Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Bố cục đối xứng là gì? Nguyên tắc cơ bản của bố cục đối xứng

Nội dung được viết bởi Vũ Ngọc Đăng

Trong nhiếp ảnh, bố cục đối xứng thường được sử dụng nhằm mang lại tính nghệ thuật cao cho bức ảnh. Vậy, thực chất bố cục này là gì, có những yếu tố nào cần chú ý, bạn hãy tham khảo thêm những thông tin mà UNICA chia sẻ dưới đây.

Bố cục đối xứng là gì?

Theo định nghĩa trong lĩnh vực mỹ thuật, bố cục đối xứng là bố cục chia không gian thành 2 phần cân bằng nhau. Điều này nhằm mang lại cho các kiến trúc không gian sự hài hòa và cân bằng. Từ đó, tạo nên sức hút đối với người xem thay vì cảm giác cứng nhắc, nhàm chán. Trong cuộc sống, bạn sẽ dễ bắt gặp loại bố cục này ở những thiết kế như: cầu thang, cửa sổ, hoa văn trên gạch.

>>> Xem ngay: Simplicity là gì? Tính ứng dụng của Simplicity trong thiết kế

bo-cuc-doi-xung-1
Bố cục đối xứng là bố cục chia không gian thành 2 phần bằng nhau

Tương tự như vậy thì trong nhiếp ảnh, bố cục đối xứng cũng chia bức ảnh thành 2 phần bằng nhau, nhằm tạo sự cân xứng và vuông vắn hơn cho mỗi khung hình. Thông thường, bố cục này được sử dụng để chụp 2 hoặc nhiều chủ thể có kích thước tương đồng và nằm đối xứng nhau. Nếu chủ thể không có sự tương đồng mà bạn vẫn chụp theo cách chia đôi khung hình, thì sẽ không được xem là một bức ảnh có bố cục theo hình thức đối xứng.
Thực tế, có rất nhiều hình thức đối xứng khác nhau trong bức ảnh. Điển hình như: Đối xứng dọc, đối xứng ngang, đối xứng ở giữa. Và tùy thuộc vào từng chủ thể khác nhau mà bạn có thể chọn kiểu chụp đối xứng phù hợp.

Nguyên tắc cơ bản trong đối xứng

Đối xứng tĩnh

Đó là một bố cục đối xứng dựa trên hệ thống sắp xếp những đơn vị hình thể được đặt xung quanh vật trung tâm. Với những đối được chia thành các bố cục đều nhau, vị dụ như dạng 1/2, 1/3. Người ta gọi là đối xứng gương. 

Đối xứng động

Là một cách đối xứng dựa trên các số vô tỉ của nó, như hình chữ nhật có tỉ lệ các cạnh khác nhau hoặc số nghịch đảo của nó. Để chia các phần theo một tỉ lệ nhất định giúp tạo ra được bố cục đẹp mắt, hoàn hảo nhất.

Đăng ký khoá học làm powerpoint online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ trang bị các kỹ năng thiết kế chuyên nghiệp trên Powerpoint, các thiết kế trình chiếu đơn giản đến nâng cao, các hiệu ứng nâng cao, chuyên nghiệp,...

Thiết kế trình chiếu chuyên nghiệp với Powerpoint 365
Đỗ Trung Thành
399.000đ
700.000đ

Thiết kế slide và hiệu ứng chuyên nghiệp với PowerPoint 365
Nguyễn Ngọc Dương
499.000đ
600.000đ

Thiết kế bài giảng Elearning với Powerpoint 365 và Ispring 10
Võ Mạnh Cường
499.000đ
700.000đ

Các yếu tố quyết định đến bố cục đối xứng

Khi thực hiện chụp ảnh, để bố cục theo hình thức đối xứng đạt được tính nghệ thuật cao nhất, thì bạn cần quan tâm đến những yếu tố sau đây:
Thống nhất
Điểm thống nhất ở đây đó chính là toàn bộ bố cục phải thống nhất với nhau. Ví dụ, bạn có ý định chụp ảnh cửa sổ thì chủ thể phải là hai ô cửa sổ có kích thước, màu sắc giống nhau, nếu là hai chủ thể khác biệt thì sẽ khiến cho bức hình không có sự hài hòa.

Sự liên kết

Các bố cục phải được thống nhất, liên kết với nhau chặt chẽ để tạo ra một bố cục đẹp mắt.

Tạo sự cân bằng, đối xứng

Dựa vào các cách tạo sự cân bằng và đối xứng, cách làm đối xứng sẽ giúp cho bố cục có sự tĩnh lặng. Còn cách làm bất đối xứng sẽ làm cho bố cục trở lên sôi động hơn rất nhiều.

>>> Xem ngay: Palette là gì? Cách sử dụng Palette đơn giản chi tiết nhất

bo-cuc-doi-xung-2
Bố cục phải có sự thống nhất mới tạo nên nét đối xứng hài hòa

Nhịp điệu

Nhiều người mới học chụp ảnh thường nghĩ nhịp điệu là một yếu tố ngoài lề và không có mối liên hệ gì với bức ảnh. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, đặc biệt là trong bố cục đối xứng. Theo đó, khi chụp ảnh, bên cạnh sắp xếp chủ thể thì bạn cũng cần lưu ý đến màu sắc, đường nét, sự chuyển động của các chủ thể khác, nhằm mang lại cho bức ảnh có được sự nhịp điệu.

Tạo ra sự chuyển động

Có rất nhiều cách để tạo sự chuyển động trong bố cục. Ví dụ, bạn có thể tạo ra một số đường định tuyến chuyển động.

thiet-ke

Phối cảnh

Phối cảnh trong nhiếp ảnh được hiểu là phần tỉ lệ, kích thước, độ to nhỏ, xa gần từ máy ảnh đến chủ thể. Nếu việc phối cảnh tốt, phù hợp, cân bằng thì sẽ tạo được độ đối xứng tốt nhất cho bức ảnh.

Tương phản

Một yếu tố không thể thiếu trong bố cục đối xứng đó chính là tương phản. Tương phản ở đây chủ yếu thiên về màu sắc: Giữa sáng và tối, giữa đậm và nhạt, giữa các mảng màu đối chọi với nhau. Nếu các yếu tố tương phản được cân bằng với nhau thì bức ảnh mà bạn chụp sẽ có được sự mềm mại, không bị rối.

bo-cuc-doi-xung-3
Sự tương phản nhằm tạo nên tính mềm mại cho bức ảnh

Trên đây là những kiến thức quan trọng về bố cục đối xứng mà bất cứ dân chuyên ảnh nào cũng cần phải nắm. Bạn đọc muốn biết thêm nhiều kiến thức thiết kế hay hãy nhanh tay đăng ký để theo dõi khoá học thiết kế trên Unica với sự hướng dẫn các chuyên gia sẽ bật mí cho bạn những mẹo hay,thủ thuật,... một cách nhanh chóng và chính xác.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)