Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Sứ mệnh là gì? Tầm quan trọng của sứ mệnh đối với doanh nghiệp

Nội dung được viết bởi Phạm Anh Cường

Sứ mệnh là cụm từ được nghe thấy nhiều nhất hiện nay nhưng không phải ai cũng biết sứ mệnh là gì hay sứ mệnh của doanh nghiệp là gì. Sứ mệnh chính là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cũng như sự khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trên thị trường cạnh tranh. Để có thêm những thông tin hữu ích về sứ mệnh và tầm quan trọng của sứ mệnh đối với doanh nghiệp. Hãy cùng Unica tìm câu trả lời thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Sứ mệnh là gì?

Sứ mệnh là những điều mà cá nhân hay doanh nghiệp cần phải thực hiện trong tương lai để càng ngày càng phát triển hơn. Sứ mệnh chính là cái đích cuối cùng để chủ thể cống hiến và làm việc để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn.

Sứ mệnh được phân ra thành 2 loại đó là: Sứ mệnh của cá nhân và sứ mệnh của doanh nghiệp. Sứ mệnh cá nhân là những lý do, mục tiêu để con người phát triển phát triển, trở thành người sống có thành tựu và có ích trong cuộc sống. Sứ mệnh cá nhân là như thế nào sẽ tùy thuộc vào mục đích sống của mỗi người, sứ mệnh cá nhân sẽ cụ thể cho từng cá nhân, không ai giống ai.

Sứ mệnh doanh nghiệp là gì

Sứ mệnh doanh nghiệp là gì? Bộ 3 yếu tố tạo nên thương hiệu doanh nghiệp

Sứ mệnh doanh nghiệp là gì?

Về cơ bản, sứ mệnh doanh nghiệp cũng giống như sứ mệnh cá nhân đều là những mục tiêu, lý do để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Sứ mệnh doanh nghiệp có vai trò như một bản tuyên ngôn mang đậm những ý nghĩa về lợi ích, giá trị mà công ty có thể mang tới cho khách hàng, trả lời được câu hỏi tại sao công ty tồn tại và phát triển? Mục tiêu tổng thể mà công ty đang hướng đến là gì?

Để có thể tạo ra được những nội dung đối với sứ mệnh doanh nghiệp thì chúng ta cần thực hiện theo các định hướng như:

  • Xác định được các thông tin cơ bản từ thị trường kinh doanh, nắm bắt được đối tượng, tâm lý cũng như nhu cầu của khách hàng. Mục đích để đưa ra được những sản phẩm kinh doanh phù hợp khiến khách hàng thích thú.
  • Xác định được những sản phẩm/ dịch vụ đang là thế mạnh của doanh nghiệp để tập trung vào đó đưa ra sứ mệnh của doanh nghiệp.
  • Công nghệ có tác động tới dịch vụ/ sản phẩm của khách hàng hay không?
  • Tự đánh giá về những ưu, nhược điểm của doanh nghiệp, cần phải khắc phục như thế nào?
  • Sản phẩm, dịch vụ của công ty tại thời điểm hiện tại đang có tính cạnh tranh như thế nào trên thị trường?

Sứ mệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, hầu như doanh nghiệp nào cũng có sứ mệnh và cố gắng làm sao để đưa ra được sứ mệnh ngắn gọn, súc tích, thể hiện được trình độ và định hướng dài hạn của công ty.

Sứ mệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp

Sứ mệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp

Tầm quan trọng của sứ mệnh

Sứ mệnh mỗi doanh nghiệp đều có vai trò cực kỳ quan trọng, nó thể hiện định hướng, con đường phát triển lâu dài để khẳng định thương hiệu trên thị trường cạnh tranh.

Đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, sứ mệnh giúp cố định mục tiêu, doanh nghiệp định hình được hướng đi lâu dài và kết quả cần phải đạt được trong tương lai. Việc xác định cụ thể được con đường phát triển sẽ giúp  doanh nghiệp cố định được mục tiêu và đi đúng hướng, không bị lan man về mục đích cũng như kế hoạch phát triển dài hạn.

