Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Usability Testing là gì? Lợi ích? Thành phần của kiểm tra khả dụng

Nội dung được viết bởi Đội ngũ Unica
Cập nhật cuối: 19/05/2025 Lượt xem: 17

Trong quá trình phát triển sản phẩm, việc đảm bảo phần mềm vận hành đúng chức năng thôi là chưa đủ, trải nghiệm người dùng mới là yếu tố then chốt để giữ chân khách hàng. Đây chính là lý do vì sao Usability Testing ngày càng được doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn hoàn thiện sản phẩm. Trong quá trình làm việc, bất kỳ một Tester nào cũng đã từng sử dụng Usability Testing, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này. Vậy Usability Testing là gì? Usability Testing có những ưu nhược điểm và thành phần như thế nào, bạn đọc hãy tham khảo nội dung bài viết sau để biết nhé.

Usability Testing là gì?

Usability Testing (kiểm thử khả năng sử dụng) là một kỹ thuật trong Black Box Testing, được tiến hành dưới góc nhìn của người dùng cuối. Mục tiêu chính của kỹ thuật này là đánh giá mức độ dễ sử dụng, tính hiệu quả và sự thân thiện của một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Usability testing được thực hiện trong thiết kế tương tác tập trung vào người dùng, tức là mời người dùng thực tế trải nghiệm sản phẩm và quan sát cách họ tương tác. Mục tiêu cốt lõi của Usability testing là đáp ứng nhu cầu người dùng. Usability testing tập trung chủ yếu vào các tiêu chí đánh giá như: hiệu quả của hệ thống, độ chính xác. người dùng thân thiện.

Usability Testing là gì?

Usability Testing là gì?

Ví dụ: Khi kiểm thử một website mà giao diện rối rắm, nội dung khó đọc hoặc thao tác phức tạp, người dùng sẽ nhanh chóng từ bỏ và ít có khả năng quay lại lần sau.

Usability Testing đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trải nghiệm mượt mà, dễ hiểu và tối ưu cho người dùng. Usability Testing có thể được triển khai ở bất kỳ giai đoạn nào của vòng đời sản phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm không chỉ hoạt động tốt mà còn đáp ứng đúng kỳ vọng của người sử dụng.

Tại sao bạn cần kiểm tra khả năng sử dụng?

Việc thực hiện Usability Testing không chỉ giúp cải thiện chất lượng sản phẩm mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cả quá trình phát triển và vận hành. Dưới đây là những lý do nổi bật cho thấy vì sao kiểm tra khả năng sử dụng là bước không thể thiếu:

  • Giảm chi phí phát triển: Việc phát hiện sớm các vấn đề về khả năng sử dụng ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp hạn chế những thay đổi lớn về thiết kế sau này vì những thay đổi này thường tốn kém thời gian và chi phí. Usability Testing giúp nhóm phát triển chủ động điều chỉnh sản phẩm trước khi lỗi trở nên nghiêm trọng.

  • Cải thiện trải nghiệm: Mục tiêu cốt lõi của Usability Testing là đảm bảo sản phẩm thân thiện và dễ sử dụng. Nếu người dùng gặp khó khăn trong việc tìm nút “Đăng ký” hay thực hiện các thao tác cơ bản, kiểm thử sẽ giúp nhận diện vấn đề và đề xuất giải pháp như: điều chỉnh vị trí, màu sắc hoặc cách bố trí giao diện để nâng cao khả năng hiển thị và tương tác.

  • Phát hiện và sửa lỗi: Kiểm thử khả năng sử dụng giúp phát hiện các lỗi thiết kế hoặc tính năng gây nhầm lẫn trước khi sản phẩm ra mắt. Ví dụ: Nếu người dùng thường xuyên nhấn nhầm nút do bố cục giao diện chưa hợp lý, Usability Testing sẽ chỉ ra và cho phép điều chỉnh kịp thời, giảm thiểu rủi ro và công sức khắc phục sau này.

  • Tăng cường sự hài lòng của người dùng: Một sản phẩm dễ sử dụng sẽ khiến người dùng cảm thấy thoải mái, từ đó nâng cao sự hài lòng và khả năng tiếp tục sử dụng trong tương lai. Usability Testing cung cấp dữ liệu thực tế giúp xây dựng trải nghiệm mượt mà, liền mạch. Trải nghiệm sản phẩm liền mạch chính là yếu tố then chốt để giữ chân người dùng và tạo ra sự trung thành với thương hiệu.

