Bảng chữ cái tiếng Trung là nền tảng quan trọng trong hành trình chinh phục ngôn ngữ này. Được xây dựng từ hệ thống Pinyin, bảng chữ cái tiếng Trung giúp người học phát âm chuẩn xác và hiểu sâu hơn về cấu trúc từ vựng. Trong bài viết này, Unica sẽ giới thiệu đầy đủ về thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu, cùng các bộ thủ cơ bản, đồng thời chia sẻ bí quyết học tập hiệu quả để bạn nắm vững ngữ âm và tự tin giao tiếp bằng tiếng Trung.
Bảng chữ cái tiếng Trung là gì?
Pinyin, còn được gọi là Hán ngữ bính âm, là hệ thống phiên âm chính thức của tiếng Trung sử dụng bảng chữ cái Latinh để biểu thị cách phát âm các chữ Hán. Hệ thống này được thiết kế nhằm hỗ trợ người học và cả những người không biết Hán tự dễ dàng làm quen với cách phát âm tiếng Trung, thay vì phải đối mặt ngay với hệ thống chữ viết phức tạp. Pinyin không chỉ là công cụ giảng dạy tiếng Trung cơ bản tại Trung Quốc mà còn được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Bảng chữ cái tiếng Trung hay được gọi là hệ thống phiên âm chính thức của tiếng Trung với chữ Latinh
Nguồn gốc của bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin
Pinyin phát triển từ nhiều hệ thống phiên âm trước đây, bao gồm:
-
Chú âm phù hiệu: Một hệ thống sử dụng các ký hiệu đặc biệt để mô tả âm tiết tiếng Trung, xuất hiện vào đầu thế kỷ XX.
-
Wade-Giles: Một hệ thống phiên âm tiếng Trung bằng chữ Latinh, được sử dụng phổ biến từ thế kỷ XIX.
-
Hệ thống phiên âm Bưu điện: Được áp dụng bởi bưu điện Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XX.
Năm 1958, chính phủ Trung Quốc chính thức thành lập Ủy ban cải cách chữ viết và xây dựng hệ thống phiên âm mới dựa trên các nền tảng trước đó. Hệ thống này, với tên gọi Bính âm Hán ngữ, đã được phê duyệt và áp dụng rộng rãi từ năm 1979, trở thành công cụ tiêu chuẩn trong giáo dục và giao tiếp tiếng Trung.
Pinyin không chỉ phổ biến tại Trung Quốc mà còn được quốc tế công nhận như một hệ thống học tập hiệu quả. Nó góp phần giúp người học phát âm chính xác và ghi nhớ nhanh hơn các từ vựng tiếng Trung, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp giữa người bản ngữ và người học tiếng Trung.
Bảng chữ cái được phê duyệt và áp dụng rộng rãi từ năm 1979 đến nay
Vai trò của bảng chữ cái tiếng Trung với người học tiếng Trung
Đối với người Trung Quốc và cả những người học tiếng Trung thì bảng chữ cái pinyin có vai trò như sau:
-
Nền tảng phát âm: Pinyin đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người học nắm vững cách phát âm ngay từ những bước đầu tiên. Các ký hiệu phiên âm cung cấp thông tin chi tiết về vị trí đặt lưỡi, cách sử dụng luồng hơi, và cách di chuyển môi, giúp người học dễ dàng luyện tập và đạt được cách phát âm chuẩn.
-
Công cụ tra cứu tiện lợi: Hệ thống Pinyin hỗ trợ hiệu quả việc tra cứu từ vựng và ngữ pháp tiếng Trung. Người học có thể sử dụng các từ điển trực tuyến hoặc phần mềm học tập với Pinyin để tìm kiếm thông tin nhanh chóng và chính xác.
-
Hỗ trợ học viết chữ Hán: Với Pinyin, người mới bắt đầu có thể làm quen với ngôn ngữ tiếng Trung bằng cách sử dụng các ký tự Latinh trước khi chuyển sang học chữ Hán. Điều này giúp họ hiểu cấu trúc ngôn ngữ và xây dựng nền tảng vững chắc về âm tiết và thứ tự các nét trong chữ Hán.
