Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Logistics là gì? Tổng quan về ngành dịch vụ Logistics

Như các đã biết, để sản phẩm/ dịch vụ đến gần hơn với người tiêu dùng thì không thể thiếu khâu cung ứng và vận chuyển sản phẩm. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi xem Logistics là gì? Tổng quan về Logistics thông qua bài viết dưới đây nhé. 

Logistics là gì?

Logistics có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng hiểu một cách đơn giản nhất Logistics là quá trình cung ứng và vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến kho trung chuyển, thông qua các nhà phân phối để đến tay tận tay người tiêu dùng. 

Không chỉ trong xã hội hiện đại, người ta mới biết ý nghĩa thật sự của Logistics mà từ xa xưa trong thời kỳ la mã, Logistics được áp dụng trong việc cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết cho các doanh trại bộ đội để đảm bảo các hoạt động liên quan đến chiến đấu diễn ra thông suốt

Ngày nay, có rất nhiều những doanh nghiệp mới được mở ra chuyên về ngành Logistics để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các khâu luân chuyển hàng hóa, đóng gói, lưu trữ, bảo quản sản phẩm trong và ngoài nước. Chính vì sức cạnh tranh này, mà các doanh nghiệp về Logistics phải không ngừng cải tiến về kĩ thuật, tốc độ vận chuyển với một mức giá hợp lý.

>>> Xem ngay: Gratification là gì? Cách vượt qua khuynh hướng hài lòng tức thì

Logistics-la-gi-4

Giải thích thuật ngữ Logistics

Chính vì sự đa dạng của ngành công nghiệp Logistics mà nó giúp mở rộng cơ hội việc làm cho những sinh viên theo nghề này. Có thể kể đến một số việc liên quan đến ngành Logistics như sau: giao nhận, cung ứng vật tư, kinh doanh quốc tế, dịch vụ khách hàng, điều hành vận tải…

Hiểu rõ về thuật ngữ Logistic, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những lợi ích đặc biệt mà Logistics mang lại như sau:

- Thứ nhất, Logistics góp phần nâng cao năng suất sản xuất, giảm thiểu rủi ro và các chi phí không đáng có giúp cho quá trình sản xuất trở nên đơn giản hơn rất nhiều. 

- Thứ 2, Logistics đảm bảo quá trình cung ứng, lưu thông, phân phối sản phẩm diễn ra theo đúng quy trình, nhanh chóng, đơn giản và an toàn. 

- Thứ 3, dịch vụ Logistics góp phần mở rộng cơ hội việc làm, tăng giá trị của các doanh nghiệp vận tải thực hiện chức năng giao nhận.

- Thứ 4, ngành Logistics phát triển góp phần tạo nên thị trường buôn bán sôi nổi, tấp nập diễn ra trên phạm vi toàn cầu. 

Các hình thức Logistics phổ biến hiện nay

- 1PL - First Party Logistic

Với hình thức này doanh nghiệp sản xuất chịu mọi trách nhiệm trong hoạt động lưu trữ, vận chuyển từ đầu vào tới đầu ra.

- 2PL - Second Party Logistic

Doanh nghiệp sản xuất quản lý Logistic và cũng thuê ngoài thêm dịch vụ Logistic trong chuỗi cung ứng của mình. 2PL là hình thức được hiểu có 2 bên liên quan.

- 3PL - Third Party Logistic

Doanh nghiệp sản xuất chủ động thuê ngoài dịch vụ quản lý Logistic và thực hiện một số hoạt động của Logistic.

- 4PL - Fourth Party Logistic

Doanh nghiệp sản xuất thuê toàn bộ dịch vụ Logistic bên ngoài quản lý. Từ phân phối, điều hành để tạo ra một chuỗi Logistic hoạt động hiệu quả.

Quy trình dịch vụ Logistic cơ bản

Các hoạt động của Logistics bao gồm:

logistic-la-gi-2

- Dịch vụ khách hàng: ngày nay nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics tăng cao do đó trách nhiệm của phía nhà cung cấp dịch vụ cũng phải được đề cao, vậy nên bạn cần giải quyết các đơn đặt hàng của khách hàng, có thể truy xuất đơn hàng, thủ tục hải quan, xử lý, đơn từ khiếu nại tố cáo từ khách hàng. Dịch vụ khách hàng bao gồm 3 yếu tố như trước khi giao dịch, trong giao dịch, sau khi giao dịch với những công việc hết sức cụ thể. 

- Dự báo nhu cầu: đòi hỏi bạn cần phải có nhiều kinh nghiệm, khả năng phân tích thị trường và thấu hiểu được nhu cầu khách hàng, từ đó có được cái nhìn tổng quan để có thể đưa ra dự báo nhu cầu xác định và ít sai xót nhất. 

