Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Kinh nghiệm mở nhà hàng từ A – Z dành cho người mới bắt đầu kinh doanh

Nội dung được viết bởi Nguyễn Hoàng Hải

Kinh doanh F&B nói chung và kinh doanh nhà hàng nói riêng được xem là mảnh đất màu mỡ. Bởi ăn uống là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người. Chính vì vậy, càng ngày càng có nhiều chủ đầu tư muốn bước chân vào thị trường này để “kiếm lời”. Tuy nhiên sự cạnh tranh trong lĩnh vực này vô cùng gay gắt, nó đòi hỏi người kinh doanh cần phải hiểu rõ về thị trường và có kinh nghiệm mở nhà hàng. Để giúp người kinh doanh “một bước bốn lời” trong vấn đề này, bài viết sau Unica sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm xương máu, hãy bỏ túi ngay cho mình nhé.

1. Cần chuẩn bị gì khi mở một nhà hàng ăn uống?

Trước khi đi tìm hiểu kinh nghiệm mở nhà hàng, người mới bắt đầu kinh doanh cần phải làm tốt công tác chuẩn bị. Dưới đây là một số những điều quan trọng và cần thiết nhất khi mở nhà hàng ăn uống, bạn hãy tham khảo nhé.

1.1. Giấy phép kinh doanh nhà hàng

Chuẩn bị đầy đủ giấy phép theo đúng quy định của pháp luật khi kinh doanh nhà hàng giúp nhà hàng yên tâm kinh doanh, không lo bị pháp luật sờ gáy. Nhiều người nghĩ rằng, mở bán những quán ăn nhỏ, nhà hàng nhỏ lẻ thì không cần liên quan đến giấy tờ hay thủ tục pháp lý rắc rối. Tuy nhiên thực tế không phải vậy, việc không có đủ giấy tờ kinh doanh có liên quan đã khiến nhiều nhà hàng bị phạt, số tiền phạt bao nhiêu sẽ tuỳ theo mức độ vi phạm.

chuan-bi-day-du-giay-to-truoc-khi-kinh-doanh.jpg

Chuẩn bị giấy phép kinh doanh nhà hàng

Hai loại giấy tờ quan trọng nhất cần có khi mở nhà hàng đó là:

- Giấy tờ kinh doanh dịch vụ ăn uống.

- Giấy đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Kinh nghiệm mở nhà hàng cho bạn đó là: Trước khi bắt đầu kinh doanh hãy chuẩn bị đầy đủ 2 loại giấy tờ này. Ngoài ra, dựa theo mô hình kinh doanh mà bạn sẽ phải bổ sung thêm một số giấy tờ như: giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC, giấy tờ đăng ký nhãn thương hiệu, giấy phép bán lẻ rượu,...

1.2. Mặt bằng mở nhà hàng kinh doanh

Mặt bằng là yếu tố quan trọng bạn cần đặc biệt quan tâm khi có ý định mở nhà hàng. Kinh nghiệm mở nhà hàng là bạn phải xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, là học sinh/ sinh viên hay dân văn phòng. Sau khi đã xác định được chân dung khách hàng muốn hướng tới, bạn sẽ tìm kiếm được mặt bằng phù hợp để kinh doanh nhà hàng.

kinh-doanh-nha-hang-thich-ung-linh-hoat.jpg

Lựa chọn mặt bằng kinh doanh nhà hàng

1.2.1. Lựa chọn vị trí mở nhà hàng

Vị trí mở nhà hàng cần phù hợp với nhóm khách hàng mà nhà hàng đặt làm đối tượng phục vụ chính. Ví dụ: Nếu đối tượng khách hàng là dân văn phòng thì bạn đặt vị trí nhà hàng tại khu cao ốc văn phòng. Hoặc nếu đối tượng khách hàng là học sinh/ sinh viên thì bạn sẽ chọn vị trí mở nhà hàng tại các khu trường học, ký túc xá.

