Design Pattern là một giải pháp chung để giải quyết các vấn đề phổ biến khi thiết kế phần mềm trong lập trình. Nếu bạn muốn trở thành một Developer giỏi thì bạn cần chứng tỏ được năng lực của bản thân với cấp trên và đồng nghiệp. Để thể hiện được những điều cơ bản, chí ít bạn cần am hiểu về Design Pattern. Sau đây, Unica sẽ chia sẻ Design pattern là gì? Tại sao nên sử dụng Design pattern? Cùng tìm hiểu ngay.
Design Pattern là gì?
Design pattern là một trong những kỹ thuật lập trình hướng đối tượng. Đây là một kiến thức rất quan trọng tất cả người làm lập trình đều phải biết. Được sử dụng nhiều trong các ngôn ngữ OOP. Nó giải quyết cho bạn các mẫu thiết kế. Nhằm giải quyết các vẫn đề chung về lập trình thường xảy ra. Nó sẽ giúp bạn xử lý lỗi một cách tối ưu nhất.
Design Pattern không chỉ là một khái niệm lý thuyết mà còn là công cụ thực tế, giúp lập trình viên giải quyết các vấn đề lặp đi lặp lại trong thiết kế phần mềm. Nó cung cấp các giải pháp hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời đảm bảo chất lượng cao cho sản phẩm phần mềm.
Design Pattern là các mẫu thiết kế
Điều đặc biệt là Design Pattern không bị giới hạn bởi bất kỳ ngôn ngữ lập trình cụ thể nào. Bạn có thể áp dụng chúng trong hầu hết các ngôn ngữ hướng đối tượng, từ Java, C#, PHP, Python, đến JavaScript và nhiều ngôn ngữ khác.
Design Pattern giúp bạn tiếp cận vấn đề một cách khoa học và logic hơn, thay vì phải tự mày mò tìm kiếm giải pháp mới. Ví dụ, khi đối mặt với một vấn đề đã được giải quyết từ trước, thay vì “phát minh lại bánh xe”, bạn chỉ cần áp dụng mẫu thiết kế phù hợp.
Những mẫu thiết kế này đã được kiểm chứng qua thời gian và được công nhận bởi nhiều chuyên gia hàng đầu trong ngành, đảm bảo hiệu quả cả về mặt hiệu suất lẫn khả năng bảo trì của phần mềm. Đây cũng là kỹ năng quan trọng mà mọi lập trình viên cần nắm vững nếu muốn nâng cao trình độ chuyên môn.
Tại sao nên sử dụng Design Pattern
Nếu bạn muốn nâng cấp, bảo trì và mở rộng hệ thống thì việc dùng đến Design Pattern sẽ giúp cho những phương án của bạn được hoàn thành một cách tốt nhất. Hạn chế việc gây ra lỗi. Việc sử dụng Design Pattern khi làm việc nhóm sẽ giúp thành viên dễ đọc code hơn. Những người làm lập trình cần sử dụng các mẫu thiết kế này vì nó bao gồm 6 giá trị cốt lõi sau:
- Là một giải pháp đã được chứng minh:
Vì các Mẫu thiết kế thường được nhiều nhà phát triển sử dụng, bạn có thể chắc chắn rằng chúng hoạt động. Và không chỉ vậy, bạn có thể chắc chắn rằng chúng đã được sửa đổi nhiều lần và các tối ưu hóa có thể đã được thực hiện.
- Chúng có thể dễ dàng tái sử dụng:
Mẫu thiết kế ghi lại một giải pháp có thể tái sử dụng có thể sửa đổi để giải quyết nhiều vấn đề cụ thể. Vì họ không liên quan đến một vấn đề cụ thể.
- DEV dễ dàng giao tiếp:
Khi các nhà phát triển quen thuộc với Mẫu thiết kế, họ có thể dễ dàng trao đổi với nhau về các giải pháp tiềm năng cho một vấn đề nhất định.
- Design Pattern ngăn chặn nhu cầu cấu trúc lại mã:
Nếu một ứng dụng được viết với Mẫu thiết kế, thường là bạn sẽ không cần phải cấu trúc lại mã sau này vì áp dụng Mẫu thiết kế chính xác cho một vấn đề nhất định đã là một giải pháp tối ưu.
