Tranh bút chì có hai màu đen và trắng, đây là sự kết hợp giữa cách đánh bóng cùng với kỹ thuật tô, tẩy. Sự kết hợp hoàn hảo này tạo nên một bức tranh sinh động, ấn tượng. Không ít người ngạc nhiên, không tin vào mắt mình vì nghĩ đó là một bức ảnh chụp trắng đen. Trong bài viết này, UNICA sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn kỹ thuật đánh bóng khối nhé!
Hướng dẫn các kiểu cầm bút chì cơ bản
Trước khi nắm được cách đánh bóng, chúng ta cùng đi tìm hiểu các kiểu cầm bút chì cơ bản. Thông thường, cách tô màu chì đậm nhạt có những kiểu sau đây:
- Cách tô màu chì đậm nhạt kiểu cầm bút cách truyền thống: Đây là một cách cầm bút dành cho người mới bắt đầu, bởi nó giúp cho nét vẽ được chuẩn xác hơn.
- Cách tô màu chì đậm nhạt kiểu cầm bút như dùi trống: Ưu điểm của kiểu cầm bút này là các nét vẽ sẽ uyển chuyển và mềm mại hơn.
- Cách tô màu chì đậm nhạt kiểu cầm bút cọ vẽ: Kiểu cầm bút như thế này sẽ điều chỉnh được độ đậm nhạt và tạo được bước vẽ sáng tối bằng màu bút chì.
- Cách tô màu chì đậm nhạt kiểu cầm bút sát ngòi: Với kiểu cầm bút này, bạn sẽ tô được vùng sáng tối cho bức tranh một cách chuẩn xác và đẹp nhất.
- Cách tô màu chì đậm nhạt kiểu cầm bút ngang: Khi áp dụng kiểu cầm bút này, bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh, tạo nên sự kết nối mạch lạc giữa các nét vẽ trong bức tranh.
Có nhiều kiểu cầm bút khi tô màu đậm nhạt cho bức tranh vẽ bằng chì
Tìm hiểu kỹ thuật đánh bóng bằng bút chì
Khi mới bắt đầu, ai cũng rất bỡ ngỡ vậy nên bạn cần tập đánh bóng với những hình 2D, 3D trước khi tập đánh các loại nâng cao. Bạn sẽ hình dung ra kỹ thuật đánh bóng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn cần hình dung ra các nguồn sáng ở góc trên bên trái của hình thì có thể mô phỏng vật thể 3 chiều bằng cách thêm các lớp màu xám của bút chì.
Tiếp theo đó, với từng lớp, bạn sẽ dùng bút chì đánh bóng làm nền trước, tiếp theo là vẽ nét dài từ trên xuống, các đường thẳng song song với nhau hoặc cong, tùy theo ý của bạn.
Khi đánh bóng thì bạn cần chú ý sao cho tay cầm nghiêng 40 đến 45 độ và đánh nhạt, các đường đánh nhẹ tay. Sau khi đánh bóng thì bạn chuyển sang đánh sáng tối, đánh từ lớp tối đến lớp sáng, đánh nhiều lớp mảng tối và ít lớp ở mảng sáng.
Kỹ thuật trong cách đánh bóng khá đơn giản và ai cũng có thể nắm được. Bạn chỉ cần lưu ý, đối với bút chì, những tác phẩm hầu như không cầu kỳ, không nhiều màu sắc, không phô trương thì bạn đánh bóng để tạo sự thanh cao, giản dị cho bức tranh.
Kỹ thuật đánh bóng đơn giản
Cách đánh bóng khối
Quan sát khối
Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của bài vẽ tĩnh vật là phải vẽ đúng mẫu. Sau khi đã vẽ xong các khối, bạn hãy dành ít nhất 5 phút để phân tích các mảng sáng tối. Điều này rất quan trọng, bạn phải hoàn thành các yêu cầu sau: mảng nào sáng nhất, mảng nào tối nhất, mảng nào sáng hơn mảng nào, mảng nào phản quang. Tiếp theo, bạn hãy phân chia các mảng sáng, tối bằng những nét như vậy để đánh bóng đúng chỗ.
Đánh bóng
Cách đánh bóng đối với từng khối, đầu tiên bạn cần lên bóng làm nền, đánh từng nét dài phủ cả khối và phải song song, mỗi đường cách nhau khoảng 1,5 mm. Bạn có thể đánh những đường cong thay vì đánh đường thẳng, để chì nghiêng khoảng 40 đến 45 độ và đánh nhạt.
