu mỗi ngày. Để đảm bảo quá trình truy cập vào Internet luôn được diễn ra ổn định, Proxy là một công cụ hữu ích đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường bảo mật. Vậy Proxy là gì? Làm thế nào để cài đặt nó một cách đúng và an toàn? Hãy cùng Unica đi tìm hiểu công cụ này qua bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa Proxy là gì?

Proxy (còn được gọi là máy chủ ủy quyền) là một phần mềm hoặc thiết bị trung gian giữa máy tính của người sử dụng và Internet. Proxy có IP riêng và cũng có một cổng truy cập cố định.

Proxy hoạt động như một tường lửa (firewall) hoặc một bộ lọc truy cập website, có tác dụng quản lý và đảm bảo tính bảo mật trong thời gian sử dụng. Khi người dùng sử dụng Proxy để kết nối với website, yêu cầu sẽ được chuyển tiếp thông qua Proxy trước khi đến máy chủ cuối cùng.

Ví dụ: 192.168.1.100:3128, trong đó địa chỉ IP của Proxy là 192.168.1.100 còn cổng truy cập là 3128.

Định nghĩa Proxy là gi

Định nghĩa Proxy là gi

Tại sao nên sử dụng Proxy Server?

Proxy Server giống như là thiết bị trung gian giúp bảo vệ người dùng khỏi những sự cố không đáng có khi truy cập vào trong Internet. Vì vậy rất nhiều cá nhân hoặc tổ chức đã lựa chọn sử dụng máy chủ Proxy:

  • Kiểm soát việc sử dụng Internet: Việc thiết lập Proxy trong mạng nội bộ của gia đình hoặc doanh nghiệp giúp giám sát việc sử dụng Internet của nhân viên và trẻ em. Proxy sử dụng cơ chế bảo mật để từ chối truy cập vào những trang website doanh nghiệp/người giám sát không cho phép.

  • Kiểm soát nội dung: Ngày nay, trong môi trường có rất nhiều những mối đe dọa với dữ liệu của người dùng. Máy chủ Proxy ra đời giúp tạo một lớp lọc nhằm đảm bảo rằng người dùng được tiếp xúc với những thông tin chính xác, đã được sàng lọc cụ thể.

  • Tiết kiệm lưu lượng băng thông, nâng cao tốc độ: Proxy còn có khả năng sao lưu bộ nhớ cache, máy chủ Proxy tiếp nhận và xử lý hàng nghìn lượt truy cập cùng lúc mà không ảnh hưởng đến tốc độ và tiết kiệm băng thông hơn.

  • Bảo mật thông tin riêng tư: Máy chủ Proxy mã hóa yêu cầu website để không ai có thể đọc được. Điều này giúp quá trình truy cập Internet trở nên riêng tư hơn, người dùng  tránh được những trang web độc hại.

  • Vượt rào cản để truy cập vào các tài nguyên bị cấm hoặc chặn: Proxy cho phép người dùng truy cập vào những website bị chặn. Người dùng cũng có thể đăng nhập vào máy chủ Proxy ở nơi khác rồi khai thác tài nguyên.

Nguyên lý hoạt động của máy chủ Proxy 

Mọi máy tính khi tham gia Internet đều có một địa chỉ IP duy nhất. Internet cũng cần phải biết địa chỉ IP của máy tính để gửi dữ liệu đến đúng máy tính.

Về cơ bản, máy chủ Proxy là một máy tính trên Internet với địa chỉ IP riêng. Khi xuất hiện yêu cầu website, nó sẽ đến máy chủ Proxy đầu tiên. Sau đó, máy chủ Proxy sẽ thực hiện yêu cầu website, thu nhập phản hồi từ máy chủ và chuyển tiếp dữ liệu để người dùng nhìn thấy trang trong trình duyệt.

Máy chủ Proxy thay đổi địa chỉ IP để máy chủ website không biết chính xác địa chỉ của bạn. Proxy mã hóa dữ liệu để không ai có thể đọc được trong quá trình truyền tải dữ liệu. Cuối cùng, Proxy chặn truy cập vào website cụ thể dựa trên địa chỉ IP.

Cách hoạt động của Proxy sẽ đi qua các bước như sau:

  • Yêu cầu từ người dùng: Người dùng gửi yêu cầu truy cập đến một tài nguyên thông qua ứng dụng hoặc trình duyệt của người dùng.

