Vào những ngày thời tiết se lạnh, món chân giò nấu giả cầy là một món ăn rất được nhiều người yêu thích. Vậy, bạn đã biết cách nấu món ăn này trong dịp Tết năm nay để chiêu đãi thực khách chưa? Trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn tuyệt chiêu nấu chân giò giả cầy ngon chuẩn vị miền Bắc để bạn có thể học nấu ăn cho người mới bắt đầu ngay trong căn bếp thân yêu của mình
Cách làm món chân giò nấu giả cầy
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 chân giò đã thui
- 300g thịt đùi
- 3 củ sả
- 3 củ hành khô
- 3 thìa mẻ
- Tiết lợn (nếu muốn)
Để làm món chân giò nấu giả cầy bạn cần chuẩn bị đủ nguyên liệu
Các bước tiến hành
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đầu tiên, bạn hãy bóc lớp sả già, rửa sạch và thái nhỏ.
- Hành khô đem đập dập, băm nhỏ, giềng cạo sạch rồi mang xay.
- Bạn mang mẻ lọc lấy lưng bát con nước.
- Cho chân giò vào tô và ướp cùng với sả, riềng, hành khô đã băm nhỏ, mẻ, 1 thìa đường, ½ thìa bột nghệ, 1 thìa nước mắm, 1 thìa bột canh, 1 thìa mắm tôm. Trộn đều cho các gia vị ngấm đều vào chân giò, ướp từ 30 đến 45 phút.
Bước 2: Xào, ninh chân giò
- Sau khi đã ướp chân giò xong, bạn cho chân giò vào nồi, cho thêm 2 muỗng dầu ăn và xào trong vòng 5 phút cho thịt chân giò săn lại.
- Tiếp theo, cho thêm 2 bát nước vào, đậy vung và đun sôi ở lửa vừa. Nếu định làm món chân giò nấu giả cầy ăn với bún thì bạn cho nhiều nước hơn một chút. Vì trong thời gian ninh chân giò thì nước sẽ bị cạn bớt.
- Trong quá trình đun, bạn cần hớt hết bọt nổi bên trên để món ăn thêm bắt mắt. Sau đó, tiếp tục ninh trong khoảng 30 phút nữa cho chân giò chín. Lúc này, bạn có thể dùng một chiếc đũa, xiên thử vào miếng chân giò để kiểm tra xem chân giò đã chín chưa. Nếu còn thấy rắn chắc thì bạn hãy đun thêm khoảng 5 đến 10 phút cho chân giò được chín đều.
- Còn nếu bạn muốn ăn thêm tiết lợn thì bạn nên cho bát tiết vào ngay lúc này. Nhớ đảo đều thêm 2, 3 phút cho tiết chín nhé!
- Cuối cùng, bạn nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn rồi múc ra bát, để món chân giò giả cầy được bắt mắt hơn, bạn có thể trang trí thêm vài lát rau mùi lên trên và thưởng thức.
Cách nấu chân giò giả cầy không quá phức tạp
Ngoài cách nấu món chân giò giả cầy, bạn có thể học nhiều công thức chế biến món ngon trong ngày Tết khác nhau. Để làm được điều này, bạn nên tham khảo thêm khóa học “Món ăn ngày Tết - Trọn hết yêu thương” của giảng viên Chu Anh Tiệp trên UNICA.
Thành thạo nấu ăn ngay tại nhà với khóa học online của Unica. Khóa học giúp bạn biết cách đa dạng món ăn, đồng thời biết cách bày trí món ăn sao cho sang trọng và đẹp mắt nhất. Với những kiến thức được trang bị, bạn sẽ có ngay những công thức chế biến hấp dẫn và những mẹo trong nhà bếp giúp công việc nấu ăn trở nên dễ dàng hơn.
Cách nấu chân giò giả cầy thứ hai
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 chân giò thui, nên thui bằng rơm để chân giò được ngon hơn
- Riềng giã nhỏ
- Sả
- Mẻ, mắm tôm, nước mắm, bột nghệ
- Măng
Các bước tiến hành:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Với món chân giò nấu giả cầy này, bạn rửa sạch măng, sau đó cắt thành từng miếng bằng ngón tay. Sau đó, bạn mang măng luộc kỹ với nước, thả một ít muối vào luộc cùng trước khi mang đi chế biến.
- Tiếp theo, bạn rửa sạch chân giò thui, dùng một chiếc khăn sạch thấm khô hoặc để ráo nước. Sau đó, chặt thành từng miếng vừa ăn rồi mang ướp với 1 bát con riềng giã nhỏ, 3 củ sả lấy phần non băm nhỏ, 1 thìa canh mẻ, 3 thìa con mắm tôm, 1 thìa canh nước mắm và trộn đều. Bạn ướp gia vị trong khoảng 1 tiếng cho chân giò ngấm đều gia vị.
Bước 2: Xào giả cầy
- Bạn cho nồi chân giò đã ướp lên bếp, thêm 1 thìa canh vào nồi và xào chân giò. Trong quá trình xào, bạn nên cho thêm 1 thìa cà phê bột nghệ vào để món giả cầy sau khi thành phẩm được bắt mắt hơn.
- Khi chân giò đã hơi săn lại, bạn trút phần măng củ mà bạn đã luộc vào xào cùng cho ngấm gia vị.
- Tiếp theo, bạn cho nước lọc vào nồi sao cho lượng nước xâm xấp bề mặt chân giò. Nếu muốn tiết kiệm thời gian nấu, bạn có thể dùng nồi áp suất để nấu nhanh hơn.
- Khi đã ninh chân giò trong nồi áp suất từ 20 - 30 phút, bạn hãy mở nắp và nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn. Như vậy, chúng ta đã hoàn thành món chân giò nấu giả cầy rồi, thật đơn giản phải không! Bạn có thể ăn kèm món ăn này với bún và rau húng.
>>> 2 cách nấu chân giò hầm thuốc bắc khiến ai cũng phải mê mẩn
Nấu chân giò giả cầy với măng
Những lưu ý bạn cần nhớ
- Để làm món chân giò nấu giả cầy chuẩn vị theo kiểu của miền Bắc không thiếu nguyên liệu mắm tôm và mẻ.
- Ngoài việc chuẩn bị chân giò, bạn nên chuẩn bị thêm 300g thịt đùi. Như vậy, món ăn sẽ có nhiều thịt hơn. Bạn có thể mua chân giò đã được thui sẵn ngoài chợ, còn nếu tự thui thì bạn nên dùng rơm hoặc bã mía khô để chân giò được ngon hơn. Nhưng khi thui chân giò, bạn không được để phần thịt bên trong chín.
- Bạn có thể ăn kèm món chân giò giả cầy với bún hoặc luộc thêm rau củ quả như: cà chua, su hào, đậu bắp ăn cùng để tăng thêm độ ngon cho món ăn.
Kết luận
Trên đây là 2 cách chế biến món chân giò nấu giả cầy, bạn có thể áp dụng để nấu ngay tại nhà cho gia đình thưởng thức trong dịp Tết năm nay. Chân giò giả cầy ăn nóng vào những ngày thời tiết se se lạnh trong những ngày đầu xuân thì còn gì tuyệt vời hơn.
Chúc các bạn chế biến thành công!