Bảng chữ cái tiếng Trung là thứ hỗ trợ học tiếng Hàn và hỗ trợ tra cứu tiện lợi
Cấu tạo của bảng chữ cái tiếng Trung Pinyin
Bảng chữ cái tiếng Trung cơ bản theo hệ thống Pinyin bao gồm ba phần chính: vận mẫu (nguyên âm), thanh mẫu (phụ âm), và thanh điệu (dấu). Đây là công cụ quan trọng giúp người học nhận diện và phát âm tiếng Trung chính xác ngay từ những bước đầu tiên.
Vận mẫu (Nguyên âm)
Nguyên âm trong Pinyin là phần cốt lõi của một âm tiết. Chúng có thể đứng độc lập hoặc kết hợp với phụ âm đầu để tạo thành các âm tiết hoàn chỉnh.
-
Vận mẫu đơn: a, o, e, i, u, ü.
-
Vận mẫu kép: ai, ei, ao, ou, ia, ie, uo, üe, iao, iou, uai, uei.
-
Vận mẫu âm mũi: an, en, in, ün, uan, üan, uen, ang, eng, ing, ong, iong, uang, ueng.
-
Vận mẫu âm cuốn lưỡi: er.
Vận mẫu chính là nguyên âm, phần cốt lõi của một âm tiết
Thanh mẫu (Phụ âm)
Phụ âm đầu, hay còn gọi là thanh mẫu, đóng vai trò tạo sự đa dạng cho âm tiết trong tiếng Trung. Đây là danh sách các phụ âm đầu trong hệ thống Pinyin: b, p, m, f, d, t, n, l, g, k, h, j, q, x, zh, ch, sh, r, z, c, s, y, w
-
Âm môi môi (双唇音): Bao gồm những phụ âm b, p, m, f. Đặc điểm là khi phát âm môi chạm nhau khi phát âm.
-
Âm đầu lưỡi giữa (舌尖中音): Bao gồm những phụ âm như là d, t, n, l. Đặc điểm là khi phát âm đầu lưỡi đặt giữa hai hàm răng khi phát âm.
-
Âm gốc lưỡi (舌根音): Bao gồm những phụ âm như g, k, h. Đặc điểm là khi phát âm gốc lưỡi cong và chạm vào vòm họng.
-
Âm mặt lưỡi (舌面音): Bao gồm những phụ âm như j, q, x. Đặc điểm là khi phát âm mặt lưỡi cong lên, sát với vòm miệng.
-
Âm đầu lưỡi trước (舌尖前音): Bao gồm những phụ âm như z, c, s, r. Đặc điểm là khi phát âm đầu lưỡi đặt gần phía trước hàm răng
-
Âm phụ kép (复辅音): Bao gồm những phụ âm như zh, ch, sh, r. Đặc điểm là thường kết hợp hai phụ âm để tạo thành âm kép.
Thanh mẫu hay còn gọi là phụ âm đầu, đóng vai trò tạo ra sự đa dạng cho âm tiết tiếng Trung
Thanh điệu (dấu)
Tiếng Trung là ngôn ngữ thanh điệu, trong đó mỗi thanh điệu thay đổi ý nghĩa của từ. Có bốn thanh điệu chính, cùng với một thanh nhẹ thường không được biểu diễn bằng dấu.
-
Thanh điệu thứ nhất (cao và đều): Được biểu diễn là dấu gạch ngang 一.
-
Thanh điệu thứ hai (tăng dần): Được biểu diễn là dấu sắc /.
-
Thanh điệu thứ ba (trầm bổng): Được biểu diễn là dấu hỏi ៴.
-
Thanh điệu thứ tự (giảm dần): Được biểu diễn là dấu huyền \.
-
Thanh nhẹ(không dấu): Đối với thanh này sẽ có âm tiết nhẹ và ngắn gọn.
Trong tiếng Trung, người học cần chú ý đến thanh điệu bởi nó có thể làm thay đổi ý nghĩa của câu từ
Hướng dẫn đọc bảng chữ cái tiếng Trung
Học bảng chữ cái tiếng Trung là bước đầu tiên và quan trọng nhất để nắm vững ngôn ngữ này. Tiếng Trung sử dụng hệ thống phiên âm Pinyin, giúp người học dễ dàng tiếp cận, phát âm và ghi nhớ các ký tự. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về thanh mẫu, vận mẫu, và thanh điệu trong tiếng Trung, kèm cách phát âm cùng ví dụ minh họa.
