Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

Mua 3 tặng 1

Thông tư 200/2014/TT-BTC ra đời thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Vì vậy, kế toán của những doanh nghiệp đang làm báo cáo tài chính theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC sẽ làm báo cáo tài chính theo thông tư 200 từ năm tài chính 2015 trở về sau. Nếu bạn vẫn chưa biết cách lập báo cáo này như thế nào thì đừng bỏ lỡ bài viết trong chuỗi bài học Kế toán dưới đây.

Nguyên tắc khi lập BCTC theo thông tư 200

Trước khi lập báo cáo tài chính, kế toán cần phải nắm rõ những nguyên tắc được quy định tại điều 102 Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đồng thời, “nằm lòng” trong suốt quá trình lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.

báo cáo tài chính theo thông tư 200

Kế toán cần phải nắm rõ những nguyên tắc được quy định tại điều 102 Thông tư 200

Báo cáo tài chính gồm có 6 nguyên tắc: hoạt động liên tục, dồn tích, nhất quán, trọng yếu và tập hợp, bù trừ và nguyên tắc có thể so sánh. Cụ thể như sau:

Nguyên tắc hoạt động liên tục

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần. Ngoại trừ khi doanh nghiệp có ý định hoặc buộc phải ngừng hoạt động, cũng như phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.

Nếu báo cáo tài chính theo thông tư 200 không được lập trên cơ sở liên tục, thì vấn đề này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến doanh nghiệp không được coi là hoạt động liên tục.

Nguyên tắc dồn tích

Doanh nghiệp cần phải lập báo cáo tài chính theo nguyên tắc kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiến. Theo cơ sở báo cáo này, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào số tiền kế toán và báo cáo chính của các kỳ kế toán liên quan.

Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp

Trong báo cáo tài chính, từng khoản mục cần được trình bày riêng biệt. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ, mà được tập hợp vào những khoản mục cùng tính chất. Theo nguyên tắc trọng yếu thông tin, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ những quy định về trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể, nếu các thông tin đó không có tính chất trọng yếu.

hướng dẫn lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

Báo cáo tài chính gồm có 6 nguyên tắc

Nguyên tắc bù trừ

Trong báo cáo tài chính theo thông tư 200, tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt, chỉ thực hiện bù trừ khi tài khoản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, có vòng quay nhanh, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại. 

Bên cạnh đó, khi lập bảng cân đối, kế toán tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân. Đơn vị cấp trên phải thực hiện loại từ tất cả số dư của các tài khoản mục phát sinh, từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau (bù trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí). 

Nguyên tắc có thể so sánh

Kế toán phải đảm bảo có thể so sánh được thông tin khi trình bày các số liệu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong các kỳ. Đặc biệt, bắt buộc phải giải trình các thông tin trọng yếu, bởi thông qua đó, người đọc sẽ đánh giá được tình hình của doanh nghiệp.

Các bước lập báo cáo tài chính

Bước 1: Tập hợp và đối chiếu chứng từ

Tập hợp chứng từ phát sinh trong năm tài chính. Sau đó, kiểm tra đối chiếu từ tập hợp được với báo cáo thuế đã kê khai theo định kỳ đã nộp cho cơ quan thuế.

Bước 2: Tiến hành chuyển đổi số dư

Sự thay đổi lớn về hệ thống tài khoản giữa thông tư 200/2014/TT-BTC với quyết định 15/2006/QĐ-BTC, nên cần chuyển đổi số dư theo hướng dẫn tại điều 126 của thông tư 200/2014/TT-BTC.

Bước 3: Kiểm tra các bút toán từng tháng

Tiếp theo, rà soát lại các bút toán chứng từ hàng tháng theo quy định. Về doanh thu, cần phân biệt rõ giữa doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính với các thu nhập khác. Còn về chi phí, cần phân biệt rõ và ghi chép đúng vào các khoản mục giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác.

mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 200

Kế toán cần chuyển đổi số dư theo hướng dẫn tại điều 126 của thông tư 200/2014/TT-BTC

Bước 4: Phân loại tài sản và nợ cần trả ngắn hạn và dài hạn

Theo quy định với tài sản và nợ có thời gian dưới 12 tháng trở xuống được phân loại là ngắn hạn. Còn những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn sẽ được phân loại là dài hạn. Việc phân loại này sẽ giúp các thông tin về tài sản và nợ thể hiện trong báo cáo tài chính theo thông tư 200 chính xác trên bảng báo cáo tài chính.

Bước 5: Lập báo cáo tài chính

Sau khi đã kiểm tra tất cả các nghiệp vụ, bút toán, phân loại tài sản và nợ, kế toán tiến hành lập BCTC. Báo cáo tài chính theo thông tư 200 bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh báo cáo tài chính.

Như vậy, UNICA đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về báo cáo tài chính theo thông tư 200 cho doanh nghiệp. Qua bài viết trên, hy vọng rằng đã bổ sung được nhiều kiến thức bổ ích mới. Đồng thời nâng cao kỹ năng định khoản các nghiệp vụ kinh tế, lập báo cáo, xử lý, lưu trữ số liệu và chuẩn bị cho các kỳ kiểm toán một cách chính xác, chuyên nghiệp nhất với khóa học Thành thạo kế toán trên Excel sau 30 ngàyNgoài ra bạn cần trang bị thêm cho bản thân nhiều kiến thức về học Excel online để xây dựng nền tảng vững chắc trong việc học hòi và thực hành làm việc kế toán của mình.

Chúc bạn thành công!

>> Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 133

>> “Nằm lòng” cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp chuẩn xác

>> Tất tần tật thông tin về báo cáo tài chính hợp nhất

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]

Tags: