Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Nghệ thuật cắm hoa Ikebana của người Nhật Bản bạn đã biết chưa

Nếu như người ta chỉ biết đến Nhật Bản bởi cái tên gọi là xứ sở hoa anh đào hay đất nước mặt trời mọc, nơi nổi tiếng với kịch Noh, Trà đạo,... thì chưa đủ mà  xứ sở phù tang này còn nổi tiếng với nghệ thuật cắm hoa đỉnh cao Ikebana. Hãy cùng Unica.vn tìm hiểu về nghệ thuật cắm hoa độc đáo này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nghệ thuật cắm hoa Ikebana là gì? 

Giống như những loại hình nghệ thuật khác, Ikebana thể hiện sự sáng tạo trong những quy tắc cắm hoa nhất định. Vẻ đẹp của bình hoa là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, hình dạng tự nhiên của cành cây, lá, cỏ, hoa tươi được bàn tay khéo léo và tinh tế của người cắm hoa để cho ra một kiệt tác nghệ thuật.

Theo nghĩa văn học, Ikebana là “hoa sống”, được diễn tả và bài trí bởi hoa và điểm xuyết thêm một cành cây khô, một ngọn cỏ,... bộc lộ những sắc thái quen thuộc mà gần gũi với thiên nhiên. Qua đó, khi “thưởng” hoa các bạn sẽ bộc lộ được những cung bậc cảm xúc nhất định và không thể nào lãng quên bởi nét đặc trưng vốn có của nghệ thuật cắm hoa này.

2. Lịch sử ra đời của nghệ thuật cắm hoa Ikebana

Ikebana còn được gọi là Kado hay “hoa đạo”, có nguồn gốc từ nghi lễ dâng hoa cho Đức Phật rồi dần phát triển thành một hình thức nghệ thuật đặc biệt từ thế kỷ XV với nhiều phong cách và trường phái. 

Giữa thế kỷ XV, cùng với sự nổi lên của những phong cách cổ điển đầu tiên, Ikebana trở thành một môn nghệ thuật đặc trưng của tôn giáo. Sau thời kỳ phục hưng Minh Trị năm 1868, nghệ thuật cắm hoa truyền thống Ikebana bị văn hóa phương Tây lấn áp. Tuy nhiên đến cuối thế kỷ XIX nghệ thuật cắm hoa Ikebana đã được khôi phục trở lại và phát triển đến ngày nay. 

3. Triết lý tiềm ẩn trong nghệ thuật cắm hoa Ikebana

Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản Ikebana gồm 3 nhóm hoa, lá, cành xếp đặt theo hình tam giác. Nhóm chính ở giữa thẳng đứng, nhóm thứ hai được xếp nghiêng về một bên so với nhóm chính, nhóm thứ ba xếp ngược lại nghiêng về phía đối so với nhóm thứ hai. Thêm vào đó, ba đường nét chính trong bình hoa hay lẵng hoa là thứ tượng trưng cho Trời - Đất - Người. Đường nét quan trọng nhất của cành hoa tượng trưng cho “Trời” là đường trung tâm của toàn thể bình hoa, lẵng hoa vì thế người ta chọn cành mạnh mẽ nhất để cắm. Tiếp theo đến cành hoa thứ hai sẽ đại diện cho “Nhân” - người, cành này phải được xếp đặt sao cho diễn tả rõ đường hướng phát triển và bung ra từ đường trung tâm. Chiều cao của cành thứ bằng ⅔ chiều cao của cành chính nhưng có phần hơi nghiêng về cành chính.

Cành thứ ba tượng trưng cho “Đất”, là phần ngắn nhất, được đặt xoay về phía trước hay hơi đối nghịch với phía gốc của hai cành kia. Sau đó, các bông hoa được thêm khéo léo và bài trí theo một bố cục rõ ràng để toát lên cái hồn của nghệ thuật cắm hoa Ikebana mang đậm hơi thở truyền thống nền văn hóa Nhật Bản. 

Trong khi cắm hoa, người ta sẽ đặt chiếc khay đựng tất cả các hoa, lá, cành,... về phía phải và khi cắm hoa sẽ đặt đĩa hoặc bình hoa cách 60cm trước mặt người cắm. Nếu đặt đĩa cắm hoa gần thì dễ cắm hơn nhưng khó có thể nhận ra bố cục và sẽ mất đi cái hồn của nghệ thuật cắm hoa này. Vì vậy, khi cắm hoa Ikebana người Nhật sẽ đứng ở một khoảng cách nhất định. 

Dưới đây là một vài mẫu nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản Ikebana:

Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản

Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản

Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản

Ngày nay, nhờ có sự du nhập các nền văn hóa, cho nên nghệ thuật Ikebana đã được nhiều người Việt Nam lựa chọn để tạo nên một phong cách cắm hoa riêng biệt và mới mẻ. Tùy theo sở thích và nhu cầu, bạn có thể lựa chọn cho mình phong cách cắm hoa phù hợp, tạo nên không gian độc đáo của chính mình. Bạn có thể tham khảo thêm khoá học cắm hoa online Dạy cắm hoa cơ bản theo phong cách phương Tây. 

Chúc cho các bạn luôn có một cuộc sống đẹp và ngập tràn sắc hoa.

>> Mách bạn 8 cách cắm hoa tươi lâu, cả tuần không bị hỏng

>> 3 cách cắm hoa để bàn đơn giản mà đẹp đến ngỡ ngàng

[Tổng số: 20 Trung bình: 3]

Tags: Cắm hoa