Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Affiliate Marketing là gì? Cách thức hoạt động và thanh toán

Nội dung được viết bởi Nguyễn Văn Thế

Affiliate Marketing là phương pháp kiếm tiền thụ động đơn giản, hiện đại và đang trở thành xu hướng hot trong thời đại số hiện nay. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tạo nguồn thu nhập ổn định mà không cần bỏ vốn lớn, tiếp thị liên kết chính là lựa chọn lý tưởng. Qua viết này, Unica sẽ cùng bạn hiểu rõ về Affiliate Marketing là gì? Cách tham gia thị trường đầy tiềm năng này hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu ngay. 

Affiliate Marketing là gì?

Affiliate Marketing là một phương thức tiếp thị trực tuyến, nơi nhà phân phối (Affiliate) quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà cung cấp (Advertiser) để nhận hoa hồng trên mỗi giao dịch thành công. Hình thức này không chỉ an toàn mà còn phù hợp với xu hướng kiếm tiền online hiện đại nhờ chi phí thấp và khả năng tạo thu nhập thụ động. 

Đây là một phương thức tiếp thị trực tuyến hiệu quả, không chỉ an toàn mà còn phù hợp với xu hướng kiếm tiền online hiện nay. Nhà cung cấp chỉ chi trả hoa hồng khi có đơn hàng thành công, đảm bảo sự minh bạch và đôi bên cùng có lợi.

Affiliate Marketing là một phương thức tiếp thị trực tuyến hiệu quả, an toàn phù hợp với xu hướng kiếm tiền online hiện nay

Affiliate Marketing là một phương thức tiếp thị trực tuyến hiệu quả, an toàn phù hợp với xu hướng kiếm tiền online hiện nay

Các thành phần cấu tạo của Affiliate Marketing

Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant)

Nhà cung cấp là cá nhân, doanh nghiệp sản xuất hoặc phân phối sản phẩm, dịch vụ ra thị trường. Các sản phẩm có thể thuộc mọi lĩnh vực, từ giáo dục, thời trang đến công nghệ, miễn tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh. Nhà cung cấp là đối tượng trực tiếp chi trả hoa hồng cho nhà phân phối.

Nhà phân phối (Affiliate/Publisher)

Nhà phân phối đóng vai trò trung gian giữa nhà cung cấp và khách hàng, thực hiện các hoạt động quảng bá như viết bài blog, làm video đánh giá hoặc chạy quảng cáo trên mạng xã hội. Đối tượng này có thể là cá nhân hoặc tổ chức, bao gồm blogger, influencer, chuyên gia nội dung số. Hoa hồng nhận được dựa trên doanh số hoặc số lượng đơn hàng thành công qua link giới thiệu.

Nền tảng tiếp thị liên kết (Affiliate Network).

Nền tảng tiếp thị liên kết là hệ thống trung gian kết nối nhà cung cấp và nhà phân phối. Nền tảng này cung cấp các công cụ hỗ trợ như link theo dõi, banner quảng cáo, và hệ thống báo cáo doanh thu. Ngoài ra, nền tảng đảm bảo minh bạch trong việc phân chia hoa hồng và xử lý tranh chấp nếu có.

Các thành phần cấu tạo nên Affiliate Marketing bao gồm nhà cung cấp, nhà phân phối, nền tảng tiếp thị, chương trình tiếp thị và khách hàng

Affiliate Marketing gồm nhà cung cấp, nhà phân phối, nền tảng tiếp thị, chương trình tiếp thị và khách hàng

Chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate Program)

Chương trình tiếp thị liên kết là hệ thống được nhà cung cấp thiết lập để thu hút các nhà phân phối tham gia quảng bá sản phẩm. Chương trình này thường đi kèm với chính sách hoa hồng rõ ràng, các công cụ hỗ trợ tiếp thị và tài liệu hướng dẫn chi tiết cho nhà phân phối

Khách hàng (End User)

Khách hàng là đối tượng mục tiêu mà hoạt động tiếp thị liên kết hướng đến. Họ là người tiêu dùng trực tiếp chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ và đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra doanh thu cho nhà cung cấp và hoa hồng cho nhà phân phối.

Ưu và nhược điểm của Affiliate Marketing

Ưu điểm

  • Chi phí tham gia thấp: Nhà phân phối không cần đầu tư vốn ban đầu, không cần sở hữu hoặc lưu trữ sản phẩm, chỉ tập trung vào việc tiếp thị.

  • Không cần sản phẩm riêng: Nhà phân phối chỉ cần quảng bá sản phẩm/dịch vụ có sẵn từ nhà cung cấp.

  • Linh hoạt về thời gian: Người tham gia chủ động trong việc quản lý thời gian và phương thức làm việc, phù hợp với cả người làm toàn thời gian và bán thời gian.

  • Thu nhập thụ động: Khi đã thiết lập chiến dịch tiếp thị hiệu quả, nhà phân phối có thể nhận thu nhập thụ động từ các giao dịch phát sinh sau đó.

Mặc dù là hình thức hay nhưng nó vẫn tồn tại một số nhược điểm mà bạn nên nắm rõ

Mặc dù là hình thức hay nhưng nó vẫn tồn tại một số nhược điểm mà bạn nên nắm rõ

Nhược điểm

  • Yêu cầu kiến thức và thời gian ban đầu: Người mới cần thời gian để tìm hiểu sản phẩm, thị trường và xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả.

  • Tính cạnh tranh cao: Số lượng người tham gia ngày càng tăng, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút khách hàng.

  • Thanh toán chậm: Một số nền tảng và chương trình có chính sách thanh toán hoa hồng theo chu kỳ dài hoặc phụ thuộc vào việc duyệt đơn hàng, gây ảnh hưởng đến dòng tiền của nhà phân phối.

7 Hình thức của Affiliate Marketing

Affiliate Marketing mang đến 7 hình thức tiếp thị liên kết cho các nhà phân phối:

  • CPC (Cost Per Click): Tính phí cho mỗi lượt nhấp chuột vào liên kết quảng cáo. Nhà cung cấp trả hoa hồng khi khách hàng nhấp vào website hoặc liên kết giới thiệu.

  • CPO (Cost Per Order): Thanh toán hoa hồng dựa trên mỗi đơn hàng thành công khi khách hàng hoàn tất việc đặt hàng.

  • CPL (Cost Per Lead): Hoa hồng được tính khi khách hàng hoàn thành biểu mẫu đăng ký hoặc khảo sát theo yêu cầu từ nhà cung cấp.

  • CPI (Cost Per Install): Hoa hồng dựa trên số lượt cài đặt ứng dụng, thường áp dụng cho ứng dụng di động, phần mềm hoặc trò chơi.

  • CPS (Cost Per Sale): Thanh toán hoa hồng khi khách hàng hoàn tất mua hàng và thực hiện thanh toán thành công.

  • CPQL (Cost Per Quality Lead): Tương tự như CPL nhưng yêu cầu chất lượng khách hàng cao hơn hoặc thông tin đầy đủ hơn.

  • Niche Site: Xây dựng các website chuyên biệt trong một lĩnh vực cụ thể, tạo nội dung thu hút và chèn liên kết tiếp thị để khuyến khích người đọc nhấp vào.

Hiện tại Affiliate Marketing đem đến 7 hình thức tiếp thị liên kết cho nhà phân phối

Hiện tại Affiliate Marketing đem đến 7 hình thức tiếp thị liên kết cho nhà phân phối

Những cách mang lại thu nhập cho người mới từ Affiliate Marketing

Sau khi hiểu Affiliate Marketing là gì và những lợi ích mà nó mang lại, bạn chắc hẳn đang háo hức để bắt đầu xây dựng nguồn thu nhập thụ động từ công việc này. Dưới đây là các bước cơ bản giúp bạn tạo lập và phát triển hệ thống Affiliate Marketing cá nhân một cách hiệu quả.

Chọn thị trường ngách phù hợp

Để thành công trong tiếp thị liên kết, bạn cần lựa chọn thị trường ngách không chỉ phù hợp với sở thích và đam mê của bản thân, mà còn phải có tiềm năng sinh lời cao. Một thị trường ngách hiệu quả thường tập trung vào những sản phẩm hoặc dịch vụ nhận được sự quan tâm lớn từ khách hàng nhưng chưa bị cạnh tranh quá mức.

Tham gia các Affiliate Program

Hiện nay, có nhiều loại chương trình liên kết bạn có thể tham gia, tùy thuộc vào mục tiêu tài chính và chiến lược của mình:

  • Chương trình khối lượng thấp - trả tiền cao: Nhắm đến các sản phẩm đặc thù với mức hoa hồng cao.

  • Chương trình khối lượng lớn - trả tiền thấp: Phù hợp với các sản phẩm phổ thông, giá trị thấp nhưng có sức mua lớn.

  • Chương trình khối lượng lớn - trả tiền cao: Đáp ứng cho các sản phẩm có lượng lớn khách hàng quan tâm, đồng thời mang lại hoa hồng cao cho mỗi giao dịch thành công.

Tham gia các loại chương trình liên kết tùy thuộc vào nhu cầu và chiến lược của mỗi người

Tham gia các loại chương trình liên kết tùy thuộc vào nhu cầu và chiến lược của mỗi người

Xây dựng một trang website chuyên nghiệp

Một trang web được thiết kế bài bản sẽ giúp bạn tạo dựng lòng tin và tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Để bắt đầu, bạn có thể sử dụng nền tảng WordPress và làm theo các bước sau:

  • Bước 1 - Mua tên miền: Chọn tên miền ngắn gọn, dễ nhớ và phù hợp với nội dung bạn muốn triển khai.

  • Bước 2 - Thiết lập hosting: Lựa chọn gói hosting phù hợp để đảm bảo tốc độ truy cập và dung lượng lưu trữ cho trang web.

  • Bước 3 - Cài đặt WordPress: Sử dụng hệ thống quản lý nội dung đơn giản và hiệu quả.

  • Bước 4 - Tùy chỉnh giao diện: Chọn màu sắc, hình ảnh và bố cục phù hợp với phong cách của bạn.

  • Bước 5 - Tạo nội dung chuẩn SEO: Đầu tư vào các bài viết chất lượng, tối ưu hóa từ khóa để cải thiện thứ hạng trên Google.

Đăng tải nội dung chất lượng cao

Nội dung là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của trang web. Hãy xây dựng các bài viết hướng đến đối tượng mục tiêu và sử dụng từ khóa một cách hợp lý. Nội dung cần được phân loại rõ ràng theo từng danh mục để giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm thông tin họ cần.

Đăng tải những nội dung hấp dẫn người xem 

Đăng tải những nội dung hấp dẫn người xem 

Thu hút người xem

Để tăng lượng truy cập tự nhiên, bạn có thể áp dụng các chiến lược sau:

  • Chạy quảng cáo trả phí: Đẩy mạnh tiếp cận khách hàng thông qua các kênh quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads.

  • Tối ưu SEO: Đảm bảo các bài viết luôn đạt thứ hạng cao trên Google để tăng lượt truy cập tự nhiên.

Quảng bá các ưu đãi Affiliate

Đây là bước quan trọng để chuyển đổi lượt truy cập thành doanh thu. Bạn có thể áp dụng các phương pháp quảng bá sau:

  • Đánh giá sản phẩm: Viết bài review chi tiết để tạo lòng tin với khách hàng.

  • Thiết kế banner quảng cáo: Sử dụng hình ảnh bắt mắt để thu hút sự chú ý.

  • Chèn liên kết trong bài viết: Đặt các liên kết một cách tự nhiên để dẫn dắt khách hàng đến sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • Thông báo khuyến mãi: Cập nhật kịp thời các chương trình giảm giá, ưu đãi để kích thích nhu cầu mua sắm.

Quảng cáo các ưu đãi để nhanh chóng thu hút được nhiều người

Quảng cáo các ưu đãi để nhanh chóng thu hút được nhiều người

Các mô hình mang lại lợi nhuận trong Affiliate Marketing

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0 đã thúc đẩy sự đa dạng trong các mô hình Affiliate Marketing. Những mô hình này không chỉ tối ưu hóa cách tiếp cận khách hàng mà còn tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho những người tham gia. Dưới đây là các mô hình phổ biến và hiệu quả nhất trong lĩnh vực này:

  • Blogger

Mô hình này tập trung vào việc xây dựng nội dung chất lượng trên các blog cá nhân hoặc chuyên ngành. Các blogger thường chia sẻ đánh giá chi tiết về sản phẩm, dịch vụ hoặc giới thiệu thông tin về công ty.

Ưu điểm: Nội dung chân thực và gần gũi giúp xây dựng lòng tin với độc giả.

Hiệu quả: Phù hợp với các sản phẩm hoặc dịch vụ cần sự giải thích chi tiết hoặc có giá trị lâu dài như mỹ phẩm, thiết bị công nghệ, khóa học trực tuyến.

