Chinh phục được kỹ năng chơi đàn Organ đòi hỏi người học phải nghiêm túc, có niềm đam mê và thực hiện đúng nguyên tắc và các bước cụ thể. Để có thể làm chủ bộ môn năng khiếu này trong thời gian ngắn nhất. Mời bạn đọc cùng Unica khám phá 3 bước cơ bản học đàn Organ trong bài viết sau đây.
Chơi đàn Organ giúp bạn xua tan đi những mệt mỏi căng thẳng hàng ngày
1. Xác định mục tiêu học tập
Mục tiêu là những gì mà bạn cần hướng tới không chỉ trong cuộc sống mà trong học tập cũng rất cần thiết kể cả đối với việc chơi đàn Organ. Không giống như học Piano trước khi học cách chơi đàn, bạn cần xác định mục tiêu bao lâu sẽ chinh phục được nó, một tháng, hai, hay thời gian nhiều hơn… Cách làm này giúp bạn dễ dàng cố gắng và làm mọi cách để thực hiện mục tiêu của mình, giúp bạn rút ngắn thời gian chơi Organ.
Ngoài xác định mục tiêu về thời gian, bạn cũng cần xác định mục tiêu đạt được đối với bộ môn này: chơi để giải trí, chơi để dạy người khác hay để ra nhập vào giới nghệ thuật biểu diễn… Việc định hướng rõ từ đầu là nền tảng của việc học Organ.
Việc định hướng rõ mục tiêu từ đầu là nền tảng của việc học Organ
2. Tìm hiểu các kỹ thuật về thanh nhạc
Muốn chơi được đàn Organ hay bất kỳ bộ môn nào, bạn đều phải hiểu về nó, trong việc học chơi Organ cũng vậy. Bạn cần tìm hiểu về kỹ thuật thanh nhạc - là những nốt nhạc và âm thanh mà nó phát ra, hợp âm, cách đánh… Bạn có thể tham khảo phần lý thuyết thông qua các cuốn sách như: “Phương Pháp Học Đàn Organ”, “Bộ sách Học Đệm Organ”, “1000 Hợp âm Cho Đàn Organ & Piano”…để hiểu rõ hơn
Sau khi đã tìm hiểu về kỹ thuật thông qua sách, bạn cần xác định nhịp và gõ nhịp, tiếp đó bạn hãy tập chơi đàn organ bằng tay phải, bạn vừa đàn tay phải vừa phải đọc nốt kết hợp với nhịp chân. Với cách thực hiện như thế sẽ khiến bạn vừa nhanh nhớ nốt nhạc vừa nhớ được nhịp, nhớ được giai điệu của bản nhạc đó. Khi các bạn tập bất cứ một bản nhạc nào cũng cần đánh đàn Organ sao cho lưu loát để không bị vấp, không bị khựng lại thì giai điệu đàn sẽ tuyệt vời. Những kiến thức này cần phải được trang bị bài bản và vững không như học Piano cơ bản.
Về cơ bản, để học kỹ thuật thanh nhạc liên quan đến đàn Organ, bạn cần trải qua 3 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Học 7 nốt nhạc trên phím đàn Organ
Phím đàn Organ được thể hiện bởi hai màu sắc là phím trắng và phím đen.
- Với cụm 2 phím đen:
+ Rê: Nằm ở giữa 2 cụm phím đen
+ Đô: Nằm ở phía bên trái
+ Mi: Nằm ở phía bên tay phải
- Với cụm 3 phím đen:
Thứ tự các nốt sẽ được thể hiện như sau: FA - SOL - LA - SI.
Bước 2: Nhận biết 7 nốt nhạc trên khuông nhạc
7 Nốt nhạc trên khuông nhạc bao gồm: ĐÔ - RÊ - MI - FA - SOL - LA -SI tương đương với 7 ký hiệu là: C - D - E - F - G - A - B.
Vị trí của các nốt được mô tả như sau:
- MI: Nằm ở vị trí dòng kẻ đầu tiên tính từ dưới lên
- FA: Nằm ở giữa dòng kẻ thứ 1 và 2
- SOL: Nằm trên dòng kẻ thứ 2
- LA: Nằm giữa dòng kẻ thứ 2 và thứ 3
- SI: Nằm giữa dòng kẻ thứ 3
- ĐÔ: Nằm giữa dòng kẻ thứ 3 và thứ 4
- RÊ: Nằm trên dòng thứ 4
- MI: Nằm giữa dòng kẻ thứ 4 và 5
- LA: Nằm trên dòng kẻ thứ 5.
Các nốt trên khuông nhạc Organ
Bước 3: Nắm vững cách tính nhịp
Một bí quyết giúp bạn có thể tính nhịp trong khi chơi đàn Organ đó là kết hợp giữa tay đánh đàn, miệng đọc nốt và chân giữ nhịp.
>>> Xem ngay: 4 Cuốn sách dạy đàn Organ cơ bản bạn nên tham khảo
Kỹ thuật thanh nhạc là điều tối thiểu bạn cần học để có thể chơi được một bản Organ
Đăng ký khoá học Organ online ngay để nhận ưu đãi siêu hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn biết cách làm Intro, đệm những điệu như Bolero, Chachacha, Slow, Disco, Twist,... Biết được cách bắt tone, chọn điệu, chọn tiếng phù hợp với bài hát và cách sử dụng đàn. Bạn còn chờ gì nữa mà không đăng ký học ngay:
3. Thực hành mỗi ngày với đàn Organ
Để học đàn Organ nhanh nhất, việc bạn cần làm là thực hành mỗi ngày. Tất nhiên đây là bước bạn đã hiểu rõ về kỹ thuật, cách chơi đàn Organ. Dù bạn không có năng khiếu về bộ môn này nhưng chắc chắn nếu bạn kiên trì và tập luyện đều đặn, kết quả sẽ được như mong muốn của bạn.
4. Một số lưu ý khi học đàn Organ
- Khi bấm những hợp âm đệm tay trái, đầu tiên bạn nên bấm đệm ngắt rồi mới bấm sang những hợp âm khác. Bởi tay trái của bạn phải thao tác để xử lý bấm những nốt dồn trống tự động.
- Khi bạn chơi 2 bài nhạc bằng 2 tay với 2 nhịp trống, bạn nên Tempo ở mức chậm đến vừa phải. Sau khi ghép chắc chắn, bắt đầu tăng dần Tempo theo đúng quy định của bài nhạc.
- Chú ý đến nhịp phách của mỗi bài, ở mỗi ô nhịp đều có phách mạnh và yếu. Khi luyện tập hãy nhấn rõ ở phách mạnh, ấn nhẹ ở phách yếu và nhấn rõ vào những nốt có đảo phách.
- Trước khi chơi đàn chính thức, bạn nên dành khoảng 15 phút để luyện 2 ngón tay, chạy rải để tay được mềm và linh hoạt.
Như vậy chỉ với 3 bước cơ bản bạn đã có thểt trang bị cho mình được kiến thức căn bản về đàn organ. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Dạy Đệm Organ Cấp Tốc I - Thiện Organ"