Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Business Intelligence (BI) là gì? Tìm hiểu vai trò và hoạt động của BI

Nội dung được viết bởi Trần Duy Thanh

Business Intelligence là gì có lẽ là khái niệm vẫn còn rất mới mẻ với nhiều người. Đối với một người bắt đầu làm quen thì thuật ngữ này sẽ tốn mất một khoảng thời gian rất nhiều. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn từ A đến Z đến những thông tin cần thiết và quan trọng về BI.

Business Intelligence là gì?

Business Intelligence hay còn gọi tắt là BI, hiểu đơn giản kinh doanh thông minh. Đây là một quá trình dựa trên các công nghệ để phân tích dữ liệu và cung cấp đầy đủ thông tin có thể hành động giúp các giám đốc điều hành, người quản lý và người lao động đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt.

 Là một phần của quy trình BI, các tổ chức thu thập dữ liệu từ các hệ thống CNTT nội bộ và các nguồn bên ngoài, chuẩn bị để phân tích, chạy các truy vấn dựa trên dữ liệu và tạo trực quan hóa dữ liệu, bảng điều khiển BI  và báo cáo để cung cấp kết quả phân tích cho người dùng doanh nghiệp để đưa ra quyết định hoạt động- lập và hoạch định chiến lược.

Business Intelligence là gì?

Business Intelligence là gì?

Mục tiêu cuối cùng của các sáng kiến kinh doanh thông minh là thúc đẩy các quyết định kinh doanh tốt hơn cho phép các tổ chức tăng doanh thu, cải thiện hiệu quả hoạt động và đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ kinh doanh. Để đạt được mục tiêu đó, BI kết hợp sự kết hợp của các công cụ phân tích, quản lý dữ liệu và báo cáo, cùng với các phương pháp khác nhau để quản lý và phân tích dữ liệu.

Tóm lại thì Business Intelligence là quá trình sử dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, phân tích, thông báo thông tin cho các nhà quản lý để có một chiến lược cạnh tranh kinh doanh hoàn hảo nhất.

Lợi ích của việc kinh doanh thông minh

Như đã nói ở trên, chúng ta hiểu được Business Intelligence là gì và thông qua khái niệm thì chúng ta cũng biết được lợi ích mà nó mang lại như thế nào với doanh nghiệp.

Nếu bạn áp dụng BI thành công vào kinh doanh, công việc thì nó có rất nhiều lợi ích to lớn. Cụ thể:

  • Quản lý, giám sát hiệu quả hoạt động kinh doanh một cách liên tức để hoạt động nhanh chóng.

  • Phân tích dữ liệu khách hàng giúp các nỗ lực tiếp thị, bán hàng và dịch vụ khách hàng hiệu quả hơn. Các nút thắt trong chuỗi cung ứng, sản xuất và phân phối có thể được phát hiện trước khi chúng gây ra thiệt hại về tài chính.

  • Các nhà quản lý nhân sự có khả năng giám sát tốt hơn năng suất của nhân viên, chi phí lao động và các dữ liệu khác về lực lượng lao động.

  • Tốc độ làm việc gia tăng và cải thiện được việc ra quyết định.

  • Quy trình kinh doanh nội bộ tổ chức được tối ưu để kết quả hoạt động tốt nhất và năng suất nhất.

BI có rất nhiều lợi ích lớn trong doanh nghiệp

BI có rất nhiều lợi ích lớn trong doanh nghiệp

  • Thúc đẩy được doanh số bán hàng cao lên và đạt được nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường và vượt mặt đối thủ.

  • Thêm nữa, khi áp dụng các quy trình BI sẽ cung cấp rất nhiều lợi ích kinh doanh để giúp nhà quản lý dự án dễ dàng theo dõi được tình trạng của dự án và thu nhập nhanh chóng thông tin báo cáo của đối thủ.

  • Không những thế, nếu bạn làm về Marketing, công nghệ thông tin cũng được hưởng rất nhiều lợi ích từ trí tuệ kinh doanh để ứng dụng nó vào phân tích các chiến lược, dự án, ra mắt sản phẩm.

>>> Xem ngay: SKU sản phẩm là gì? Cách đặt mã SKU cho sản phẩm

Bạn yêu thích công nghệ thông tin và muốn học các kỹ năng về lập trình, hãy đăng ký khoá học online lập trình trên Unica. Khoá học không chỉ tập trung vào việc hướng dẫn học viên thành thạo một loại ngôn ngữ cụ thể như: Java, Python, JavaScript, PHP. Mà còn cải thiện kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề trong quá trình code.