Usability Testing giúp cải thiện chất lượng sản phẩm

Usability Testing giúp cải thiện chất lượng sản phẩm

Thành phần của Usability Testing gồm những gì?

Usability Testing được chia thành 3 thành phần chính đó là: Khả năng tiếp cận, điều hướng và nội dung. Mỗi nhóm tập trung vào một khía cạnh quan trọng trong trải nghiệm người dùng. Vậy thành phần Usability Testing là gì? Sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn:

Khả năng tiếp cận (Accessibility)

Kiểm tra khả năng tiếp cận của người dùng với website hoặc phần mềm trong nhiều tình huống khác nhau:

  • Đánh giá thời gian tải thực tế của trang web.

  • Kiểm tra độ tương phản giữa văn bản và nền để đảm bảo dễ đọc.

  • Đảm bảo cỡ chữ và khoảng cách dòng giúp văn bản dễ theo dõi.

  • Kiểm tra giao diện hiển thị của trang lỗi (ví dụ: trang 404) có đúng như thiết kế khách hàng mong muốn hay không.

  • Đánh giá việc sử dụng thẻ ALT cho hình ảnh có phù hợp để hỗ trợ người dùng (đặc biệt là người dùng khuyết tật) hay không.

Điều hướng (Navigation)

Xác định xem người dùng có thể điều hướng website một cách trực quan và dễ dàng:

  • Kiểm tra mức độ dễ nhận biết của hệ thống điều hướng trên trang.

  • Đánh giá sự ngắn gọn, rõ ràng của các tùy chọn điều hướng.

  • Kiểm tra số lượng và tính hợp lý của các liên kết trên trang.

  • Đảm bảo Logo công ty có liên kết về trang chủ đúng chuẩn.

  • Đánh giá tính thống nhất của các kiểu liên kết trên tất cả các trang con.

  • Kiểm tra chức năng tìm kiếm: có hiển thị rõ ràng, dễ tiếp cận và hoạt động tốt không.

Nội dung (Content)

Kiểm tra nội dung có được trình bày hợp lý, dễ hiểu và phù hợp với trải nghiệm người dùng:

  • Đánh giá URL có thân thiện với người dùng và dễ ghi nhớ không.

  • Kiểm tra thẻ tiêu đề HTML: có phản ánh đúng nội dung của trang không.

  • Đảm bảo nội dung chính được đặt ở vị trí dễ thấy (thường là phần đầu trang).

  • Kiểm tra cách nhấn mạnh thông tin: có sử dụng hợp lý và không gây rối mắt.

  • Đánh giá độ ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu của nội dung chính.

  • Kiểm tra tính rõ ràng, bao quát của các tiêu đề chính.

  • Đảm bảo sự nhất quán trong màu sắc và phong cách trình bày (styles) trên toàn bộ trang.

Usability Testing được chia thành 3 thành phần chính

Usability Testing được chia thành 3 thành phần chính

Ưu nhược điểm của Usability Testing là gì?

Usability Testing là một phương pháp kiểm thử quan trọng nhằm đánh giá khả năng sử dụng và mức độ thân thiện với người dùng của sản phẩm. Tuy nhiên, giống như bất kỳ kỹ thuật nào khác, nó cũng có những điểm mạnh và điểm hạn chế nhất định.

Ưu điểm

  • Phát hiện lỗi nghiêm trọng: Usability Testing giúp nhận diện sớm các lỗi và rủi ro ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng trước khi sản phẩm được phát hành rộng rãi trên thị trường.

  • Khắc phục vấn đề hiệu quả: Hỗ trợ nhóm phát triển xử lý các điểm gây khó khăn cho người dùng một cách kịp thời.

  • Linh hoạt trong kết hợp: Có thể dễ dàng tích hợp với các hình thức kiểm thử khác như Function Testing, Integration Testing, Unit Testing, Smoke Testing,... Từ đó, Usability Testing có thể được sửa đổi theo yêu cầu.

  • Tối ưu chi phí và rủi ro: Với một kế hoạch usability testing hợp lý, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí sửa lỗi về sau và gia tăng cơ hội thành công cho sản phẩm.

  • Phòng ngừa lỗi trước khi ra mắt: Các vấn đề tiềm ẩn sẽ được phát hiện và xử lý trước khi sản phẩm chính thức ra mắt thị trường.

Nhược điểm

  • Tốn thời gian: Quá trình thiết lập kịch bản kiểm thử, chuẩn bị người dùng và thu thập dữ liệu thường khá mất thời gian.

  • Độ tin cậy có thể bị giới hạn: Vì kích thước mẫu thường nhỏ và có thể bị ảnh hưởng bởi tính chủ quan, kết quả đôi khi không phản ánh toàn diện thị hiếu người dùng.

  • Khó tái hiện ngữ cảnh thực tế: Việc mô phỏng đầy đủ môi trường hoặc tâm lý của người dùng trong thế giới thực là điều không dễ dàng.

  • Không kiểm tra được trải nghiệm dài hạn: Usability testing thường chỉ đánh giá trong thời gian ngắn nên khó đo lường trải nghiệm của người dùng trong thời gian dài.

  • Không đánh giá được yếu tố xã hội: Những tương tác xã hội trong môi trường thực tế không được kiểm thử hoặc ghi nhận đầy đủ.

  • Ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý: Khi biết mình đang được quan sát, người dùng có thể hành xử khác so với hành vi thực tế. Điều này phần nào gây ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả.

Usability Testing là một phương pháp kiểm thử quan trọng để đánh giá mức độ thân thiện với người dùng của sản phẩm

Usability Testing là một phương pháp kiểm thử quan trọng để đánh giá mức độ thân thiện với người dùng của sản phẩm

Các phương pháp Usability Testing

Tùy vào mục tiêu nghiên cứu, nguồn lực và giai đoạn phát triển sản phẩm, Usability Testing có thể được triển khai theo nhiều hình thức khác nhau. Vậy các phương pháp Usability Testing là gì là gì? Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất:

Kiểm tra trực tiếp (In – person Testing)

Kiểm tra trực tiếp tức là người dùng được mời đến một địa điểm cụ thể và thực hiện các nhiệm vụ trên sản phẩm trong môi trường được kiểm soát. Mục đích để đánh giá, kiểm định sản phẩm. Quá trình kiểm tra này diễn ra sẽ có sự hiện diện của người điều phối. Chức năng chính của người điều phối là quan sát, đưa ra chỉ dẫn, ghi dấu phản ứng cũng như làm rõ các hành vi hoặc thắc mắc của người chơi ngay tại chỗ.

  • Ưu điểm của kiểm tra trực tiếp: Dễ quan sát hành vi thực tế, thu thập phản hồi chi tiết ngay lập tức.

  • Nhược điểm: Tốn kém thời gian tổ chức và chi phí.

Kiểm tra từ xa (Remote Testing)

Kiểm tra từ xa tức là quá trình thực hiện thông qua các phần mềm cho phép người dùng chia sẻ màn hình, ghi lại quá trình sử dụng và cung cấp phản hồi từ xa. Bao gồm 2 quá trình cốt lõi sau:

  • Remote Moderated: Có người điều phối trực tuyến.

  • Remote Unmoderated: Người dùng tự thực hiện nhiệm vụ mà không có người điều phối trực tiếp.

Ưu, nhược điểm của kiểm tra từ xa đó là:

  • Ưu điểm: Linh hoạt về địa điểm, tiết kiệm thời gian và chi phí.

  • Nhược điểm: Khó kiểm soát kỹ thuật và hành vi người dùng trong một số trường hợp.

Kiểm tra A/B (A/B Testing)

Nhắc đến các phương pháp của Usability Testing là gì không thể không nhắc đến phương pháp kiểm tra A/B. Đây là phương pháp so sánh hai phiên bản của cùng một sản phẩm để đánh giá phiên bản nào mang lại trải nghiệm tốt hơn. Cách kiểm tra đối với phương pháp này như sau: Người dùng được chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm sử dụng một phiên bản khác nhau để theo dõi các chỉ số như tỷ lệ chuyển đổi, thời gian hoàn thành nhiệm vụ,...

Phương pháp kiểm tra A/B được đánh giá là phương pháp kiểm thử định lượng, tập trung vào việc đo lường sở thích và hành vi người dùng. Ưu nhược điểm của phương pháp này đó là:

  • Ưu điểm: Hiệu quả cho việc ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế.

  • Nhược điểm: Không lý giải được “vì sao” người dùng gặp khó khăn, khác với Usability Testing truyền thống vốn đi sâu vào hành vi và cảm nhận.