Lưu ý: Khi lựa chọn vị trí mở nhà hàng bạn cần tìm hiểu kỹ xem khu vực đó đã xuất hiện mô hình tương tự hay chưa. Tục ngữ có câu “buôn có bạn, bán có phường”, nếu khu vực bạn dự định mở nhà hàng đã có mô hình tương tự rồi thì bạn có thể mở nhà hàng ở khu vực đó để tạo thêm sự lựa chọn cho khách hàng.

Tuy nhiên, việc mở mô hình tương tự cũng sẽ là thách thức bởi nếu như bạn không làm tốt hơn đối thủ, bạn sẽ không thể cạnh tranh được. Để cạnh tranh với đối thủ trong khu vực, bạn cần phải làm tốt hơn. Hoặc bạn tìm thêm vị trí mở nhà hàng khác mà xung quanh chưa có đối thủ hoạt động theo mô hình tương tự bạn.

1.2.2. Diện tích và không gian mặt bằng

Để thực khách cảm thấy thoải nhất có thể mỗi khi tới nhà hàng, khâu chọn diện tích và không gian mặt bằng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Kinh nghiệm mở nhà hàng là bạn nên chọn những mặt bằng có mặt tiền rộng, thông thoáng và có đủ ánh sáng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chú ý đến các yếu tố khác như: chỗ để xe rộng rãi, khu vực nhà hàng đảm bảo an ninh,..

chi-phi-thue-mat-bang-nha-hang.jpg

Diện tích và không gian mở nhà hàng

1.2.3. Chi phí thuê mặt bằng

Giá thuê mặt bằng không nên quá cao vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vốn ban đầu cũng như vốn duy trì nhà hàng. Thông thường, chi phí thuê mặt bằng sẽ phụ thuộc vào vị trí và diện tích. Nếu bạn thuê mặt bằng tại khu trung tâm, đi lại thuận tiện và diện tích lớn thì chắc chắn chi phí thuê sẽ cao. Chi phí thuê mặt bằng bao nhiêu là hợp lý sẽ dựa vào mô hình kinh doanh và đối tượng khách hàng hướng tới.

kinh-doanh

Lưu ý: Chi phí thuê mặt bằng không được vượt quá 20% vốn kinh doanh nhà hàng.

1.3. Chuẩn bị vốn để mở nhà hàng ăn uống

Rất nhiều nhà hàng đã phải đóng cửa do ngay từ đầu người chủ không đủ vốn để duy trì các hoạt động. Vì vậy, việc dự trù một khoản chi phí kinh doanh cụ thể đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là một trong những kinh nghiệm mở nhà hàng được nhiều người quan tâm nhất. Một số khoản chi phí bắt buộc cần có khi mở nhà hàng ăn uống đó là: chi phí thuê mặt bằng, vận hành, nhập nguyên liệu, trang thiết bị, dụng cụ, thuê nhân viên,... Chủ kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ những khoản vốn này để duy trì hoạt động kinh doanh được tốt nhất.

Mách bạn: Bạn nên chuẩn bị cho mình một bảng dự trù kinh phí bao gồm hết những khoản bắt buộc phải chi. Việc hoạch định chi phí này giúp nhà hàng nhận thức rõ được số vốn sẽ phải chuẩn bị.

mo-nha-hang-an-uong-can-bao-nhieu-von.jpg

Chuẩn bị vốn đầy đủ trước khi mở nhà hàng ăn uống

Bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh quán cafe, nhà hàng nhưng không biết bắt đầu từ đầu và cũng không có ai truyền đạt kinh nghiệm. Đừng lo, hãy đăng ký ngay khoá học kinh doanh qua video trên Unica để được các chuyên gia hướng dẫn. Khoá học sẽ giúp bạn xây dựng quy trình kinh doanh, nắm được công thức, tâm lý khách hàng để kinh doanh đông khách nhất.

