Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Hướng dẫn cách vẽ dáng người ngồi chuẩn nhất cho “gà mờ” 

Nội dung được viết bởi Nguyễn Văn Huy

Để cách vẽ dáng người ngồi được chân thật, đòi hỏi phải có một quá trình luyện tập chăm chỉ. Bởi trong khi vẽ dáng người ngồi có rất nhiều chi tiết quan trọng. Nhằm giúp các bạn còn “gà mờ” về con đường hội họa có thể thực hiện vẽ thành thạo hơn, hôm nay UNICA sẽ hướng dẫn cách vẽ dáng người ngồi một cách “chuẩn” nhất.

1. Hướng dẫn cách vẽ dáng người ngồi cơ bản

Bước 1: Xác định được khung bao của tư thế nhân vật

- Trước khi vẽ người đang ngồi, bạn cần phải dành thời gian để quan sát và chọn góc vẽ tốt nhất. Đối với những bạn mới học vẽ nên tránh góc chính diện. Bởi góc nhọn của phần đầu gối sẽ khiến bạn gặp khó khăn hơn khi tả không gian xa gần.

- Sau đó, bạn hãy tập cho mình thói quen thực hiện một bài hí họa nhỏ khoảng chừng một gang tay ở góc tranh, để làm quen với việc bắt dáng mẫu, cũng như tập xác định bố cục trong một tờ giấy vẽ sao cho đẹp nhất.

cach-ve-nguoi-dang-ngoi

Bạn cần phải dành thời gian để quan sát và chọn góc vẽ tốt nhất trước khi vẽ

- Khi đã ký họa xong, bạn hãy bắt tay vào việc dựng hình. Với cách vẽ người đang ngồi, có rất nhiều cách để có thể thực hiện việc dựng hình, trong đó phương pháp lấy phần đầu làm đơn vị chuẩn để có thể so sánh với các phần còn lại là phương pháp dễ nhất dành cho các bạn mới bắt đầu làm quen với cách vẽ này. 

- Khi đã xác định được các vị trí (lấy đầu làm đơn vị chuẩn đo xuống chiều dọc của cơ thể) rơi vào điểm nào thì bạn chốt lại điểm đó. Tiếp đến, bạn bắt đầu xác định qua các chiều ngang như: chiều ngang vai, chiều ngang hông, chiều ngang tứ chi.

- Bạn phải luôn để ý đến trục cơ thể gồm trục dọc, trục ngang. Trong đó, trục dọc sẽ chạy dọc theo cơ thể và lồi lõm theo độ dày của khối. Còn trục ngang thì sẽ dốc lên hoặc hạ xuống tùy thuộc vào tư thế và quy luật xa gần.

- Sau khi đã dựng hình xong, bạn chia sáng tối của từng khối một. Với các bạn lần đầu tiếp xúc thì không nên vận dụng kiến thức giải phẫu quá nhiều. Bởi vì khi chưa nắm được cấu trúc sẽ dẫn đến vai bị loạn.

Bước 2: Chú ý đến không gian xung quanh

- Tiếp theo, bạn lên sáng tối, dựa vào phân mảng ở bước 1. Trong quá trình lên sáng tối, cách vẽ người đang ngồi ở cả không gian xung quanh ngay từ ban đầu. Bởi sắc độ của không gian sẽ giúp bạn có thể cân bằng được sắc độ. Cách vẽ dáng người ngồi có tốt hay không, một phần nhờ vào không gian xung quanh.

cach-ve-nguoi-dang-ngoi-1

 Để lên sáng tối được chân thật hơn, bạn cần vận dụng những kiến thức về giải phẫu

- Để lên sáng tối được chân thật hơn, bạn cần vận dụng những kiến thức về giải phẫu. Như đã nói ở trên, với những ai lần đầu tiếp xúc, nếu chưa vững giải phẫu thì không nên vận dụng quá nhiều, mà chỉ phân tích theo khối căn bản những khối mà mắt có thể nhìn thấy.

- Trong quá trình lên sáng tối lớn, bạn cần phải chuốt nhọn chì thường xuyên để đan nét tạo độ trong trẻo cho tác phẩm. Bên cạnh đó, bạn cần liên tục đẩy sắc độ, nhấn nhá nhẹ đi từ đỉnh khối đậm nhất và nhạt dần ra phía ngoài nền. 

Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực hội hoạ bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá vẽ online học cùng chuyên gia với nội dung bài giảng chi tiết sẽ giúp bạn thành thạo công cụ vẽ, nắm vững hơn tư duy hội họa, hình khối, dáng người, thiết kế để phục vụ tốt nhất cho công việc. Đăng ký ngay nhé.

Design Sketching - Học vẽ cơ bản cho người mới bắt đầu
Phạm Đức Duy
399.000đ
700.000đ

Học vẽ chân dung
Phạm Đức Duy
199.000đ
700.000đ

Vẽ chân dung A - Z
Nguyễn Văn Huy
399.000đ
1.500.000đ

Bước 3: Tả chi tiết từng bộ phận

- Dựa vào việc thực hiện sáng tối đã thực hiện ở bước 2, trong bước 3, bạn hãy đẩy mạnh hơn sắc độ tổng thể, đi sâu vào tả chi tiết ở từng bộ phận của cơ thể nằm trong vùng không gian gần.