Thanh mẫu (Phụ âm)
Thanh mẫu bao gồm 21 phụ âm đầu, được chia thành 7 nhóm dựa trên cách phát âm. Mỗi nhóm có đặc điểm riêng, giúp tạo nên sự đa dạng trong cách phát âm tiếng Trung.
Nhóm |
Thanh mẫu |
Cách phát âm |
Ví dụ |
Nhóm âm hai môi và răng môi |
b |
Khi phát âm, hai môi khép lại, bật mở nhanh và không bật hơi. |
八 (bā) – tám. |
p |
Vị trí phát âm giống b, nhưng bật hơi mạnh hơn. |
苹果 (píngguǒ) – táo. |
|
m |
Hai môi khép lại, luồng không khí đi qua mũi. |
妈妈 (māma) – mẹ. |
|
Nhóm âm đầu lưỡi |
d |
Đầu lưỡi chạm răng trên, đẩy luồng hơi ra nhanh |
大 (dà) – to. |
t |
Phát âm giống d, nhưng bật hơi mạnh |
他 (tā) – anh ấy. |
|
n |
Đầu lưỡi chạm lợi trên, hơi đi qua mũi |
女 (nǚ) – phụ nữ. |
|
l |
Đầu lưỡi chạm lợi trên, hơi thoát qua hai bên lưỡi. |
路 (lù) – đường. |
|
Nhóm âm cuống lưỡi |
g |
Cuống lưỡi nâng sát ngạc mềm, hạ nhanh để hơi thoát ra. |
狗 (gǒu) – chó. |
k |
Phát âm như g, nhưng bật hơi mạnh hơn |
课 (kè) – tiết học. |
|
h |
Cuống lưỡi gần ngạc mềm, hơi ma sát thoát ra |
好 (hǎo) – tốt. |
|
Nhóm âm mặt lưỡi |
j |
Mặt lưỡi sát ngạc cứng, hơi đi qua giữa mặt lưỡi. |
家 (jiā) – nhà. |
q |
Giống j, nhưng bật hơi mạnh hơn. |
钱 (qián) – tiền. |
|
x |
Mặt lưỡi sát ngạc cứng, hơi ma sát thoát ra. |
小 (xiǎo) – nhỏ. |
|
Nhóm âm đầu lưỡi sau |
zh |
Đầu lưỡi cong lên, sát ngạc cứng, không bật hơi. |
中 (zhōng) – trung. |
ch |
Giống zh, nhưng bật hơi mạnh. |
吃 (chī) – ăn. |
|
sh |
Đầu lưỡi sát ngạc cứng, hơi thoát qua giữa. |
书 (shū) – sách. |
|
r |
Phát âm giống sh, nhưng không rung. |
人 (rén) – người. |
|
Nhóm âm đầu lưỡi trước |
z |
Đầu lưỡi chạm răng trên, hơi lùi lại, không bật hơi |
子 (zi) – con. |
c |
Giống z, nhưng bật hơi mạnh. |
草 (cǎo) – cỏ. |
|
s |
Đầu lưỡi sát răng cửa dưới, hơi thoát qua răng trên. |
三 (sān) – ba. |
Cách đọc bảng chữ cái tiếng Trung từ thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu
Vận mẫu
Vận mẫu là phần cốt lõi trong cấu trúc âm tiết tiếng Trung, bao gồm các vận mẫu đơn, kép và âm mũi.
Vận mẫu |
Cách phát âm |
Đặc điểm |
Ví dụ |
a |
Há miệng to và hạ lưỡi thấp |
Nguyên âm dài, đọc không tròn môi và phát âm gần giống với âm ”a” trong tiếng Việt. |
mā (妈 – mẹ) |
o |
Rút lưỡi về phía sau, đặt gốc lưỡi ở vị trí giữa và hai môi tạo thành hình tròn, hơi nhô ra ngoài. |
Nguyên âm dài và đọc tròn môi, phát âm gần giống với âm “ô” trong tiếng Việt. |
wǒ (我 – tôi) |
e |
Rút lưỡi về sau rồi nâng cao lưỡi đặt ở vị trí giữa, há miệng vừa đủ rộng |
Nguyên âm dài và không tròn môi, đọc giống như “ơ” và “ưa” trong tiếng Việt. |
lè (乐 – vui) |
i |
Để đầu lưỡi dính với răng dưới, mặt lưỡi phía ddướinanag sát ngạc cứng, dai môi dẹp và bành rộng ra. |
Nguyên âm dài và đọc không tròn môi, tương tự như cách phát âm “i” trong tiếng Việt. |
mí (迷 – mê) |
u |
Nâng cao gốc lưỡi, rụt lưỡi về sau và tạo hình môi tròn, nhô ra phía trước. |
Nguyên âm dài và phát âm tròn môi, tương tự như chữ “u” trong tiếng Việt |
shū (书 – sách) |
ü |
Để đầu lưỡi dính vào răng dưới, mặt lưỡi phía dưới đặt sát ngạc cứng và môi tròn, nhô ra phía trước. |
Nguyên âm dài và đọc tròn môi, giống như cách đọc “uy” trong tiếng Việt |
lǜ (绿 – xanh) |
Không chỉ có những vận mẫu đơn mà còn có 13 vận mẫu kép kết hợp từ hai hoặc nhiều âm tiết, tạo nên sự đa dạng trong âm điệu tiếng Trung.
Vận mẫu |
Ví dụ |
ai |
ài (爱 – yêu) |
ei |
lèi (累 – mệt) |
ao |
dào (到 – đến) |
ou |
gǒu (狗 – chó) |
uo |
duò (多 – nhiều) |
ia |
jiā (家 – nhà) |
ie |
jié (节 – lễ) |
ua |
guā (瓜 – dưa |
üa |
yuè (月 – trăng) |
ue |
jué dé (觉得 – cảm thấy) |
iao |
miǎo (秒 – giây) |
uai |
guài (怪 – kỳ lạ) |
iu |
liù (六 – sáu) |
Cuối cùng là 16 vận mẫu mũi
Vận mẫu |
Ví dụ |
an |
bàn (办 – làm) |
en |
fēn (分 – chia) |
in |
xīn (心 – tim) |
un |
xún (寻 – tìm) |
ün |
xún (训 – đào tạo) |
ian |
tiān (天 – trời) |
uan |
tuán (团 – đoàn) |
üan |
yuán (元 – đồng) |
ang |
yáng (羊 – dê) |
eng |
mèng (梦 – mơ) |
iang |
liàng (量 – lượng) |
iong |
qióng (穷 – nghèo |
ing |
qíng (情 – tình) |
uang |
guāng (光 – ánh sáng) |
ueng |
Wēng (翁 – ông già) |
ong |
Lóng (龙 – rồng) |
Thanh điệu
Tiếng Trung có 4 thanh điệu chính và thanh nhẹ, mỗi thanh điệu mang một ý nghĩa riêng, thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của từ.
Thanh điệu |
Ký hiệu |
Cách đọc |
Ví dụ |
Thanh 1 (阴平/yīnpíng/ âm bình) |
一 |
Âm kéo dài đều đặn, không thay đổi cao độ, giống cách đọc không dấu trong tiếng Việt. Thanh này có cao độ ổn định từ mức cao nhất (5) sang cao nhất (5). |
妈 (mā) – mẹ. |
Thanh 2 (阳平/yángpíng/ Dương bình) |
/ |
Giọng điệu tăng dần, tương tự dấu sắc trong tiếng Việt. Thanh này có sự thay đổi cao độ từ mức trung bình (3) lên cao (5). |
麻 (má) – cây gai. |
Thanh 3 (上声/shàngshēng/ Thượng thanh) |
ˇ |
Âm có dạng ngâm, bắt đầu từ mức trung bình (2), hạ xuống thấp nhất (1), rồi nâng lên mức vừa (4). Thanh này có đặc điểm hơi giống dấu hỏi trong tiếng Việt, nhưng âm ngâm rõ ràng hơn. |
马 (mǎ) – ngựa. |
Thanh 4 (去声 /qù shēng/ Khứ thanh) |
\ |
Giọng hạ xuống nhanh chóng, dứt khoát, từ mức cao nhất (5) xuống thấp nhất (1). Cách đọc có nét tương đồng với dấu nặng trong tiếng Việt, nhưng âm sắc mạnh mẽ hơn. |
(mà) – mắng. |
Cách đọc thanh điệu trong tiếng Trung
Các nét cơ bản trong tiếng Trung
Chữ Hán là một hệ thống chữ viết phức tạp được cấu tạo từ các nét và bộ thủ. Để học và viết tốt chữ Hán, việc luyện tập các nét cơ bản là bước đầu tiên quan trọng. Bạn cần hiểu rõ các nét tạo thành một chữ và tuân thủ quy tắc viết chữ Hán. Điều này không chỉ giúp bạn viết chính xác mà còn đảm bảo chữ viết đẹp và dễ đọc hơn.