Bạn không nên đánh từng mảng sáng tối trong một khối. Bởi, việc này vừa mất thời gian, vừa không đẹp, xấu nét vì bị đứt khúc. Mà bạn hãy phân chia mảng nào sáng nhất, trung gian sáng, trung gian tối và tối. Sau khi đã phủ lớp nền lên, bạn bắt đầu đánh những mảng sáng tối. Bạn đánh từ tối lên sáng, đánh nhiều lớp nếu muốn mảng đó đậm. Không nên đè bút chì cho đậm để lên chỗ tối, vì như vậy tác phẩm sẽ bị đơ, thô và khó điều chỉnh khi đã hoàn thành.
Bạn cần chú ý khi nhìn tổng thể một bài có nhiều khối, phần nào phản quang bạn phải để trắng hoàn toàn. Với các mẫu, bạn thấy phần nào sáng thì phải phủ lên một lớp mờ. Bạn nên đánh bình thường khi thêm một loại phản quang trong mảng tối, tuy nhiên hãy đánh nhạt hơn so với phần tối, rồi phủ một lớn đậm lên mảng tối đó.
Bạn đánh từ tối lên sáng, đánh nhiều lớp nếu muốn mảng đó đậm
Bên cạnh đó, bạn cần nhấn chì đậm ở những góc, cạnh đối với các khối hình lập phương, những phần mà bạn thấy nơi đó “sâu thẳm” tốt nhất, như vậy bạn sẽ đẩy khối và làm nổi bật được khối, vẽ sinh động hơn.
Ngoài ra, bạn cần phải luyện tập cách đánh chì, nối các nét chì với nhau hoặc chồng lên nhau bằng những lớp. Để khi nhìn tổng thể hai lớp bạn sẽ thấy chúng đan xen thành những ô hình nhỏ. Nếu muốn đánh bóng đẹp thì bạn cần đánh cho các ô và các nét chì đều nhau.
Những lưu ý khi đánh bóng tranh bằng bút chì
Để học được cách đánh bóng thành công, bạn cần phải luyện tập thường xuyên. Quan trọng nhất chính là sự tỉ mỉ và kiên nhẫn trong từng nét vẽ, dù là chi tiết nhỏ nhất, như vậy bức tranh mới như thật.
Đối với các tác phẩm vẽ bằng bút chì, thường không quá cầu kỳ, không nhiều màu sắc, không phô trương nhưng vẫn rất tinh tế và đậm chất nghệ thuật. Những tác phẩm từ hội họa từ bút chì đều mang nét đẹp thanh tao và giản dị.
Để học được cách đánh bóng thành công, bạn cần phải luyện tập thường xuyên
Người vẽ tranh chì ngoài những kỹ thuật vẽ tranh, cần phải có những dấu ấn mang nét cá nhân riêng khác biệt với người khác. Qua bức tranh, người xem có thể cảm nhận được thông điệp của tác giả.
Giống như tên gọi của mình, những bức tranh có cách tô màu chì đậm nhạt, phải vẽ duy nhất bằng bút chì. Chỉ có 2 màu đen trắng hòa quyện với nhau và kết hợp giữa kỹ thuật tô, đánh bóng, tẩy để tạo một không gian sống động và có hồn như thật.
Học vẽ tranh bút chì ở đâu?
Hiện nay, có rất nhiều các trung tâm, cơ sở dạy học trên cả nước. Bạn có thể tìm được những trung tâm uy tín, gần nhà mình. Tuy nhiên, lựa chọn được một trung tâm uy tín không phải đơn giản. Chính vì thế, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn cách học online trực tuyến tại nhà vô cùng hiệu quả trên UNICA.
Đối tượng học của những khóa học này rất đa dạng, ngay những người chưa từng học vẽ, chưa biết vẽ đều có thể theo học được. Chỉ cần bạn chăm chỉ, có đam mê, có định hướng thì sẽ đạt được kết quả tốt nhất.
Kết luận
Những bức tranh vẽ bằng chì luôn lôi cuốn và thu hút người nhìn từ sự mộc mạc, giản dị của nó. Và để làm được điều đó, bạn cần biết cách đánh bóng chuẩn xác cho bức tranh của mình. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn sẽ nâng cao được kỹ năng hội họa và phát huy sự sáng tạo.
Chúc bạn đạt được thành công khi theo đuổi đam mê của mình!
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Design Sketching - Học vẽ cơ bản cho người mới bắt đầu"