- Khi vẽ, bạn luôn phải nhớ quy luật “gần rõ - xa mờ”, ngoài sáng thì tả kỹ, trong tối thì buông êm. Để thực hiện được những điều này, phụ thuộc vào yếu tố kỹ năng xử lý, cùng kiến thức về khối và học thêm kiến thức về giải phẫu để vận dụng trong một khoảng thời gian cố định.

- Bạn cần học hình khối căn bản và giải phẫu một cách nghiêm túc bằng cách học qua giáo viên, bạn bè, sách báo, internet… để nâng cao kỹ năng và nắm vững 3 khối căn bản hộp - trụ- tròn.

- Hiểu một cách đơn giản, cơ thể người được chia làm 3 phần chính bao gồm: phần đầu, phần thân trên và phần thân dưới. Phần đầu sẽ được quy về khối dạng hình cầu căn bản, sẽ có tóc phủ lên trên. Còn phần thân trên và phần thân dưới là những khối hình hộp sẽ có độ lớn khác nhau. Ngoài ra, phần tứ chi sẽ quy về các khối có dạng hình trụ hoặc hình lục giác.

- Công việc sau đó là đánh bóng theo quy luật khối rỗng để giúp cho các thao tác dễ dàng hơn.

- Ở bước này, phần vải chỉ nên gợi nhẹ các nếp vải để làm tiền đề cho bước sau. Nhờ vậy mà cách vẽ người đang ngồi sẽ dễ dàng hơn, do đó bạn không nên vẽ nhiều. Riêng phần chân dung ở bước này, bạn chỉ nên tả sáng tối lớn hơn, không nên đi sâu vào đặc tả.

cach-ve-nguoi-dang-ngoi-2

Bạn hãy đẩy mạnh hơn sắc độ tổng thể, đi sâu vào tả chi tiết ở từng bộ phận của cơ thể 

Bước 4: Hoàn thiện chi tiết cả xa và gần

- Đến bước này, bạn hoàn thiện các chi tiết cả xa và gần. Đồng thời, bạn nên chuốt chì liên tục, bởi các lớp sắc độ đã được chồng lên nhau quá dày, chỉ cần để chì cùn một ít mà vẫn vẽ sẽ ảnh hưởng đến cách vẽ người đang ngồi.

- Trong bước này, bạn nên chuyển độ thêm cho các khối trở nên mượt mà, rõ ràng và sắc nét hơn. Phần chân dung và các tiểu tiết nhỏ sẽ làm tăng thêm sức hút thị giác nên bạn hãy bổ sung vào bức tranh của mình, để tác phẩm trở nên sống động hơn.

ve

2. Hướng dẫn cách vẽ dáng người ngồi trong một khung cảnh

Sau khi hướng dẫn các bạn cách vẽ dáng người ngồi chỉ bằng những bước đơn giản, Unica sẽ hưỡng dẫn bạn cách vẽ người trong khung cảnh một cách đơn giản và tự nhiên nhất chỉ qua một vài bước cơ bản sau:

- Bước 1: Khi đã biết cách vẽ dáng người đang ngồi, bạn hãy phác họa một khung cảnh đơn giản.

- Bước 2: Tiếp theo, phác họa hành động và vị trí cho các nhân vật trong bức tranh. Bạn sử dụng các đoạn dây và các hình bầu dục để thể hiện cơ bản cho các chi tiết con người. Sau đó, sử dụng các đường phân chia tỷ lệ trên khuôn mặt và các bộ phận khác để căn chính xác tỷ lệ cho các vị trí đặt mắt, mũi, miệng, tai.

cung-hoc-cach-ve-ki-hoa-dang-nguoi-hinh-anh2

Phác thảo khung cảnh đơn giản

- Bước 3: Phác thảo hình dạng cơ thể cùng các chi tiết khung cơ bản. Từ nhân vân chính của bức ảnh cho đến những vật thể xung quanh, bạn cần lên tý tưởng và hoàn thành công đoạn phước thảo trong bước này. 

- Bước 4: Tiếp theo, điều chỉnh lại các phác họa bằng một bút vẽ nét nhỏ hơn và sắc hơn.

- Bước 5: Sử dụng bút vẽ chính để vẽ lại các đường nét cần thiết. Đây được xem là bước gần cuối cùng trước khi bạn hoàn thành bức tranh chân dung của mình. 

- Bước 6: Bạn dùng tẩy xóa hết các nét thừa còn lại từ bản phác thảo.

cach-tu-hoc-ve-o-nha-hieu-qua-va-dung-cach

Dùng bút chì vẽ đường nét cần thiết

Chỉ qua 6 bước vô cùng đơn giản là bạn đã có một tác phẩm trở nên chân thật và sống động hơn rất nhiều. 

Như vậy, UNICA đã hướng dẫn chi tiết cách vẽ người đang ngồi cho các bạn mới học vẽ. 


Tags: Vẽ
Trở thành hội viên

Bạn muốn trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp? Khóa học vẽ của Unica sẽ là bước khởi đầu hoàn hảo.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Vẽ chân dung A - Z
399.000đ 1.500.000đ
0/5 - (0 bình chọn)