Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Gợi ý cấu hình máy để sử dụng Adobe After Effect chuyên nghiệp

Mua 3 tặng 1

Một trong những phần mềm thiết kế video chuyên nghiệp và phổ biến đó chính là Adobe After Effect. Mặc dù được nhiều người dùng nhưng cấu hình máy để sử dụng Adobe After Effect cần đáp ứng một số yêu cầu đặc biệt về CPU, RAM, GPU, HDD/SSD và màn hình. Nếu bạn chưa biết về những tiêu chí này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Unica nhé. 

Những tiêu chí cần có của cấu hình máy để sử dụng Adobe After Effect

Nếu bạn đang muốn học After Effect thì cần đảm bảo cấu hình máy đáp ứng được những tiêu chí về CPU, RAM, GPU, HDD/SSD và màn hình như dưới đây:

1. Bộ xử lý (CPU) 

Người dùng muốn cài đặt phần mềm chỉnh sửa After Effect thì cần dùng máy có bộ xử lý CPU Core i9 12900K và i7 12700K của Intel. Trong đó, Ryzen 9 5950X và 5900X của AMD là những lựa chọn hàng đầu, hiệu năng chênh lệch giữa chúng là dưới 6%. 

Ryzen 9 5900X 12 lõi có tốc độ xung nhịp cơ bản là 3,7 GHz, tốc độ xung nhịp Turbo boost đơn nhân 4,8 GHz và i9 12900K. Đối với khối lượng công việc đơn nhân, các CPU này nhanh hơn các CPU AMD Threadripper PRO hoặc Intel Xeon W, nhưng Threadripper PRO dẫn đầu trong chế độ Multi-Frame Rendering mới của AE. 

Mặt khác, Threadripper PRO có thể cho phép dung lượng RAM cao hơn so với các mẫu Core và Ryzen chính thống. Việc có nhiều RAM hơn sẽ phát huy ưu thế với những công việc có độ phân giải cao hơn hoặc timeline dài hơn. Khi đó, nhiều khung hình sẽ được lưu trên RAM nên giúp cho việc preview real-time trở nên mượt mà hơn. 

bo-xu-ly-CPU.jpg

Muốn dùng After Effect, máy cần có bộ xử lý CPU Core i9 12900K và i7 12700K của Intel

Threadripper PRO 5965WX của AMD chính là lựa chọn tốt nhất cho cả hiệu năng cao và dung lượng RAM cao. Nó có thể hỗ trợ RAM lên đến 512GB và có điểm chuẩn tổng thể trong After Effects vượt trội so với các CPU rẻ tiền trên thị trường. Các chip Threadripper PRO có số lượng nhân thực cao hơn, khi bạn cần Render Multi Frame tốc độ cũng sẽ nhanh hơn đáng kể. Dẫu vậy, nó vẫn sẽ chậm hơn về xung nhịp đơn nhân trong một số tác vụ khác của After Effects. Một số dòng máy có cấu hình máy để sử dụng Adobe After Effect phù hợp cho bạn tham khảo đó là:

- AMD Ryzen 9 5950X (16 lõi)

- AMD Ryzen 9 5900X 

- AMD Threadripper 3970X (32 lõi) 

- AMD Threadripper 3960X (24 lõi) 

- Intel i9 12900K 

- Intel i7 12700K

Trở thành chuyên gia After effects bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học giúp bạn thành thạo làm kỹ xảo video, biết cách áp dụng các kỹ xảo 2D, 3D, 4D chuyên nghiệp. Đăng ký ngay.