Bí quyết kinh doanh quán cà phê kèm trọn bộ công thức pha chế
Nguyễn Tấn Duy
299.000đ
800.000đ

Vận hành kinh doanh quán cafe, trà sữa
Nguyễn Tấn Trung
549.000đ
700.000đ

Công thức làm sốt nướng - lẩu cho người kinh doanh nhà hàng, quán ăn
Nguyễn Thu Hương (Choé)
699.000đ
1.000.000đ

2. Tổng hợp kinh nghiệm mở nhà hàng thành công

Kinh doanh nhà hàng ăn uống đang có sức cạnh tranh rất cao. Vì vậy bạn tuyệt đối không nên chủ quan, nhất là người mới. Để giúp bạn kinh doanh thành công trong lĩnh vực này, sau đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn một vài kinh nghiệm, hãy tham khảo ngay để chủ động và yên tâm hơn với quá trình kinh doanh của mình nhé.

2.1. Xác định phân khúc khách hàng

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu ăn uống của con người ngày càng cao hơn. Tuỳ mỗi đối tượng khách hàng mà họ sẽ có những đòi hỏi riêng. Trước khi bắt tay vào kinh doanh nhà hàng, việc quan trọng và đầu tiên cần làm đó chính là xác định phân khúc khách hàng. Cụ thể hơn là bạn xác định rõ thu nhập, sở thích và nhu cầu của họ. Đồng thời phân tích, xác định đối thủ cạnh tranh. Từ đó xác định mô hình nhà hàng đặc thù và xác định phương thức kinh doanh phù hợp giúp công việc kinh doanh của nhà hàng được thuận tiện hơn.

2.2. Lựa chọn mô hình kinh doanh

Có thể bạn không biết nhưng thực tế trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng có rất nhiều các mô hình khác nhau, bao gồm: nhà hàng bình dân, nhà hàng buffet, nhà hàng chay, nhà hàng tiệc cưới,... Để chủ động và kinh doanh đúng hướng, bạn bắt buộc phải xác định được mô hình kinh doanh cụ thể cho mình. Điều này sẽ giúp bạn xác định rõ hơn về phong cách decor, món ăn phục vụ, phương hướng marketing,...

bo-tri-nhan-vien-khoa-hoc-trong-nha-hang.jpg

Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp

2.3. Cơ sở vật chất và thiết bị mở nhà hàng ăn uống

Để nhà hàng đạt tiêu chuẩn và đủ điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống thì nhà hàng bắt buộc phải trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị, bao gồm: bàn ghế, hệ thống đèn, hệ thống điện nước, đồ dùng nhà bếp,... Việc trang bị cơ sở vật chất và thiết bị mở nhà hàng ăn uống như thế nào sẽ tùy theo mỗi mô hình của nhà hàng.

Lưu ý:

- Thiết bị nhà bếp nên thiết kế theo đúng phong thuỷ để hỗ trợ kinh doanh thuận tiện, chiêu hút tài lộc.

- Khu vực đón khách, dùng bữa và nhà bếp là nơi cần được quan tâm hàng đầu.

- Khu vực để xe cần thông thoáng, không chắn lối đi.

- Khu vực phục vụ rộng rãi, sạch sẽ, trang bị đầy đủ bàn ghế và những thiết bị thiết yếu phục vụ cho quá trình dùng bữa được tốt nhất.

2.4. Phương hướng thiết kế, trang trí nhà hàng

Ngoài việc xác định mô hình kinh doanh, trang bị đầy đủ cơ sở vật vật và thiết bị, kinh nghiệm mở nhà hàng thu hút khách hàng đó là đầu tư cho thiết kế, trang trí nhà hàng. Việc trang trí giúp không gian nhà hàng đẹp hơn là một điểm cộng rất lớn để giữ chân khách hàng trở lại lần sau. Bên cạnh đó, việc trang trí cũng tạo nên sự đồng nhất nội thất phù hợp với thị yếu của khách hàng mục tiêu.