Bên cạnh đó, khi có sứ mệnh, các chiến lược phát triển dự án rõ ràng thì doanh nghiệp cũng sắp xếp, phân bổ được nhân sự phù hợp và cũng giúp tối ưu chi phí. Thêm nữa, khi có sứ mệnh thì nhà quản lý, nhà điều hành doanh nghiệp cũng chắc chắn hơn về tương lai. Từ đó tìm ra cách huấn luyện nhân sự mới, hướng dẫn, động viên nhân viên cùng cố gắng làm việc vì mục tiêu chung của công ty.

Đối với nhân viên

Đối với nhân viên, sứ mệnh doanh nghiệp giúp cho họ nhìn ra được cái đích mà công ty đang hướng đến cũng như giúp nhận viên định hình phong thái, tác phong làm việc rõ ràng. Điều này giúp xác định xem doanh nghiệp và nhân viên có cùng chung lý tưởng và chí hướng với nhau để gắn bó lâu dài hay không. Nếu như cùng chung lý tưởng, sứ mệnh của công ty giúp nhân viên làm việc năng suất và hiệu quả hơn. Sứ mệnh có vai trò như một sợi dây liên kết con người với nhau, cùng nhau cố gắng và nỗ lực để làm sao hoàn thành tốt nhất sứ mệnh.

Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị doanh nghiệp bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững thế nào là quản trị, thế nào là quản lý, khi nào thì nên sử dụng quản trị, khi nào thì quản lý. Bạn sẽ hiểu được mấu chốt quản trị: Chọn đúng hướng, đúng người, đúng thời điểm, và các ví dụ thực tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ hiểu sâu về quan hệ cổ đông và muôn vàn khó khăn nghề lãnh đạo. Đăng ký ngay:

Nghệ thuật quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phan Văn Trường
299.000đ
600.000đ

Quản trị tài chính doanh nghiệp
PHẠM THỊ TUYẾT
399.000đ
700.000đ

Quản trị tài chính doanh nghiệp: Làm gì khi DÒNG TIỀN
HÀ THÚY QUỲNH
699.000đ
1.500.000đ

Đối với khách hàng

Đối với khách hàng, sứ mệnh doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng có cái nhìn rõ ràng và cụ thể về mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó, khách hàng quyết định xem doanh nghiệp này có phải là doanh nghiệp mình đang tìm kiếm hay không. Về mối liên kết giữa khách hàng với doanh nghiệp, sứ mệnh sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm được khách hàng mục tiêu. Từ đó, dễ dàng đạt được kết quả hướng tới trong tương lai.

Sứ mệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, nhân viên và khách hàng

Sứ mệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, nhân viên và khách hàng

Vai trò của tầm nhìn, sứ mệnh doanh nghiệp

Tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là với những công ty đang trên đà phát triển, chưa có nhiều danh tiếng.

  • Những phát ngôn sứ mệnh công ty là gì giúp cố định mục tiêu dài hạn của công ty để nhắm đến các kết quả trong tương lai. Khi đã được xác định rõ mục tiêu, kết quả cần đạt được nhân viên trong doanh nghiệp sẽ làm việc đúng hướng để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Việc tuyên bố sứ mệnh sẽ giúp nhà quản lý, đào tạo nhân sự có một cái nhìn chắc chắn. Từ đó tìm ra được đúng hướng để đào tạo và hướng dẫn cho những người dưới quyền có thể cố gắng làm việc để hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.
  • Sứ mệnh của công ty đóng vai trò quan trọng trong việc sắp xếp nguồn lực. Từ đó đưa ra được những chỉ tiêu rõ ràng chắc chắn và bắt buộc phải thực hiện được trong tương lai.

Sứ mệnh của công ty đóng vai trò quan trọng trong việc sắp xếp nguồn lực

Các yếu tố cần có trong sứ mệnh

Sứ mệnh của doanh nghiệp không phải là những tuyên bố dài dòng, đơn điệu mà nó phải cụ thể, rõ ràng, thể hiện được tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp. Sau đây là các yếu tố tối thiểu phải có trong một sứ mệnh.