Xây dựng phim hoạt hình 2D chuyên nghiệp bằng After Effect
Hứa Anh Chức
199.000đ
500.000đ

Học làm kỹ xảo trong sản xuất video bằng ADOBE AFTER EFFECTS
Vũ Tiến Thành
299.000đ
800.000đ

Cinema 4D cơ bản
Master Trần
299.000đ
900.000đ

2. Bộ nhớ (RAM) 

Dung lượng RAM sẽ phụ thuộc vào dự án thiết kế mà bạn đang làm, những chương trình bạn đang chạy song song và loại Plugin bạn đang sử dụng. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng After Effects cho các dự án có độ phân giải thấp, dưới 1280 × 720 và dạng đồ họa 8 bit màu và thời lượng không quá dài, không quá phức tạp thì có thể sử dụng bộ nhớ RAM 16GB.

Dẫu vậy, nhà sản xuất vẫn khuyến nghị người dùng nên sử dụng RAM 32GB nếu muốn dùng After Effects một cách chuyên nghiệp, mượt mà. 

Với những sản phẩm ở độ phân giải Full HD trở lên, dạng đồ họa là 16 hoặc 32 bit màu, bộ nhớ máy tính 64GB sẽ đem đến trải nghiệm tốt hơn. Trong trường hợp, đoạn video bạn làm gồm nhiều EXR và các cảnh quay nặng thì bạn phải cần ít nhất 64GB RAM để thực hiện nếu như bạn không muốn công việc của mình bị gián đoạn vì phải liên tục nhấn nút xóa.

Song song với đó, bạn cũng cần đảm bảo RAM mình chọn có tốc độ thích hợp, 3200Mhz hoặc 3600Mhz. Nếu điều kiện ngân sách cho phép, bạn nên thử RAM có độ trễ thấp hơn như là CL14 hoặc CL16.

 bo-nho-RAM.jpg

Dung lượng RAM sẽ phụ thuộc vào dự án thiết kế mà bạn đang làm, những chương trình bạn đang chạy song song và loại Plugin bạn đang sử dụng

3. Card đồ họa (GPU) 

GPU phát huy hiệu quả tốt nhất khi bạn sử dụng một số hiệu ứng hoặc plugin nhất định như NeatVideo Denoise, hoặc đang làm việc trên 3D - Project và đang sử dụng công cụ After Effects Raytracing hoặc Cineware.

Trong After Effects, tính năng quan trọng nhất của GPU là số lượng Đơn vị tính toán/Bộ xử lý dòng (trên card AMD) hoặc Lõi CUDA (trên GPU của Nvidia). Lý do là vì After Effects có thể sử dụng chúng trong kết xuất khung hình 3D và tăng tốc lập một số tính toán hiệu ứng có thể được áp dụng cho cảnh quay của bạn.

Một số gợi ý phù hợp dành cho bạn là Nvidia RTX 3060 Ti và RTX 3070. Với những bạn có khả năng chi trả tốt hơn thì nên xem xét RTX 3080, RTX 3080 Ti và thậm chí là 3090.

Trong trường hợp, cấu hình máy để sử dụng adobe after effect của bạn không sử dụng các công cụ, phần mềm khác như Raytracing Engine hoặc các hiệu ứng giúp tăng tốc GPU thì hãy chọn mua GPU cấp thấp hơn như Nvidia GTX 1660 Super hoặc AMD Radeon RX 5700 XT.

Card-do-hoa.jpg

GPU phát huy hiệu quả tốt nhất khi bạn sử dụng một số hiệu ứng hoặc plugin nhất định như NeatVideo Denoise, hoặc đang làm việc trên 3D - Project

4. Ổ cứng (HDD/SSD) 

3 loại ổ cứng phổ biến thường được sử dụng cho các dòng máy workstation hiện nay đó là HHD, SSD và NVMe. Từng loại như sau:

- Ổ cứng HDD: Tốc độ truyền tải dữ liệu thấp nhất nhưng giá thành lại rất rẻ so với 2 dòng còn lại. Khả năng lưu trữ dữ liệu an toàn trong thời gian dài nhưng kích thước lại khá lớn nên hạn chế ở nhiều loại vỏ case khi lắp với số lượng nhiều. 