Nắm được các nét cơ bản trong tiếng Trung hỗ trợ bạn viết chính xác và đảm bảo chữ viết đẹp, dễ đọc hơn
Các bộ thủ cơ bản trong tiếng Trung
Dưới đây là bảng 50 bộ thủ cơ bản trong tiếng Trung để hỗ trợ bạn học tiếng Trung tốt hơn:
Bộ thủ |
Phiên âm/ Hán Việt |
Ý nghĩa |
Ví dụ |
亻 |
rén/ Nhân |
Người |
|
刀 (刂) |
dāo / Đao |
Cái dao |
|
力 |
lì / Lực |
Sức mạnh |
|
口 |
kǒu / Khẩu |
Cái miệng |
|
口 |
wéi / Vi |
Vây quanh |
|
土 |
tǔ / Thổ |
Đất |
|
大 |
dà / Đại |
To lớn |
|
女 |
nǚ / Nữ |
Nữ giới |
|
宀 |
mián / Miên |
Mái che |
|
山 |
shān / Sơn |
Núi |
|
巾 |
jīn / Cân |
Khăn |
|
广 |
guǎng / Quảng |
Mái nhà lớn |
|
彳 |
chì / Xích |
Bước chân trái |
|
心 |
xīn / Tâm (Tâm đứng) |
Tâm trí |
|
手 |
shǒu / Thủ |
Tay |
|
攴 |
pù / Phộc |
Đánh khẽ |
|
日 |
rì / Nhật |
Ngày, mặt trời |
|
木 |
mù / Mộc |
Gỗ, cây cối |
|
水 (氵) |
shuǐ / Thủy |
Nước |
|
火 (灬) |
huǒ / Hỏa |
Lửa |
|
牛 (牜) |
niú / Ngưu |
Trâu |
|
犬 (犭) |
quǎn / Khuyển |
Con chó |
|
玉 |
yù / Ngọc |
Ngọc |
|
田 |
tián / Điền |
Ruộng |
|
疒 |
nǐ / Nạch |
Bệnh tật |
|
目 |
mù / Mục |
Mắt |
|
石 |
shí / Thạch |
Đá |
|
禾 |
hé / Hòa |
Lúa |
|
竹 |
zhú / Trúc |
Tre |
|
米 |
mǐ / Mễ |
Mì |
|
糸 (糹-纟) |
mì / Mịch |
Sợi tơ |
|
肉 |
ròu / Nhục |
Thịt |
|
艸 (艹) |
cǎo / Thảo |
Cỏ |
|
虍 |
hū / Hổ |
Hổ |
|
衣 (衤) |
yī / Y |
Quần áo |
|
言 (讠) |
yán / Ngôn |
Nói |
|
貝 (贝) |
bèi / Bối |
Vật báu |
|
足 |
zú / Túc |
Chân |
|
車 (车) |
chē / Xa |
Xe |
|
辵 (辶) |
chuò / Quai xước |
Đi, dừng |
|
邑 (阝) |
yì / Ấp |
Vùng đất |
|
金 (钅) |
jīn / Kim |
Vàng, kim loại |
|
門 (门) |
mén / Môn |
Cửa |
|
阜 ((阝) |
fù / Phụ |
Gò đất |
|
雨 |
yǔ / Vũ |
Mưa |
|
頁 ((页) |
yè / Hiệt |
Trang giấy |
|
食 ((飠-饣) |
shí / Thực |
Ăn |
|
魚 ((鱼) |
yú / Ngư |
Cá |
|
鳥 (鸟) |
niǎo / Điểu |
Chim |
|
龍 |
lóng / Long |
Rồng |
|
馬 (马) |
mǎ / Mã |
Con ngựa |
|
Những chú ý khi học bảng chữ cái tiếng Trung
Học bảng chữ cái tiếng Trung là bước đầu tiên quan trọng trong hành trình chinh phục ngôn ngữ này. Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần chú ý đến các yếu tố cơ bản sau:
-
Làm quen với các bộ thủ:
Chữ Hán được cấu tạo từ các bộ thủ, và mỗi bộ thủ mang một ý nghĩa riêng biệt. Việc học bộ thủ không chỉ giúp bạn hiểu nghĩa chữ Hán mà còn hỗ trợ rất nhiều trong việc nhớ lâu hơn. Học các bộ thủ cơ bản: Các bộ thủ như 木 (mộc – cây cối), 氵 (ba chấm thủy – liên quan đến nước), 火 (hỏa – lửa) là những bộ thủ bạn sẽ gặp rất nhiều trong quá trình học.