Để thiết kế, trang trí nhà hàng đẹp không hề đơn giản, nó đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Chủ đầu tư cần phải lên mạng tham khảo mẫu và trao đổi với người thiết kế thì mới có thể tạo nên được một phong cách riêng biệt cho nhà hàng.

Lưu ý: Thiết kế, trang trí nhà hàng nên quan tâm đến yếu tố phong thuỷ để quá trình làm ăn được phát đạt hơn nhé.

khong-gian-nha-hang-doc-dao.jpg

Phong cách thiết kế nhà hàng kiểu dân gian

2.5. Kinh nghiệm thiết lập menu nhà hàng và định giá món ăn

Thiết kế thực đơn cũng được xem là kinh nghiệm mở nhà hàng hiệu quả mà bạn nhất định không được bỏ qua. Bởi thực đơn chính là công cụ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nếu thực đơn trông đẹp, độc đáo và đẳng cấp thì khách hàng sẽ bị thu hút, từ đó kích thích gọi nhiều món hơn.

Kinh nghiệm thiết kế menu đem lại giá trị cao cho nhà hàng đó là:

- Menu cần sắp xếp theo mục từ khai vị, món chính, món phụ đến món tráng miệng.

- Thực đơn theo món: đồ biển, đồ chay, đồ hải sản.

- Menu thiết kế đẹp mắt theo phong cách chủ đạo của nhà hàng, hiển thị sẵn giá để khách có thể dễ dàng và chủ động lựa chọn.

Thiết kế thực đơn món ăn được xem là một trong những cách tạo sự độc đáo và thể hiện đẳng cấp của một nhà hàng. Các món ăn trong menu phải được sắp xếp từ khai vị cho đến món phụ, món chính, theo từng loại món ăn như đồ rừng, đồ biển, hải sản, đồ chay…

Mách bạn: Để cân đối giá cả cho món ăn, theo kinh nghiệm của những người đã mở nhà hàng lâu năm và thành công chi biết: Họ sẽ quy định giá cao hơn tiền nguyên vật liệu từ 30-35% và tuỳ theo món ăn sẽ đong đếm khẩu phần hợp lý theo mùa vụ.

thiet-ke-menu-nha-hang-dep-mat.jpg

Menu nhà hàng độc đáo và ấn tượng

2.6. Kinh nghiệm tuyển dụng và đào tạo nhân sự nhà hàng

Nếu những kinh nghiệm mở nhà hàng chia sẻ bên trên là yếu tố giúp anh chị thu hút khách hàng đến nhà hàng lần đầu thì nhân sự chính là yếu tố để giữ chân khách hàng. Để giữ chân khách hàng cũng như để có một hệ thống bán hàng hoạt động trơn tru, bạn cần có kinh nghiệm tuyển dụng và đào tạo nhân sự nhà hàng.

Nhân viên tại nhà hàng dù là cấp quản lý hay nhân viên thì cũng đều phải là những người có kinh nghiệm, tác phong làm việc nhanh nhẹn và chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn ngành F&B. Thái độ nhân viên khi tiếp xúc với khách hàng phải niềm nở, vui vẻ và cởi mở, nhiệt tình. Như vậy mới giúp nhà hàng tạo dựng được mối quan hệ bền vững với khách hàng.

2.7. Marketing và quảng bá nhà hàng

Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ số phát triển. Việc kinh doanh nhà hàng thủ công theo cách truyền thông sẽ không mang lại hiệu quả cao. Để thu hút khách hàng ghé tới nhà hàng nhiều hơn, bạn nhất định phải có chiến lược marketing và quảng cáo nhà hàng hiệu quả. Điều này không chỉ giúp nhà hàng thu hút khách hàng mà còn giúp bắt kịp xu hướng, kinh doanh không bị thụt lùi phía sau.