- Ổ cứng SSD: Tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn nhiều lần so với HDD nhưng chi phí sẽ cao hơn. Loại ổ cứng này mang lại hiệu năng xử lý dữ liệu tốt với nhiều tác vụ như cài đặt Hệ điều hành, các ứng dụng, lưu trữ source media, gamevà các project. 

- Ổ cứng NVMe: Tốc độ truyền tải dữ liệu rất nhanh, vượt trội so với SSD (gấp 12 lần) và HDD. Vì lý do này nên giá thành của ổ cứng NVMe cũng cao hơn so với 2 loại ổ cứng trên. Mặc dù vậy, NVMe có chuẩn giao tiếp cao cấp, đòi hỏi dòng mainboard tương thích mới sử dụng được. 

Từ đấy có thể thấy, lựa chọn tối ưu nhất cho các máy tính đồ họa làm video editing là các ổ cứng dòng NVMe.

Phần lớn các tác vụ trong các phiên bản phần mềm After Effect đều liên quan đến footage. Nếu các footage này có độ phân giải và hệ màu cao, bạn nên cần ổ cứng có tốc độ truyền dữ liệu nhanh. Các định dạng phổ biến của footage dùng cho phần mềm After Effects đó chính là MultyLayer, 32Bit EXRs, hoặc file RED. 

o-cung-HDD-SSD.jpg

3 loại ổ cứng phổ biến thường được sử dụng cho các dòng máy workstation hiện nay đó là HHD, SSD và NVMe

Khi trang bị các dòng ổ cứng cao cấp thì khả năng previews real-time và rendering video cũng sẽ nhanh hơn. Trong trường hợp, bạn thường làm với các project có dung lượng lớn, bạn nên bổ sung thêm ít nhất 1- 2TB để lưu trữ dữ liệu này. Đối với ổ cứng cho cấu hình máy làm After Effects cần có: 

- NVMe 500GB (cài Hệ điều hành và các phần mềm). 

- HDD 2TB (lưu trữ dữ liệu).

5. Màn hình

Tỉ lệ khung hình phổ biến của màn hình hiện nay thường là 16:9, 16:10 hoặc rộng hơn là 21:9. Nhưng cấu hình máy để sử dụng adobe after effect thì nên lựa chọn màn hình có kích thước 24-27 inch với tỉ lệ khung hình 16:9.

Ngoài kích thước màn hình, bạn cũng nên chọn những loại máy sử dụng tấm nền IPS. Tấm nền IPS sẽ cho màu sắc sống động, chân thực, sắc nét nên giúp bạn có thể thiết kế các dự án của mình một cách chính xác. 

chu-y-toi-tam-nen-IPS.jpg

Tấm nền IPS sẽ cho màu sắc sống động, chân thực, sắc nét nên giúp bạn có thể thiết kế các dự án của mình một cách chính xác. 

Thêm vào đấy, bạn cũng cần quan tâm tới độ bao phủ của màn hình máy tính. Độ bao phủ màu phổ biến của màn hình máy tính ít nhất là 90% sRGB. Phần trăm độ phủ màu càng cao thì chi phí màn hình càng cao. Nhưng đổi lại, độ phủ màu lớn sẽ giúp màn hình hiển thị màu sắc đa dạng hơn trong không gian màu như trên máy tính, laptop đồ họa.

Một số lưu ý dành đối với cấu hình máy cho Adobe After Effect

Khi chọn cấu hình Adobe After Effect, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

1. Sử dụng quạt tản nhiệt riêng

Bạn nên sử dụng tản nhiệt riêng thay vì sử dụng quạt tản nhiệt sẵn có. Bạn cũng có thể nâng cấp lên tản nhiệt nước để đảm bảo nhiệt độ của CPU luôn ở mức cho phép.