Toàn tập ngôn ngữ lập trình C#
Trần Duy Thanh
479.000đ
600.000đ

Lập trình iOS Swift
Nhóm giảng viên Lập Trình 0 Khó
129.000đ
500.000đ

Lập Trình Python Từ Zero - Hero
Vũ Quốc Tuấn
399.000đ
600.000đ

Xu hướng của Business Intelligence hiện nay

Có lẽ, chủ đề về BI là chủ đề được nhận rất nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, quản trị trên thế giới. Đơn giản chỉ vì BI đang là xu hướng được áp dụng rất nhiều vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo trang khảo sát BI có tên miền là BI survey.com khi nghiên cứu 2600 người làm trong lĩnh BI trên toàn thế giới, am hiểu xu hướng, phân tích xu hướng thì nhìn chung BI năm 2020 cơ bản là làm về:

  • Top 1: Master data và data quality management - dữ liệu tổng thể và quản lý chất lượng dữ liệu.

  • Top 2: Data discovery - Khám phá data.

  • Top 3: Self-service BI - Kinh doanh BI tự phục vụ.

Chúng ta có thể nhìn thấy xu hướng của BI rất thông minh và cụ thể, nếu Master data và data quality management giúp cho tổ chức và doanh nghiệp xây dựng, quản lý dữ liệu vững chắc cho tương lai thì việc quan tâm đến Data discovery và Self-service BI sẽ khiến người dùng muốn tự mình khám phá thông tin dữ liệu mới mẻ.

>>> Xem ngay: Startup là gì? Những kỹ năng cần có để Startup thành công

>Hiện nay, BI có rất nhiều xu hướng mới mẻ

Hiện nay, BI có rất nhiều xu hướng mới mẻ

Ngoài ra, thì một số xu hướng khác trên thị trường BI mà bạn cũng cần quan tâm đó là: 

  • Phát triển mã nguồn thấp và không mã: Nhiều nhà quản trị BI cũng đang bổ sung rất nhiều các công cụ đồ họa để phát triển mạnh mẽ ứng dụng BI mà không cần nhiều nguồn mã hóa.

  • Tích hợp sử dụng đám mây: Nhiều người nói rằng sử dụng hệ thống kinh doanh thông minh làm cho việc chuyển dữ liệu lên đám mây chậm do các kho dữ liệu chủ yếu được triển khai từ trung tâm dữ liệu tại chỗ. Việc triển khai dự án đám mây này đang được BI phát triển vào đầu năm 2020.

  • Cải thiện về kiến thức data: BI sẽ tự phục vụ mở rộng việc sử dụng các công cụ Smart trong việc kinh doanh, marketing để người dùng mới cũng có thể sử dụng và làm việc.

Thành phần của Business Intelligence

Dữ liệu được dùng trong BI là những dữ liệu được tổng hợp từ kho dữ liệu đến từ nhiều nguồn, nhiều định dạng, phân tán. Quy trình phân tích dữ trong Bi không chỉ dừng lại ở mức cơ bản mà cần sử dụng đến kỹ thuật khai thác dữ liệu (Data Mining) nhằm phân loại (classification) và phân cụm (Clustering) hoặc dự đoán (Prediction).
Hệ thống BI có thể được xem là sự kết hợp của 3 thành phần sau:

  • Data Warehouse (Kho dữ liệu): Chứa dữ liệu của doanh nghiệp.

  • Data Mining (Khai thác dữ liệu): Các kỹ thuật dùng để khai thác dữ liệu như phân loại (Classification), phân nhóm (Clustering), dự đoán (Prediction)…

  • Business Analyst (Phân tích kinh Doanh): Quyết định chiến lược hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối tượng nên sử dụng Business Intelligence

Đối tượng nên sử dụng Business Intelligence

Đối tượng nên sử dụng Business Intelligence

Business Intelligence được áp dụng trong tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ thuộc các kĩnh vực khác nhau, đặc biệt là đối với ngành hàng hóa tiêu dùng, F&B. Tuy nhiên, việc tích hợp sử dụng vẫn nên được cân nhắc kỹ lưỡng.

Những đối tượng nhận được nhiều lợi ích khi sử dụng BI bao gồm: ban quản trị, khách hàng, phân tích viên, người đưa ra quyết định kinh doanh.

Kết luận

Với những chia sẻ về Business Intelligence là gì và hệ thống kinh doanh thông minh, chúng tôi tin rằng bài viết này sẽ rất bổ ích cho các bạn để tiết kiệm thời gian, gia tăng hiệu quả công việc.

Trở thành hội viên

Mơ ước trở thành lập trình viên chuyên nghiệp? Khám phá thế giới lập trình cùng khóa học của chúng tôi và biến giấc mơ thành hiện thực.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Lập trình hướng đối tượng với ngôn ngữ C/C++
499.000đ 699.000đ
0/5 - (0 bình chọn)