  • Yêu cầu Proxy Server nhận được: Người dùng gửi yêu cầu đến Proxy Server thay vì gửi trực tiếp đến máy chủ cuối cùng. 

  • Kiểm tra Cache: Proxy kiểm tra lại những yêu cầu đã được lưu trữ trước đó trong bộ nhớ của Cache. Nếu có, Proxy sẽ trả về phản hồi từ bộ nhớ Cache thay vì gửi yêu cầu tới máy chủ cuối cùng. 

  • Gửi yêu cầu đến máy chủ cuối cùng: Với những yêu cầu không có sẵn trong bộ nhớ Cache hoặc bị hết hạn, Proxy Server sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ cuối cùng. 

  • Nhận phản hồi từ máy chủ cuối cùng: Proxy nhận phản hồi từ máy chủ cuối cùng, ví dụ như nội dung trang web được yêu cầu.

  • Xử lý và lưu trữ Cache: Proxy Server kiểm tra và xử lý phản hồi nhận được từ máy chủ cuối cùng. Trong trường hợp cấu hình cho phép, nó sẽ lưu trữ phản hồi vào bộ nhớ để sử dụng cho các yêu cầu tương tự trong tương lai.

  • Trả về phản hồi cho người dùng: Proxy Server gửi phản hồi nhận được từ máy chủ cuối cùng cho người dùng thông qua ứng dụng hoặc trình duyệt. Người dùng sẽ nhận được phản hồi như thể đã kết nối trực tiếp với máy chủ cuối cùng. 

Nguyên lý hoạt động của Proxy

Nguyên lý hoạt động của Proxy 

Ưu và nhược điểm khi sử dụng Proxy Server

Proxy Server là một máy chủ trung gian giữa Internet và máy tính tồn tại song song cả ưu điểm và nhược điểm, cụ thể như sau:

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Bảo mật thông tin an toàn.

  • Cải thiện hiệu suất, truy cập ổn định và tiết kiệm chi phí.

  • Quản lý, kiểm tra và loại bỏ những nội dung nguy hiểm.

  • Truy cập vào những nội dung bị chặn hoặc hạn chế.

  • Gặp hạn chế về tốc độ, giảm hiệu suất kết nối.

  • Bị mất kết nối hoặc ngắt hoạt động bất ngờ.

  • Độ bảo mật yếu khi dễ bị người khác theo dõi.

  • Các chức năng còn bị hạn chế.

Các tính năng của máy chủ Proxy 

Proxy đem lại cho người dùng hàng loạt những tính năng cần thiết. Điển hình nhất phải kể đến những tính năng quan trọng như:

Tường lửa và Filtering 

Máy chủ Proxy hoạt động tại lớp 7 - lớp Application trong mô hình tham chiếu OSI. Proxy Server hỗ trợ lọc ứng dụng một cách độc lập, riêng biệt. Khi được cài đặt chính xác và đúng cách, máy chủ có khả nâng cao đáng kể khả năng bảo mật và hiệu suất cho mạng. 

Chia sẻ kết nối với Proxy Server 

Một trong những tính năng mà nhiều người đánh giá cao ở Proxy chính là cung cấp mở rộng hiệu quả trong việc truy cập Internet. Thay vì phải gán cho mỗi máy khách một kết nối trực tiếp Internet, giờ đây chỉ cần thông qua Proxy người dùng đã được lần lượt kết nối ra ngoài. 

Caching và Proxy Server 

Proxy lưu trữ bộ nhớ Cache của các yêu cầu và phản hồi trước đó. Khi có yêu cầu mới, Proxy sẽ kiểm tra lại xem có phản hồi Cache nào phù hợp để tái sử dụng. Nhờ đó, tăng tốc độ truy cập, giảm tải cho máy chủ cuối cùng, tăng chất lượng dịch vụ mạng.

Có 3 phương pháp chính để Caching cho những trang web:

  • Tăng cường băng thông và gia tăng khả năng mở rộng.

  • Thúc đẩy tốc độ phản hồi của server đối với người dùng.

  • Cải thiện hiệu suất phục vụ trực tuyến và đảm bảo truy cập liên tục ngay cả khi kết nối mạng bị gián đoạn.

Một số tính năng của Proxy

Một số tính năng của Proxy 

Một số tính năng khác 

Bên cạnh những tính năng chính, Proxy Server cũng có một số tính năng phụ hữu ích khác:

  • Load balancing: Phân phối công việc truy cập đến nhiều máy chủ cuối cùng để đảm bảo, cân bằng khả năng chịu tải của hệ thống.

