Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán chính xác nhất

Nội dung được viết bởi Nguyễn Trịnh Anh Khoa

Muốn đầu tư thành công thì đòi hỏi nhà đầu tư cần phải hiểu biết và nghiên cứu thật kỹ vào thị trường đầu tư chứng khoán này. Đặc biệt là những bạn mới, khi bắt đầu làm có thể sẽ gặp những khó khăn nhưng sau khi tham gia một thời gian sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn cho bản thân. Để giúp cho các nhà đầu tư mới có thể hiểu rõ hơn khi mới bắt đầu tìm hiểu về thị trường chứng khoán thì Unica sẽ hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán chính xác nhất. Cùng theo dõi kỹ hơn ở bài viết này nhé!

Tổng quan về thị trường chứng khoán

Trước khi học cách đọc bảng giá chứng khoán thì điều đầu tiên, bạn cần biết đó là tìm hiểu về thị trường chứng khoán, cụ thể như sau:

Sàn giao dịch chứng khoán là gì?

Sàn giao dịch chứng khoán là nơi cung cấp các nền tảng và phương tiện cho người mua, bán và môi giới cổ phiếu, trái phiếu cũng như các loại chứng khoán khác được trao đổi với nhau.

Tại thị trường Việt Nam, có hai sở giao dịch chứng khoán chính thức và lớn nhất đó là: Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Mỗi sở giao dịch thì sẽ có một bảng giá chứng khoán riêng nhưng hiện nay không chỉ có hai sàn này mà còn rất nhiều sàn chứng khoán khác cũng có bảng giá.

Tất cả những bảng giá này đều giống nhau về thông tin vì đều lấy dữ liệu chung từ hai Sở giao dịch và Trung tâm lưu ký. Điểm khác biệt lớn nhất chính là giao diện, vì vậy bạn có thể yên tâm chọn một bảng giá chứng khoán bất kỳ, chỉ cần giao diện đó phù hợp với bạn.

Tổng quan về thị trường chứng khoán

Tổng quan về thị trường chứng khoán

Các chỉ số thị trường

Để có thể hướng dẫn các đọc bảng giá chứng khoán hiệu quả nhất cho mọi người thì trước tiên bạn phải nắm được những thông tin cơ bản nhất của chứng khoán.

Thị trường chứng khoán Việt Nam rất sôi động và đa dạng các sàn khác nhau. Mỗi ngày diễn ra rất nhiều phiên giao dịch, trao đổi mua bán nên thị trường này luôn biến đổi không ngừng. Cụ thể hiện nay có một chỉ số bạn cần nắm được đó là:

  • VN-Index: Đây là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của đa phần các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM.
  • VN30-Index: Được biết đến là chỉ số giá của 30 cổ phiếu bluechip trên thị trường.
  • VNX-AllShare: Là chỉ số chung thể hiện sự biến động của tất cả các giá cổ phiếu đang được niêm yết trên 2 sàn chính là HOSE và HNX.
  • HNX-Index: Chỉ số này được tính toán dựa trên những biến động về giá cả của tất cả cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
  • UPCOM-Index: Thêm một chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá của các cổ phiếu được giao dịch trên thị trường UPCOM, thuộc sàn HNX.

Chinh phục thị trường đầu tư chứng khoán với số vốn ít bằng cách đăng ký học online ngay. Khoá học cung cấp cho bạn kiến thức về thị trường chứng khoán, góc nhìn mới về tài chính hay những kiến thức và phương pháp đầu tư cần thiết. Từ đó bạn sẽ nắm được cách thức, các bước tham gia vào thị trường và nắm bắt được cơ hội đầu tư với tỷ suất lợi nhuận cao.

Nhập môn tìm hiểu và tham gia thị trường chứng khoán
TÂM HỢP PHÁT
299.000đ
700.000đ

11 bài học cơ bản để bạn kiếm tiền từ chứng khoán
Nguyễn Duy Khánh
199.000đ
800.000đ

Trở thành sát thủ trên thị trường chứng khoán
Nguyễn Văn Thế (Thế Atagetz)
299.000đ
1.800.000đ

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán đúng

Để đọc được bảng giá chứng khoán đúng không khó, tuy nhiên bạn cần nắm rõ các chỉ số tương ứng với các cột thì mới đọc chính xác được. Sau đây Unica sẽ hướng dẫn chi tiết cách đọc bảng giá chứng khoán đúng cho bạn tham khảo:

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán đúng

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán đúng

Cột "Mã CK" (Mã chứng khoán)

Yếu tố đầu tiên mà bạn gặp đó là "mã chứng khoán" được hiểu là một dãy các ký tự, thường sẽ là các chữ cái được sắp xếp dưới dạng liệt kê đại diện cho một loại chứng khoán cụ thể trên một sàn giao dịch.

Đó chính là mã chứng khoán giao dịch của mỗi công ty. Mỗi công ty niêm yết trên sàn đều được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp cho một mã riêng biệt, thường sẽ đặt trùng với tên viết tắt của công ty đó.

Cột "TC" (Giá Tham chiếu – thể hiện màu vàng)

Cột này được dùng để thể hiện mức giá tham chiếu, hiển thị mức giá đóng gần nhất của phiên giao dịch trước đó. Thường được dùng làm cơ sở để xác định mức giá trần và giá sàn ở các phiên giao dịch hiện tại cũng như mỗi sàn giao dịch khác nhau.