Một số chiến lược marketing và quảng bá bạn có thể lựa chọn để tiếp cận khách hàng đó là: Sử dụng mạng xã hội Facebook, xây pape, thuê KOLs review, chiến lược khuyến mãi, tạo website,... Kế hoạch quảng cáo của nhà hàng như thế nào sẽ được xây dựng dựa theo những nghiên cứu về sở thích, thói quen của đối tượng mục tiêu và tuỳ thuộc vào từng loại mô hình nhà hàng khác nhau.

marketing-nha-hang-quan-an-hieu-qua.jpg

Marketing giúp tiếp cận nhiều khách hàng

2.8. Kinh nghiệm lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng

Phần mềm quản lý bán hàng là công cụ đắc lực, hỗ trợ rất nhiều trong việc quản lý và vận hành nhà hàng. Sử dụng phần mềm quản lý bạn có thể dễ dàng nắm được tồn kho nguyên liệu, từ đó có phương hướng nhập thêm và transfer hàng cho phù hợp. Đặc biệt, khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng bạn cũng dễ dàng quản lý bàn, quản lý nhân viên. Điều này giúp tiết kiệm tối đa thời gian và công sức cho quá trình quản lý và vận hành.

3. Tham khảo 5 mô hình nhà hàng thu hút khách hàng nhất hiện nay

Trong thị trường F&B hiện đang có 5 mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến nhất đó là: Lẩu nướng, tiệc cưới, hải sản, chay và buffet. Cụ thể kinh nghiệm mở nhà hàng 5 mô hình này như sau:

3.1. Kinh nghiệm mở nhà hàng lẩu nướng

Nhà hàng lẩu nướng là mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Đối tượng khách hàng hướng đến của mô hình này rất đa dạng, bao gồm: những bạn trẻ, học sinh, sinh viên, người đi làm,... Kinh nghiệm chọn mặt bằng mô hình nhà hàng lẩu nướng đó là: Khu vực giải trí, trung tâm thương mại, khu vực đông người, khu chung cư,...

So với những người mở nhà hàng lẩu nướng lâu năm thì người mới mở sẽ có nhiều lợi thế hơn. Bởi họ sẽ đúc kết được kinh nghiệm từ những người trước, bao gồm: món ăn, phong cách thiết kế, hương vị đang trend, cơ sở hạ tầng,... Điều này giúp quá trình mở nhà hàng được diễn đơn giản và dễ dàng hơn. Tuy nhiên song song với điều đó thì nhà hành lẩu nướng sẽ có tỷ lệ cạnh tranh cao, vì vậy bạn cần phải làm ngon hơn, có hương vị đặc trưng và phải có chất lượng dịch vụ tốt.

nha-hang-lau-nuong-hieu-qua.jpg

Nhà hàng lẩu nướng có tỷ lệ cạnh tranh cao

3.2. Kinh nghiệm mở nhà hàng tiệc cưới

Trong các mô hình kinh doanh nhà hàng, mô hình tiệc cược được đánh giá là mô hình dễ thu hồi vốn và có cơ hội kiếm lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên song song với đó là rất nhiều thách thức và có rất nhiều thứ phải chuẩn bị từ kiến thức cho tới kinh nghiệm.

Dưới đây là kinh nghiệm mở nhà hàng tiệc cưới cho bạn tham khảo:

- Chuẩn bị mặt bằng lớn để chứa đủ số lượng khách mời khi tới quán, mặt bằng phân khu theo từng khu vực cụ thể để khách hàng tiện di chuyển.

- Món ăn ngon, là những món phổ biến để phù hợp với mọi đối tượng khách mời.

- Đầu tư trang trí đẹp, long trọng. Lễ cưới là hôn lễ quan trọng nên hầu như ai cũng muốn thuê một tiệc cưới đẹp.