2. Bo mạch chủ hỗ trợ ép xung và có VRM đủ mạnh

Với những bạn dùng CPU có khả năng ép xung thì cần đảm bảo bo mạch chủ hỗ trợ điều này. Máy của bạn cũng nên có VRM đủ mạnh để cung cấp năng lượng cần thiết. Một trong những gợi ý dành cho bạn đó là MSI Tomahawk X570. Dòng này đảm bảo chuyển động mượt mà mà không gặp phải bất kì giới hạn nguồn nào khi bạn dùng Adobe After Effect thiết kế.

3. Mua một ổ cứng HDD dung lượng lớn

Nếu bạn muốn sao lưu các tệp dự án không hoạt động nhằm giải phóng dung lượng trên các ổ đĩa thì hãy cần nhắc mua một ổ cứng HDD dung lượng lớn. 

4. Mua một PSU có công suất lớn hơn

Khi chọn cấu hình after effect, bạn sẽ cần một PSU khoảng 750W để phục vụ công việc thiết kế. Nếu trong tương lai, bạn có dự định nâng cấp hoặc thêm nhiều GPU thì bạn nên cân nhắc mua một PSU có công suất lớn hơn ngay từ đầu.

5. Nâng cấp lên RAM 128GB

Cấu hình sử dụng adobe after effect chỉ cần dùng tới 64GB là đã cho hình ảnh mượt mà và đẹp. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nâng RAM tới 128GB để video chạy êm hơn, tránh hiện tượng giật lag cũng như sai màu. Vậy nên trước khi tải Adobe After Effect, bạn cần kiểm tra kem máy của mình đang sử dụng RAM bao nhiêu. 

RAM-128GB.jpg

Nâng RAM tới 128GB để video chạy êm hơn, tránh hiện tượng giật lag cũng như sai màu.

Những câu hỏi thường gặp

Xoay quanh chủ đề cấu hình máy để sử dụng Adobe After Effect còn rất nhiều câu hỏi khác như là:

1. Chi phí của Adobe After Effects là bao nhiêu?

Chi phí After Effects một tháng là khoảng 20,99 đô la, tương đương khoảng 480.000 VND. Chi phí này không quá cao đối với những bạn chuyên làm những công việc liên quan tới thiết kế. 

chi-phi-After-Effects.jpg

Chi phí After Effects một tháng là khoảng 20,99 đô la, tương đương khoảng 480.000VND

2. Có thể làm gì với After Effects?

Với After Effects, bạn có thể thiết kế chuyển động, chỉnh sửa video, thiết kế đồ họa 2D/3D,... Đây là một phần mềm chuyên dụng với thiết kế đẹp và chuyên nghiệp nên bạn hoàn toàn không cần lo lắng về chất lượng khi sử dụng.

3. Cách để làm cho viewport After Effects nhanh hơn là gì?

Để làm cho viewport After Effects nhanh hơn, cấu hình máy chạy after effect của bạn cần được bạn cần được:

- Dùng hiệu ứng tăng tốc GPU

- Giảm các hiệu ứng chuyên sâu về hiệu suất

- Áp dụng kết xuất nhiều khung hình

- Tối ưu hóa độ sâu bit, độ phân giải và kích thước cảnh quay trong dự án bạn đang thực hiện

- Nâng cấp phần cứng như là CPU và GPU 

nang-cap-CPU.jpg

Nâng cấp phần cứng như là CPU giúp viewport After Effects nhanh hơn

Trên đây là toàn bộ thông tin về cấu hình máy để sử dụng Adobe After Effect mà Unica tổng hợp. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ chọn được máy tính phù hợp để phục vụ công việc thiết kế của mình.  

[Tổng số: 3 Trung bình: 2]
Trở thành hội viên
Tác giả
Lê Đức Công Thành VFX Artist, Animator, Stop Motion Artist
Kinh nghiệm thực địa, làm việc và học tập trong 6 năm ( từ năm 2013-2019 ) . Hợp tác với TBR Media trong các dự án lớn yêu cầu có VFX, cụ thể các phim ‘’Thầy giáo hổ báo của t&oci...