- Thông tin trong phân phối: Sự phối hợp giữa các hệ thống cung cấp cho nhà quản lý Logistics những thông tin chính xác và kịp thời để lên kế hoạch, thực thi và điều chỉnh các hoạt động logistics của doanh nghiệp

- Kiểm soát lưu kho: công việc kiểm soát kho thực hiện công việc sắp xếp, phân loại hàng hóa, đảm bảo tiêu chuẩn của hàng hóa trong kho

- Vận chuyển nguyên vật liệu: là quá trình vận chuyển vật liệu từ nơi sản xuất địa điểm có nhu cầu sử dụng. Logistics cần lựa chọn hình thức vận chuyển cho từng lô hàng sao cho đáp ứng được các yêu cầu của khách về giá cả. Quá trình vận chuyển đến các phương tiên vận tải cần diễn ra nhanh chóng, an toàn, tối ưu hiệu quả.

- Quản lý quá trình đặt hàng: việc quản lý quá trình đặt hàng ngày nay diễn ra đơn giản hơn nhờ sự hỗ trợ của các hệ thống đặt hàng, kỹ thuật hiện đại để có thể nhập liệu, theo dõi trạng thái và xử lý đơn hàng, tránh được những lỗi chồng chéo gây khó khăn trong quá trình quản lý.

- Thu gom hàng hóa: Công việc này đòi hỏi phải có sự rà soát và tính toán hợp lý các tuyến hành trình để lên kế hoạch thu gom hàng hóa được tối ưu nhất.

- Đóng gói, xếp dỡ hàng

- Phân loại hàng hóa.

Chính vì vậy những dịch vụ Logistics ra đời với sự chuyên nghiệp và giải pháp Logistics thông minh sẽ là đối tác cực kỳ hữu ích cho doanh nghiệp.

Chức năng của Marketing Logistics

Sau khi giải thích thuật ngữ Logistics là gì, rất nhiều bạn sẽ thắc mắc vậy Logistics sẽ thực hiện những chức năng nào. Hãy cùng chúng tôi tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Phân phối sản phẩm

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp tìm được những khách hàng tiềm năng thông qua Logistic. Bởi lẽ, Logistics không chỉ cung ứng sản phẩm phù hợp với mô hình công ty bạn mà còn đảm bảo mọi giao dịch từ khâu mua bán, lập hóa đơn, vận chuyển và giao hàng đúng như dự kiến ban đầu. Chính vì vậy, doanh nghiệp bạn có thể hoàn toàn yên tâm 100% khi tiến hành đặt cọc tiền để bên Logistics thực hiện chức năng phân phối sản phẩm diễn ra nhanh chóng, đúng hẹn. 

>>> Xem ngay: PEST là gì? Tìm hiểu chi tiết các yếu tố trong mô hình PEST

logistics-la-gi-3

Logistics làm nhiệm vụ phân phối và cung ứng sản phẩm

Giá bán

Để hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi sẽ lấy một ví dụ như sau: Khi bạn muốn kinh doanh các sản phẩm quần áo, giày dép từ Quảng Châu thì marketing Logistics sẽ làm nhiệm vụ đàm phán về giá cả và tiến hành các giao dịch, sau đó vận chuyển trực tiếp đến tận tay bạn. Ngoài mức giá mà nhà cung ứng sản phẩm đưa ra, Logistics sẽ quyết định giá bán cuối cùng dựa trên chi phí vận chuyển theo cân nặng, kích thước, hình thức vận chuyển là chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát thông thường. 

Lấy một ví dụ khác như sau: Nếu doanh nghiệp bạn muốn kinh doanh các sản phẩm liên quan đến đồ gia dụng nhập khẩu 100% như: tivi, tủ lạnh, lò vi sóng, máy rửa bát… thì mức giá và phí dịch vụ Logistics đưa ra chắc chắn sẽ cao hơn so với các mặt hàng về quần áo và giày dép vì khâu vận chuyển sản phẩm khá cồng kềnh và quy trình bảo quản để sản phẩm không bị va đập, trầy xước cũng nghiêm ngặt hơn.

Qua 2 ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rõ một điều rằng Logistics sẽ nhận nhiệm vụ, chức năng điều chỉnh và quyết định giá cả cuối cùng để đưa sản phẩm đến tận tay doanh nghiệp. Việc tăng hay giảm giá cho chi phí dịch vụ vận chuyển sẽ tùy thuộc vào sản phẩm mà bên cung ứng sản phẩm cung cấp. 

Khuyến mãi

Để giúp doanh nghiệp bán sản phẩm ra ngoài thị trường, Marketing Logistic còn làm nhiệm vụ là quảng cáo. Nghĩa là Logistics là liên kết với nhà cung cấp bên ngoài để phân phối lại các sản phẩm đó. Quá trình này phải diễn ra thống nhất, đảm bảo sự vận hành thông suốt dưới sự kiểm soát của các đơn vị Logistics.

Địa điểm

Đừng bao giờ giải thích với khách hàng rằng có giá bán sản phẩm như vậy là do quá trình Logistics bới thứ mà họ quan tâm đó là đầu ra. Bởi lẽ việc lựa chọn địa điểm gần hay xa. trung tâm hay ngoại thành sẽ ảnh hưởng đến giá thành cuối cùng của sản phẩm thông qua cách tăng giảm chi phí mà Marketing logistics đưa ra. 

Bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng bạn đọc tìm hiểu về tổng quan ngành Logistics là gì. Hiểu được tầm quan trọng của ngành dịch vụ Logistics, chúng tôi hy vọng Logistics sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian sắp tới để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)