Các phương pháp Usability Testing phổ biến

Các phương pháp Usability Testing phổ biến

Kiểm tra với người dùng thực (User Testing)

User Testing là thuật ngữ tương đối rộng, nó có thể đề cập đến toàn bộ nghiên cứu của người dùng hay cụ thể hơn là quá trình thử nghiệm sản phẩm và ý tưởng của người dùng thực. User Testing sử dụng cách tiếp cận định lượng để thu thập phản hồi của người dùng. User Testing không cung cấp cho bạn dữ liệu định tính về lý do tại sao người dùng lại gặp khó khăn khi hoàn thành nhiệm vụ.

  • Ưu điểm: Giúp xác định mức độ chấp nhận của người dùng với sản phẩm hoặc ý tưởng.

  • Nhược điểm: Không đi sâu vào chi tiết trải nghiệm người dùng.

Quy trình của Usability testing

Để đảm bảo hiệu quả và độ tin cậy trong việc đánh giá trải nghiệm người dùng, Usability Testing thường được triển khai theo một quy trình gồm 5 bước cơ bản sau:

Lập kế hoạch (Planning)

  • Xác định mục tiêu cụ thể của Usability Testing (ví dụ: kiểm tra mức độ dễ hiểu của giao diện đăng ký).

  • Lựa chọn phương pháp kiểm thử phù hợp (in-person, remote, A/B…).

  • Xác định nhiệm vụ và chức năng cụ thể sẽ đưa vào kiểm thử.

  • Xác định số lượng người tham gia cũng như thông tin nhân khẩu học (độ tuổi, nghề nghiệp, tần suất sử dụng sản phẩm…).

  • Chuẩn bị định dạng báo cáo để thống nhất cách ghi nhận kết quả.

Tuyển dụng người tham gia (Recruitment)

  • Tuyển chọn số lượng người dùng phù hợp với tiêu chí đã đề ra trong kế hoạch.

  • Đảm bảo người dùng được hướng dẫn kỹ lưỡng và hiểu rõ vai trò của họ trong quá trình thử nghiệm.

Thực hiện kiểm thử khả năng sử dụng (Conduct Testing)

  • Tổ chức các buổi kiểm thử theo đúng phương pháp đã chọn.

  • Người dùng sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trên sản phẩm hoặc giao diện.

  • Ghi lại quá trình thao tác, hành vi, thời gian hoàn thành và các phản hồi trực tiếp từ người dùng.

  • Có thể sử dụng thêm công cụ ghi màn hình, quay video hoặc quan sát trực tiếp.

Quy trình thực hiện kỹ thuật Usability testing đúng và hiệu quả

Quy trình thực hiện kỹ thuật Usability testing đúng và hiệu quả

Phân tích dữ liệu (Data Analysis)

  • Tổng hợp toàn bộ dữ liệu thu được từ quá trình kiểm thử.

  • Phân tích các hành vi lặp lại, lỗi phổ biến, điểm gây nhầm lẫn, mức độ hoàn thành nhiệm vụ,...

  • Đưa ra các nhận định cụ thể về trải nghiệm người dùng.

  • Đề xuất các cải tiến thiết kế dựa trên kết quả kiểm thử.

Báo cáo và truyền thông kết quả (Reporting)

  • Lập báo cáo kết quả chi tiết, bao gồm: Phát hiện chính, các vấn đề về khả năng sử dụng, đề xuất cải thiện

  • Chia sẻ báo cáo với các bên liên quan như: nhà phát triển, nhà thiết kế, quản lý dự án, CEO, khách hàng,...

  • Thảo luận hướng xử lý và đưa ra kế hoạch cải tiến sản phẩm cụ thể.

Kết luận

Trên đây là mọi thông tin liên quan đến Usability Testing là gì và một số những thông tin có liên quan. Có thể thấy, Usability Testing không chỉ là một bước kiểm tra đơn thuần, mà còn là “cầu nối” giữa sản phẩm và người dùng. Bằng cách đặt người dùng vào trung tâm của quá trình phát triển, Usability Testing giúp phát hiện và khắc phục kịp thời những bất cập trong giao diện, chức năng và trải nghiệm người dùng. Hiện nay, Usability Testing đã trở thành một phần không thể thiếu trong mọi dự án phát triển phần mềm.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)