Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng phần mềm After Effects để làm các Motion Graphic, chắc hẳn đã quá quen thuộc với thuật ngữ Keyframe. Trong bài viết hôm nay, UNICA sẽ giới thiệu những vấn đề xoay quanh Keyframe để mọi người có thêm những kiến thức bổ ích trong quá trình học chụp ảnh bạn nhé.
Keyframe trong After Effects là gì?
Keyframe là một điểm chốt, một chìa khóa ở một thời điểm nhất định mà ở đó người dùng đưa ra thông tin cho phần mềm After Effects - nơi bạn muốn thay đổi các giá trị của Layer hoặc hiệu ứng về vị trí, độ trong suốt, độ rộng, chế độ quay, màu sắc. Bằng cách thay đổi điểm chốt này, bạn đã tạo ra các chuyển động cho đối tượng của mình.
Keyframe là một điểm chốt quan trọng về chuyển động của đối tượng
Khi bạn xây dựng một Motion Graphic, nó đều chứa các phần timeline và bạn chỉ việc chèn các keyframe vào để tạo nên chuyển động. After Effects chứa các Keyframe trong thanh timeline, khi bạn tạo ra bắt buộc phải đưa thông tin đến phần mềm Ae là nơi bạn bắt đầu chuyển động và chọn nơi bạn muốn kết thúc.
Nói tóm lại, Keyframe hay Keyframe training chính là điểm khởi đầu cho mọi chuyển động trong đồ họa máy tính. Để tạo được bất cứ chuyển động nào, bạn cần có Keyframe đầu tiên lưu vị trí và thời gian của đối tượng rồi chương trình đồ họa sẽ thay bạn tạo ra chuyển động bằng cách đơn giản là nối 2 vị trí thời gian lại với nhau.
>>> Xem ngay: 7 hiệu ứng chỉnh màu video trong After Effect tuyệt diệu
Keyframes Animation sử dụng như thế nào?
Keyframe Animation yêu cầu hiển thị trạng thái của một đối tượng, đề cập điểm bắt đầu và điểm kết thúc cho quá trình chuyển đổi của đối tượng. Khi làm phim hoạt hình, các đối tượng trong phim sẽ được thực hiện những chuyển động trong khung thời gian quyết định và các khung này đảm bảo quá trình chuyển động của các nhân vật phải ăn khớp với thời gian quy định.
Nói một cách dễ hiểu, nếu chúng ta đang làm hiệu ứng ai đó ném trái bóng vào một người nào đó. Việc đầu tiên chúng ta làm là chọn khung hình chính và Keyframe số 1 sẽ lúc anh ta đang ném bóng. Keyframe thứ 2 chúng ta cần thực hiện đó là trái bóng được ném một nửa đường. Keyframe thứ 3 là sau khi anh ta ném trái bóng vào ai đó rồi cho tay về vị trí ban đầu và giữ thăng bằng.
Tạo ra nhiều Keyframe giúp cho việc chuyển động trong làm phim hoạt hình dễ dàng hơn
Tầm quan trọng của các Keyframe
- Keyframe là một thành phần quan trọng và không được thiếu trong các diễn họa animation. Chính vì thế, nó xuất hiện hầu hết ở các tính năng trong After Effects.
- Keyframe không chỉ giúp giúp cho việc đưa Layer từ vị trí này đến vị trí khác trong Composition, mà còn sử dụng với nhiều tính năng khác. Ví dụ, khi bạn muốn thay đổi độ trong suốt (Opacity), đối tượng đang từ 100 % nhìn được xuống 0% trong suốt, dạng vô hình.
- Các Keyframe rất quan trọng vì nó chứa thông tin cần thiết về nơi bắt đầu, quá trình chuyển đổi và nơi kết thúc trên dòng thời gian để hiển thị cho người xem.
- Khi làm các bộ phim hoạt hình, bạn cần chú ý thiết lập từ 2 đến nhiều keyframe chính để trình hoạt hình thêm khung và bắt đầu quá trình chuyển đổi, tạo ảnh liên tục cho đối tượng của bạn.
Đăng ký khoá học làm powerpoint online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ trang bị các kỹ năng thiết kế chuyên nghiệp trên Powerpoint, các thiết kế trình chiếu đơn giản đến nâng cao, các hiệu ứng nâng cao, chuyên nghiệp,...
4 Loại Keyframe thông dụng trong After Effects
Với những chia sẻ về Keyframe là gì, trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về một loại Keyframe được sử dụng rất nhiều trong After Effects.
Linear Keyframes
Linear Keyframes được hiểu là một Keyframe chuyển động thẳng, nó là một loại Keyframe thông dụng nhất được sử dụng trong Ae. Linear Keyframes được bắt đầu tự động khi bạn thay đổi thông số thuộc tính nào đó, nó xuất hiện dưới dạng hình thoi hoặc hình viên kim cương.
Tuy nhiên, loại Keyframes này chuyển động theo đường thẳng nên tạo ra đường nét cử động khá cứng nhắc và đột ngột.
Auto Bezier
Đây là một loại Keyframe tự động chuyển động cong, nó là hệ quả của chuyển động thẳng ở trên nhưng sẽ làm “mượt” các điểm bằng cách thay đổi ở giữa 2 Keyframe khác. Nó xuất hiện dưới dạng hình trong và làm thay đổi hướng chuyển động Keyframe. Khi đó, chuyển động đang thẳng chuyển sang dạng cong, làm cho cử động của đối tượng của bạn trông mượt mà hơn.
>>> Xem ngay: Cập nhật ngay các phiên bản phần mềm After Effect siêu “hot”
Auto Bezier là một chuyển động đơn giản trong Keyframe
Để chuyển đổi 2 loại Keyframe từ Line sang Auto Bezier bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Ctrl và click vào điểm Keyframe ở Preview của Ae.
Continous Bezier
Continous Bezier là một Keyframe thủ công của hiệu ứng chuyển động cong. Nếu Auto Bezier tự động làm mượt chuyển động và hướng thì Continous Bezier sẽ giúp bạn điều chỉnh tùy thích chuyển động. Nó sẽ xuất hiện dưới dạng đồng hồ cát. Để làm được điều này, bạn cần chọn hết tất cả những Keyframe muốn chuyển đổi rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + K.
Bezier Keyframe
Là một Keyframe cong, được tạo ra khi người dùng kiểm soát toàn bộ thông số của Keyframe dựa vào chuyển động và dữ liệu của chúng trên Graph Editor. Bezier Keyframe này được tạo ra không làm thay đổi hình dạng Keyframe chính, bởi vì nó được tạo ra làm thay đổi đường đi của chuyển động mà thôi.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp từ A - Z tất cả những kiến thức về Keyframe cho những ai đã, đang và sẽ tìm hiểu về phần mềm dựng phim After Effects. Unica hy vọng, bài viết sẽ hữu ích cho tất mọi người. Chúc các bạn thành công!