Sứ mệnh phải cụ thể và rõ ràng

Sứ mệnh đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nhân viên và cả khách hàng. Vì vậy sứ mệnh phải rõ ràng, cụ thể, thể hiện đúng trọng tâm. Mục đích sứ mệnh đưa ra để chỉ một cái nhìn xa và dài, thể hiện rõ một tương lai nhất định hướng đến mọi đối tượng. Vì vậy sứ mệnh cần phải làm sao phát ngôn logic, cụ thể, rõ ràng nhất để ai cũng dễ dàng hiểu và tiếp cận.

quan-tri-doanh-nghiep

Phù hợp với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Sứ mệnh đóng vai trò cố định mục tiêu, hướng đến kết quả và tương lai, vì vậy sứ mệnh bắt buộc phải phù hợp với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Một sứ mệnh được xem là phù hợp với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ phải được tổng hợp từ toàn bộ mục đích của doanh nghiệp, xác định rõ khách hàng mục tiêu, xác định thị trường,... Khi đã hiểu rõ những thông tin này, sứ mệnh sẽ cụ thể và phù hợp với từng doanh nghiệp, mang lại hiệu quả cao nhất.

Phản ánh tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp

Mỗi một doanh nghiệp sẽ có một tầm nhìn dài hạn khác nhau, không doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào. Vì vậy, để thể hiện rõ mục tiêu phát triển công ty, bắt buộc trong sứ mệnh phải thể hiện được tầm nhìn mà công ty đang hướng tới trong tương lai. Nếu như sứ mệnh thể hiện rõ tầm nhìn dài hạn chắc chắn cả doanh nghiệp và nhân viên trong doanh nghiệp đều sẽ có cái nhìn chắc chắn hơn về tương lai.

Sứ mệnh phản ánh tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp

Sứ mệnh phản ánh tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp

Ý nghĩa của việc tuyên bố sứ mệnh

Hiểu được sứ mệnh là gì, Unica mời bạn đọc cùng tìm hiểu một mục đích và ý nghĩa tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp.

Tuyên bố sứ mệnh là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp tiến lên

Tuyên bố sứ mệnh là một công cụ định hướng cực kỳ quan trọng khi bạn đang nghĩ về tương lai của công ty mình.

Bằng cách xác định cũng như xây dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp bạn có thể hiểu rõ hơn về các mục tiêu mà công ty bạn nên cam kết hoàn thành. Khi các mục tiêu đó được đặt ra, bạn và nhóm của bạn có thể phát triển một chiến lược hợp lý để đạt được chúng. Bằng cách có được nền tảng vững chắc này, bạn có thể xây dựng tổ chức của mình ngay từ đầu và đảm bảo sự ổn định của tổ chức qua những thử thách phía trước.

Tuyên bố sứ mệnh là nền tảng của bất kỳ tổ chức nào. Bạn, nhóm của bạn và các đối tác của bạn sẽ coi đây là kim chỉ nam cho mọi hành động. Đồng thời, khách hàng tiềm năng có thể đánh giá thương hiệu của bạn dựa trên tuyên bố sứ mệnh để quyết định xem nó có phù hợp với giá trị của chính họ hay không.

Tuyên bố sứ mệnh khơi gợi những ý tưởng mới

Trong khi bạn đang thảo luận và xem xét tuyên bố sứ mệnh của mình, nó có thể mở ra cho bạn những ý tưởng mới. Trên thực tế, đây là giá trị thực sự của việc mọi người cùng tham gia đóng góp vào quá trình phát triển tuyên bố sứ mệnh nằm ở đâu.

Mặc dù điều quan trọng là phải có một nền tảng vững chắc, nhưng tuyên bố sứ mệnh cũng có thể thay đổi quan điểm của bạn về công việc của bạn. Nó có thể khiến bạn nhìn công ty của mình với ánh mắt mới mẻ.