  • Giám sát và ghi lại: Proxy ghi lại những yêu cầu và phản hồi đi qua nó, theo dõi hoạt động mạng, xem xét lưu lượng. Qua đó, phát hiện và phản ứng đối với các xâm nhập và hoạt động bất thường.

  • Ẩn danh: Proxy ẩn địa chỉ IP của người dùng và thay thế bằng một địa chỉ IP tạm thời khác.

  • Kiểm soát truy cập: Proxy cho phép quản trị viên thiết lập các quy tắc và hạn chế truy cập đối với những người dùng, địa chỉ IP, giao thức hoặc các yếu tố khác.

Phân loại các loại máy chủ Proxy Server 

Proxy được phân loại theo những tiêu chí khác nhau. Có người phân loại theo kiểu giao thức, có người lại phân loại theo tính linh hoạt. Nhìn chung, Proxy Server được phân thành 04 lại chính.

Transparent Proxy (Proxy trong suốt)

Proxy trong suốt là máy chủ Proxy sử dụng địa chỉ IP để xác thực các yêu cầu khi duyệt website. Transparent Proxy được sử dụng phổ biến ở những địa điểm công cộng (thư viện,, cơ sở giáo dục, trung tâm thương mại...). Loại máy chỉ này khá được ưa chuộng bởi khả năng kiểm soát nội dung trực tuyến và dễ thiết lập trên hệ thống máy khách - máy chủ.

Anonymity Proxy (Proxy ẩn danh)

Proxy ẩn danh hoạt động dưới cơ chế tương tự những website cho phép duyệt web không lưu lại thông tin cá nhân. Điểm khác biệt của Anonymity Proxy là không sử dụng địa chỉ IP cá nhân để kết nối với website.

Tuy vậy, loại Proxy này vẫn đảm bảo an toàn thông tin cá nhân, không để lại bất kỳ dấu vết nào khi lướt website.

Distorting Proxy (Proxy mạo danh)

Proxy mạo danh được thiết lập như một máy chủ không có tên. Chúng có nhiệm vụ thay thế địa chỉ IP thực của người dùng bằng một địa chỉ IP giả. Vì vậy, người dùng có thể kết nối với các trang website bị hạn chế hoặc cấm truy cập không bị phát hiện.

Distorting Proxy được tạo ra nhằm vượt qua các rào cản kỹ thuật, mở rộng quyền truy cập thông tin một cách linh hoạt và an toàn hơn cho người dùng.

High Anonymity Proxy (Proxy ẩn danh cao cấp)

So với các loại ẩn danh thông thường thì Proxy ẩn danh cao cấp đem đến nhiều lợi thế hơn cả. High Anonymity Proxy tạo môi trường lướt web bảo mật, an toàn tuyệt đối. Đồng thời cũng sẽ thay đổi địa chỉ IP định kỳ giúp việc theo dõi nguồn gốc lưu lượng truy cập trở nên khó khăn hơn. 

Ứng dụng thực tế qua việc sử dụng Proxy 

Proxy được ứng dụng nhiều trong kinh doanh và công nghệ thông tin. Nhiều doanh nghiệp chọn sử dụng Proxy để kiểm soát nhân viên, nâng cao năng suất hiệu quả làm việc, đồng thời cũng để:

  • Bảo mật thông tin: Proxy ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài và giảm thiểu khả năng bị mất thông tin. Đặc biệt, nó còn hỗ trợ bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng bằng cách ẩn địa chỉ IP và mã hóa lưu lượng truy cập. 

  • Giảm thiểu chi phí: Proxy Server giảm thiểu chi phí bằng việc tối ưu hóa việc sử dụng băng thông Internet, lưu trữ bản sao các file phổ biến, giảm thời gian tải xuống.

  • Quản lý mạng: Proxy được ứng dụng nhiều nhất trong việc kiểm soát, giới hạn truy cập vào những website không cần thiết, giúp tăng tốc độ Internet.

  • Kiểm soát truy cập: Proxy kiểm soát truy cập vào những trang và ứng dụng độc hại, không an toàn.

Hướng dẫn cài đặt Proxy an toàn và hiệu quả 

Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết về việc cài đặt sử dụng Proxy cho người mới.

Cách thiết lập Proxy trên Chrome 

Bước 1: Mở trình duyệt Chrome và lựa chọn biểu tượng có dấu ba chấm và chọn Cài đặt.