Tuy nhiên, có sự khác biệt với sàn UPCOM đó là mức giá tham chiếu sẽ được tính theo mức giá bình quân của phiên giao dịch liền trước. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý khi lựa chọn thực hiện giao dịch tại những sàn này.

chung-khoan

>>> Xem ngay: Cách đặt lệnh mua bán chứng khoán hiệu quả nhất

Cột "Trần" (Giá Trần – hiển thị màu tím)

Thể hiện mức giá cao nhất của một cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được cụ thể:

  • Sàn HOSE: Giá trần là mức tăng +7% với giá tham chiếu
  • Sàn HNX: Thì giá trần chính là mức tăng giá +10% so với giá tham chiếu
  • Sàn UPCOM: Là mức tăng +15% so với giá bình quân của phiên giao dịch liền trước

Cột "Sàn" (Giá Sàn – có màu xanh lam)

Khác biệt với Cột "Trần" thì Cột "Sàn" sẽ thể hiện giá mua hoặc bán thấp nhất ở trong ngày giao dịch. Với sàn HOSE thì giá trần sẽ giảm - 7% và chạm mức thấp nhất so với giá tham chiếu.

Giá sàn được tính = giá tham chiếu (100% - biên độ giao động)

Ví dụ: Tại sàn HOSE có mã chứng khoán B có mức giá tham chiếu là 22.0 ( tức 22.000 đồng/ 1 cổ phiếu). Khi đó ta tính được:

- Giá Trần = 22.0 + (7% *22.0) = 23.54

- Giá Sàn = 22.0 - (7% *22.0) = 20.46

Như vậy thì nhà đầu tư được phép đặt lệnh giao dịch trong mức giá khoảng là: 20.460 - 23.540 đồng/ 1 cổ phiếu.

"Tổng KL" (Tổng khối lượng)

Thường yếu tố tổng khối lượng của cổ phiếu được hiểu là số giao dịch trong một ngày. Dựa vào tiêu chí này mà nhà đầu tư có thể dễ dàng nắm được tính thanh khoản của các loại cổ phiếu đã mua cũng như đánh giá tình hình giao dịch của thị trường chứng khoán hiệu quả hơn.

Cột "Bên mua"

Hệ thống sẽ hiển thị 3 mức giá đặt mua tốt nhất để gợi ý cho bạn lựa chọn (giá này sẽ cao hơn so với các lệnh khác) và khối lượng đặt mua tương ứng, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hai yếu tố "Giá 1" và "KL 1" sẽ được hiển thị tại mức giá đặt bán cao nhất tại thời điểm hiện tại với khối lượng đặt mua tương ứng.

Cột "Bên bán"

Tương tự như cột bên bán thì hệ thống này cũng sẽ hiển thị 3 mức giá đặt bán khác nhau (tuy nhiên giá thấp hơn so với các lệnh khác) và khối lượng đặt bán tương ứng, cũng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Cột "Khớp lệnh"

Khớp lệnh là việc mà bên mua chấp nhận mua tại mức giá bên bán đang treo bán hoặc bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà người bên mua đang chờ mua.

Nguyên tắc chung của cột khớp lệnh là giá mua sẽ khớp từ cao đến thấp và giá bán khớp từ thấp lên cao và lệnh sẽ khớp theo từng phiên giao dịch.

Cột "Giá"

Tại cột giá, những nhà đầu tư mới cần nắm những thông tin cơ bản cụ thể: giá cao nhất, giá thấp nhất, giá trung bình.

Tại đây giá cao nhất thể hiện mức giá khớp lệnh cao nhất, mức giá này thường được tính từ đầu phiên giao dịch cho đến thời điểm hiện tại, ngược lại thì giá thấp nhất thể hiện mức giá khớp lệnh thấp nhất tính từ đầu phiên giao dịch cho đến thời điểm hiện tại.

Cột "Dư mua hoặc dư bán"

Đây là cột biểu hiện khối lượng cổ phiếu đang được chờ khớp lệnh, khi phiên giao dịch kết thúc mà số lượng cổ phiếu không được thực hiện thì cột dư mua hay dư bán sẽ biểu thị đúng khối lượng cổ phiếu này. Dựa vào tình hình biến động của thị trường mà phần lớn các mã cổ phiếu sẽ có những biến động tăng hoặc giảm khác nhau. Thông thường, thị trường ổn định, phát triển tốt xu hướng thì các mã cổ phiếu sẽ tăng hoặc ngược lại.

Đối với những nhà đầu tư khi tham gia vào chứng khoán, cần phải nắm bắt được thị trường. Từ đây, bạn có thể đánh giá thị trường thông qua các chỉ số Index. Chỉ số Index được tính toán theo sự biến động tăng hoặc giảm giá của cổ phiếu, vốn hóa được cho vào rổ tính toán.

Những người mới bắt đầu, trước tiên bạn nên tìm hiểu và nắm kỹ các cột hiển thị trong giao dịch mua bán chứng khoán.

Tổng kết

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán trên của Unica hy vọng rằng sẽ giúp cho những bạn mới bắt đầu có thể nắm chắc được bảng giá. Vì chỉ khi bạn nắm được hết các yếu tố chính thì mới có thể thao tác cũng như thực hiện các giao dịch được chính xác và hiệu quả nhất có thể.

Trở thành hội viên

Khám phá bí quyết đầu tư thông minh! Khóa học chứng khoán của chúng tôi sẽ giúp bạn phân tích thị trường, quản lý rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận một cách an toàn và hiệu quả.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Phân tích cơ bản thị trường chứng khoán chuyên sâu
2.000.000đ 2.600.000đ
0/5 - (0 bình chọn)