  • Coupon Sites (Trang web mã giảm giá)

Các trang cung cấp mã giảm giá là một trong những kênh đẩy mạnh doanh số cực kỳ hiệu quả. Bằng cách chia sẻ mã ưu đãi, người dùng có thể tiết kiệm chi phí, trong khi doanh nghiệp tăng được lượng khách hàng.

Ưu điểm: Thu hút người dùng nhạy cảm về giá cả, tạo động lực mua hàng nhanh chóng.

Hiệu quả: Thích hợp với các ngành bán lẻ, dịch vụ ăn uống, hoặc các sản phẩm thời trang.

Một số mô hình đem lại lời hình cao như là blog, website giảm giá, review sản phẩm, khuyến mại theo sự kiện…

Một số mô hình đem lại lời hình cao như là blog, website giảm giá, review sản phẩm, khuyến mại theo sự kiện…

  • Website đánh giá sản phẩm

Đây là loại hình có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất nhờ vào nội dung đánh giá, so sánh sản phẩm, hoặc cung cấp lời khuyên phù hợp với từng nhóm khách hàng.

Ưu điểm: Tạo được sự tin tưởng vì cung cấp thông tin khách quan và có giá trị.

Hiệu quả:  Thường thấy trong các lĩnh vực như điện tử, công nghệ, sách hoặc các sản phẩm dành cho gia đình.

  • Chương trình khuyến mại theo sự kiện

Hình thức này thúc đẩy khách hàng mua sắm trong thời gian giới hạn hoặc dành riêng cho một đối tượng cụ thể. Các chương trình khuyến mãi có thể được thực hiện qua email marketing, mạng xã hội hoặc các nền tảng thương mại điện tử.

Ưu điểm: Tăng doanh số nhanh trong khoảng thời gian ngắn.

Hiệu quả: Hiệu quả nhất khi áp dụng vào các ngày lễ lớn, mùa giảm giá hoặc chiến dịch bán hàng đặc biệt.

Câu hỏi thường gặp

Câu 1: Affiliate marketing có lừa đảo không?

Câu hỏi này thường gây hoang mang cho những người mới bắt đầu. Sự thật là bản chất của Affiliate Marketing hoàn toàn minh bạch và hợp pháp. Tuy nhiên, đã xuất hiện một số trường hợp lợi dụng mô hình này để thực hiện hành vi lừa đảo, gây hiểu lầm cho cộng đồng. Để tránh rơi vào bẫy, bạn cần tìm hiểu kỹ các chương trình và đối tác tiếp thị trước khi tham gia.

Câu 2: Làm Affiliate marketing kiếm được bao nhiêu tiền?

Affiliate Marketing là một trong những hình thức kiếm tiền trực tuyến phổ biến với tiềm năng mang lại thu nhập lớn. Theo khảo sát, những người mới tham gia có thể kiếm được từ $100 đến $300 mỗi tháng. Với người đã có kinh nghiệm lâu năm, thu nhập có thể tăng lên từ $500 đến $1,000 hoặc hơn, tùy thuộc vào hiệu quả chiến dịch và số lượng khách hàng được chuyển đổi.

Câu 3: Affiliate Marketing Shopee là gì?

Đây là mô hình tiếp thị liên kết, nơi bạn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của sàn thương mại điện Shopee và nhận hoa hồng khi có khách hàng hoàn thành mua sắm hoặc thực hiện hành động nhất định qua liên kết của bạn. Hình thức này giúp cả doanh nghiệp và người làm tiếp thị đều đạt lợi ích.

Câu 4: Tại sao nên tham gia Affiliate marketing ngay từ bây giờ?

Affiliate Marketing là lĩnh vực hấp dẫn cho những ai muốn tạo thu nhập thụ động mà không cần vốn ban đầu. Bạn chỉ cần kết nối sản phẩm với người tiêu dùng qua các nền tảng trực tuyến. Đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu thêm về Affiliate Marketing để không đứng ngoài xu hướng kiếm tiền số.

Tổng kết

Affiliate Marketing không chỉ là một mô hình kiếm tiền thụ động mà còn là xu hướng phù hợp với những ai đang tìm kiếm một giải pháp tài chính bền vững. Với việc hiểu rõ khái niệm, thành phần và các hình thức hoạt động, bạn có thể dễ dàng bắt đầu và xây dựng nguồn thu nhập ổn định. Hãy nắm bắt cơ hội này để tạo ra nguồn thu nhập thụ động bền vững sớm nhất.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)