Bước 2: Chọn Hệ thống và chọn Mở tùy chọn cài đặt Proxy trên máy tính của bạn.

Bước 3: Tại tẻ Manual Proxy setup mở mục Use a Proxy Server ở Set up, chuyển từ Off sang On rồi nhập địa chỉ Proxy vào ô Script address. Nhấn Save để hoàn tất quá trình.

Cài đặt Proxy trên Chorme

Cài đặt Proxy trên Chorme

Cách thiết lập Proxy trên Firefox 

Bước 1: Ở thanh công cụ, mở mục Menu, kéo xuống cuối cùng chọn Option.

Bước 2: Trong tab Connection Setting chọn mục Manual Proxy configuration.

Bước 3: HTTP Proxy, điền thông tin địa chỉ IP vào cổng của HTTP Proxy Server

Cách thiết lập Proxy trên điện thoại 

Bước 1: Mở công cụ cài đặt, chọn biểu tượng Wifi rồi nhấn vào biểu tượng chữ “i” nằm ở góc phải ngoài cùng của một mạng kết nối Wifi.

Bước 2: Chọn mục Cấu hình Proxy (Configure Proxy) ở phía dưới cùng, chọn mục Thủ công (Manual). Lần lượt nhập địa chỉ theo trình tự Máy chủ (Server) > Số Port và cuối cùng ấn Lưu (Save).

Cài đặt Proxy trên điện thoại

Cài đặt Proxy trên điện thoại

Câu hỏi thường gặp

Proxy là một công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, xoay quanh vấn đề Proxy là gì người dùng có rất nhiều thắc mắc, cụ thể như sau:

Câu 1: Có nên sử dụng Proxy trả phí không?

Người dùng thường cân nhắc giữa phiên bản Proxy trả phí và Proxy miễn phí. Thực tế, việc sử dụng phiên bản trả phí hay miễn phí là do nhu cầu của mỗi người. Khi sử dụng Proxy trả phí, người dùng cần phải trích một khoản tiền và duy trì nó.

Trong trường hợp chỉ có những nhu cầu đơn giản như ẩn danh hoặc truy cập vào những website bị chặn, người dùng nên ưu tiên sử dụng phiên bản miễn phí. Tuy nhiên. phiên bản trả phí vẫn có những ưu điểm vượt trội hơn đó là:

  • Tốc độ nhanh và ổn định hơn.

  • Khả năng bảo mật cao.

  • Có nhiều máy chủ hơn và được đặt ở nhiều vị trí khác nhau trên toàn thế giới.

Câu 2: Proxy miễn phí có đáng tin cậy không?

Proxy miễn phí thường được đánh giá là không đáng tin cậy và gây rủi ro cho người dùng. Khi sử dụng những Proxy miễn phí, không rõ nguồn gốc sẽ gây ra hậu quả như mất an toàn, bị đánh mất thông tin.

Ngoài ra, loại Proxy này sẽ hay gặp tình trạng mất kết nối, thậm chí là bị bên thứ ba truy cập vào và đánh cắp dữ liệu. Vậy nên, nếu bạn cần sử dụng Proxy, hãy tìm mua những dịch vụ Proxy từ những nhà cung cấp đáng tin cậy.

Câu 3: Cách ứng dụng Proxy hiệu quả cho SEO?

Để sử dụng Proxy hiệu quả trong SEO, cần lưu ý một số điểm sau:

  • Chọn các Proxy Server có độ trung thực cao và tốc độ nhanh.

  • Sử dụng Proxy Server từ các khu vực địa lý khác nhau để giảm thiểu rủi ro bị Google đánh giá là spam.

  • Sử dụng Proxy Server để đánh giá vị trí xếp hạng của website.

  • Tránh sử dụng Proxy miễn phí.

  • Kết hợp sử dụng công cụ quản lý Proxy để kiểm soát và theo dõi việc sử dụng Proxy.

Tổng kết

Với những thông tin chia sẻ trong bài viết, chắc chắn bạn đọc đã hiểu rõ được khái niệm Proxy là gì cũng như chức năng và cách cài đặt an toàn. Nhìn chung, việc cài đặt Proxy Server đem lại rất nhiều lợi ích cho người dùng, hỗ trợ hiệu quả trong việc đảm bảo quyền riêng tư cho người dùng Internet. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích khác, hãy tham khảo tại blog Unica nhé.

0/5 - (0 bình chọn)