Phương để học bộ thủ nhanh chóng là tìm kiếm các từ vựng có liên quan đến bộ thủ để dễ dàng ghi nhớ nghĩa của từng bộ. Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp việc viết lại bổ thủ mỗi ngày hoặc sử dụng các thẻ flash card, ứng dụng để học tiếng Trung.
Những chú ý khi học bảng chữ cái tiếng Trung
-
Học bính âm (pinyin):
Bính âm là hệ thống phiên âm chữ Hán bằng chữ Latinh, giúp bạn phát âm chuẩn và dễ dàng học thuộc chữ Hán. Học bính âm sẽ giúp bạn đọc đúng và hiểu được cấu trúc của chữ Hán. Bính âm chính là cơ sở để học phát âm các âm tiết tiếng Trung và các thanh điệu. Việc học bính âm giúp bạn dễ dàng nhận biết các từ vựng mới và ghi nhớ chữu Hán nhanh hơn.
Để học tốt phần bính âm, bạn hãy học lần lượt các thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu trong tiếng Hàn. Việc tìm kiếm và sử dụng các bài học âm tiết, cách người bản xứ nói hoặc thông qua các ứng dụng, giáo trình sẽ hỗ trợ quá trình này rất nhiều.
Bí quyết học tốt bảng chữ cái tiếng Trung
Để học bảng chữ cái tiếng Trung một cách hiệu quả và nhanh chóng, dưới đây là một số bí quyết giúp bạn phát âm chuẩn, ghi nhớ lâu và luyện tập thường xuyên:
-
Phát âm chuẩn xác: Phát âm đúng không chỉ giúp bạn giao tiếp tốt mà còn giúp bạn dễ dàng học chữ Hán. Việc luyện tập phát âm là cực kỳ quan trọng để xây dựng nền tảng vững chắc cho việc học tiếng Trung.
-
Ghi nhớ bảng chữ cái: Để nhớ được bảng chữ cái tiếng Trung và các âm tiết, việc luyện tập thường xuyên là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn ghi nhớ bảng chữ cái hiệu quả:
-
Luyện tập thường xuyên: Việc luyện tập hàng ngày là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn tiến bộ nhanh chóng. Dưới đây là một số cách giúp bạn luyện tập hiệu quả:
-
Hiểu sự khác biệt giữa tiếng Trung và tiếng Việt: Tiếng Trung có các thanh điệu và cách phát âm khác biệt so với tiếng Việt, vì vậy bạn cần luyện tập thật kỹ để tránh nhầm lẫn khi học.
-
Tạo môi trường học tập tiếng Trung: Tham gia các lớp học tiếng Trung hoặc câu lạc bộ học tiếng Trung để có cơ hội luyện tập cùng bạn bè và người bản ngữ, sử dụng tiếng Trung trong cuộc sống hàng ngày, như xem phim, nghe nhạc, hoặc trò chuyện với bạn bè.
-
Học viết chữ Hán cơ bản: Học viết chữ Hán cơ bản và nắm rõ quy tắc viết chữ sẽ giúp bạn ghi nhớ chữ tốt hơn. Tìm hiểu cách tra cứu từ điển tiếng Trung để dễ dàng học thêm từ mới.
Tổng kết
Việc nắm rõ bảng chữ cái tiếng Trung là bước đầu tiên và quan trọng để làm quen với ngôn ngữ này. Hiểu rõ thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu và các bộ thủ cơ bản sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc trong việc học tiếng Trung. Kết hợp luyện tập phát âm, ghi nhớ bảng chữ cái và ứng dụng vào thực tế, bạn sẽ dễ dàng đạt được kết quả như mong muốn.