- Phân bổ nhân sự phù hợp và đào tạo nhân sự tốt để đảm bảo thực hiện tốt từng vị trí công việc được giao.

3.3. Kinh nghiệm mở nhà hàng hải sản

Nhà hàng hải sản được chia thành 4 phong cách chính đó là: Ven biển, bình dân, sân vườn, buffet. Đối với mỗi phong cách này nhà hàng sẽ cần có sự chuẩn bị và chiến lược kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản thì công tác chuẩn bị, kinh nghiệm mở nhà hàng hải sản cũng giống như những nhà hàng khác.

Điểm khác biệt duy nhất so với những nhà hàng khác đó là: Nhà hàng hải sản sẽ không cần đầu tư quá nhiều vào decor, trang trí. Nhà hàng hải sản chỉ cần có không gian thoáng mát, rộng rãi và có đồ ăn tươi ngon là được. Ngoài ra, để kinh doanh lãi nhiều nhà hàng hải sản nên đẩy mạnh đồ uống. Theo chia sẻ từ những chủ nhà hàng kinh doanh hải sản thành công cho biết: Hầu hết lợi nhuận đến từ các loại đồ uống cao gấp 2-3 lần so với các món ăn. Vì vậy, nếu lựa chọn mô hình kinh doanh này bạn hãy nhớ kỹ kinh nghiệm này nhé.

kinh-doanh-nha-hang-hai-san.jpg

Kinh nghiệm mở nhà hàng hải sản

3.4. Kinh nghiệm mở nhà hàng chay

So với các mô hình kinh doanh nhà hàng đã chia sẻ ở trên thì kinh doanh nhà hàng chay vẫn chưa quá phổ biến tại Việt Nam. Kinh doanh nhà hàng chay phân khúc khách hàng sẽ bị giới hạn, không đa dạng như những mô hình khác, bù lai sẽ được tệp khách trung thành là dân trí thức và có thu nhập cao. 

Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng chay đó là:

- Trang trí nhà hàng theo xu hướng giản dị, gần gũi với thiên nhiên, lựa chọn tone màu nhẹ nhàng, ấm áp. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo yếu tố về tâm linh, phong thuỷ.

- Chú trọng nguồn cung cấp nguyên liệu, bắt buộc phải sạch và tươi ngon.

- Chú đầu bếp lành nghề và có kinh nghiệm trong việc chế biến món ăn chay.

- Menu cũng phải đa dạng và phong phú để thu hút khách hàng.

nha-hang-chay-tai-viet-nam.jpg

Nhà hàng chay hiện vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam

3.5. Kinh nghiệm mở nhà hàng buffet

Kinh doanh nhà hàng buffet những năm gần đây đang rất phát triển. Với tiêu chí ăn thoải mái, ăn không giới hạn, nhà hàng buffet phù hợp với rất nhiều đối tượng khác nhau. Tuy có tệp khách hàng rộng nhưng kinh doanh nhà hàng buffet không phải ai cũng thành công.

Kinh nghiệm mở nhà hàng buffet đó là:

- Bạn phải chuẩn bị một số vốn cực lớn để đáp ứng đủ nguồn cung cấp món ăn cho khách hàng.

- Diện tích nhà hàng buffet phải rộng, tối thiểu 300m2 và phải ở những nơi dân cư đông đúc.

- Không gian nhà hàng buffet phải rộng rãi, thoáng và sạch sẽ.

- Bàn ghế đáp ứng đầy đủ cho khách hàng đông

4. Kết luận

Trên đây là tổng hợp kinh nghiệm mở nhà hàng quý báu má bất kỳ “lính mới” nào muốn khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng cũng nên biết. Mong rằng với những thông tin hữu ích với bạn, giúp bạn có thêm thông tin và tích lũy thêm được nhiều kiến thức bổ ích giúp quá trình kinh doanh nhà hàng thành công, gặt hái được nhiều lợi nhuận nhất

Chúc các bạn thành công.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)