- Giảm kích thước của Codebase:
Mẫu thiết kế thường là giải pháp thanh lịch và tối ưu, chúng thường yêu cầu ít mã hơn các giải pháp khác.
Phân loại Design Patterns
Creational Patterns
Đây là nhóm mẫu thiết sáng tạo, tập hợp các giải pháp liên quan đến khởi tạo đối tượng. Chúng được thiết kế để tạo lớp, có thể là các mẫu tạo lớp hoặc các mẫu tạo đối tượng.
- Abstract Factory.
- Builder.
- Factory.
- Prototype.
- Singleton.
Nhóm sáng tạo, tập hợp các giải pháp liên quan đến khởi tạo nội dung
Structural Patterns
Đây là nhóm mẫu cấu trúc, được thiết kế dựa trên các cấu trúc và thành phần của một lớp. Mục tiêu chính của các mẫu này là tăng chức năng của các lớp liên quan mà không làm thay đổi nhiều thành phần của cấu trúc.
- Adapter.
- Bridge.
- Composite.
- Decorator.
- Facade.
- Flyweight.
- Proxy.
Đây là nhóm mẫu cấu trúc được thiết kế dựa vào cấu trúc và thành phần của một lớp
Behavioral Pattern
Đây là nhóm mẫu thiết kế hành vi, những mẫu này được thiết kế tùy chọn vào cách một lớp giao tiếp với lớp khác:
- Chain of responsibility.
- Command.
- Interpreter.
- Iterator.
- Mediator.
- Memento.
- Observer.
- State.
- Strategy.
- Template method.
- Visitor.
Nhìn chung, nếu các nhà phát triển phần mềm sử dụng các mẫu thiết kế này có thể nhìn thấy trước và khắc phục được các vấn đề trong tương tai dễ dàng, không những thế có thể duy trì khả năng tương thích nhị nhân với các bản phát hành.
Đây là nhóm mẫu thiết kế hành vi, tùy chọn vào cách một lớp giao tiếp với lớp khác
Trở thành chuyên gia Sketchup bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nhanh chóng thành thạo công cụ thiết kế 3D của SketchUp, nắm được tư duy thiết kế mô hình 3D nội thất, xây dựng, hoàn thiện bản vẽ 3D từ phác thảo ý tưởng đến sản phẩm hoàn chỉnh,...
Lưu ý khi sử dụng Design Pattern
Design Pattern không phải là đoạn mã cụ thể mà là những mô tả cách tiếp cận và giải quyết một vấn đề trong lập trình. Vì vậy, việc áp dụng Design Pattern đòi hỏi lập trình viên phải có kỹ năng và hiểu biết vững chắc. Điều này có nghĩa là bạn không thể chỉ sao chép và dán mã nguồn, mà cần hiểu sâu sắc về bản chất và nguyên tắc của Design Pattern.
Không giống như phần mềm, vốn chỉ cần thực thi theo các lệnh có sẵn, Design Pattern yêu cầu người sử dụng phải hiểu rõ về cách thức vận hành cũng như lý do áp dụng. Điều này bao gồm việc xác định rõ cần làm gì và thực hiện như thế nào, chứ không chỉ dựa vào các câu lệnh cụ thể.
Mỗi vấn đề trong lập trình thường có thể được giải quyết bằng nhiều loại Design Pattern khác nhau. Do đó, việc lựa chọn đúng mẫu thiết kế phù hợp với từng tình huống cụ thể là yếu tố then chốt để tối ưu hóa mã nguồn và nâng cao hiệu suất làm việc. Để làm được điều này, lập trình viên cần nắm bắt chính xác vấn đề mình đang đối mặt trước khi quyết định áp dụng Design Pattern nào.
>>> Xem thêm:
Kết luận
Như vậy, UNICA đã bật mí cho các bạn các mẫu Design Pattern thông dụng mà các lập trình viên cần nắm được để phục vụ công việc. Hy vọng bài viết này có ích cho bạn đọc.