Nói như vậy, tuyên bố sứ mệnh luôn có thể thay đổi theo thời gian, cho phép bạn điều chỉnh tuyên bố của mình theo những hướng mới phù hợp hơn với nhóm của bạn và mục tiêu kinh doanh của riêng bạn. Nếu bạn muốn, nó là một phần của quá trình hình thành và nó tập hợp nhiều ý kiến ​​và niềm tin mà mọi thành viên trong công ty của bạn có thể cung cấp.

sứ mệnh là gì

Tuyên bố sứ mệnh có vai trò vô cùng quan trọng với doanh nghiệp

Tuyên bố sứ mệnh định hình văn hóa công ty

Các tuyên bố về sứ mệnh không chỉ quyết định cách một tổ chức nói chung nên hành động như thế nào mà còn cả cách suy nghĩ của từng nhân viên về công việc của họ. Văn hóa công ty là một khía cạnh quan trọng của đối với nhân viên cũng như doanh nghiệp. Loại bỏ một số yếu tố không chắc chắn trong công việc của họ bằng cách giải thích rõ ràng mục đích của công ty và các giá trị tổ chức của bạn. Nhân viên sẽ biết trước khi họ bắt đầu làm việc tại tổ chức của bạn chính xác những gì họ mong đợi. Sau đó, họ có thể tùy chỉnh công việc của mình để phù hợp với sứ mệnh của bạn và đạt được kết quả hiệu quả giữa các phòng ban khác nhau.

Tuyên bố sứ mệnh của bạn cũng sẽ thu hút những người tìm việc có giá trị phù hợp với giá trị của doanh nghiệp bạn. Vì đây là một công cụ tuyển dụng khác mà bạn có sẵn, hãy tận dụng nó bằng cách kết hợp nó vào bản mô tả công việc và trong toàn bộ quá trình tuyển dụng. 

Việc giới thiệu những người mới tuyển dụng với tuyên bố sứ mệnh của bạn cũng như các giá trị cốt lõi của công ty sẽ giúp bạn duy trì tỷ lệ giữ chân những nhân viên xuất sắc trong tương lai.

Tuyên bố sứ mệnh thiết lập tính nhất quán

Khi bạn phát triển công ty của mình, bạn sẽ bắt đầu thành lập nhiều phòng ban khác nhau và thuê nhân viên mới. Mỗi bước phát triển công ty của bạn đều có nguy cơ đánh mất sự tập trung và nền văn hóa độc đáo của bạn. Tuyên bố sứ mệnh có thể ngăn chặn và khắc phục được sự chia rẽ và khác biệt trong văn hóa doanh nghiệp

Mọi người đều có quyền biết về tuyên bố sứ mệnh của một doanh nghiệp. Mọi người đều có một cái gì đó để tham khảo khi đưa ra một quyết định quan trọng. Tuyên bố sứ mệnh có thể đảm bảo rằng mỗi bộ phận cá nhân trong tổ chức của bạn đang làm việc phối hợp với nhau. Để thiết lập tính nhất quán này, các tuyên bố sứ mệnh phải rõ ràng nhất có thể. Đảm bảo rằng không có chỗ cho sự diễn giải không chính xác. 

Tuyến bố sứ mệnh thúc đẩy hành động

Các tuyên bố sứ mệnh được định hướng xung quanh các hành động. Nó có thể là ý định của công ty bạn để tạo ra một sản phẩm nổi bật. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Nhiệm vụ của bạn là gì? Làm thế nào để sản phẩm của bạn làm cho cuộc sống của người tiêu dùng trở nên tốt đẹp hơn? 

Tuyên bố sứ mệnh là một cách để làm rõ điều này. Những tuyên bố sứ mệnh sôi nổi, tràn đầy năng lượng cho thấy sự quyết tâm của công ty bạn là mang đến những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. Chính vì vậy nó tạo thành một khía cạnh quan trọng trong văn hóa giao tiếp giữa khách hàng và doanh nghiệp.

 Các tuyên bố sứ mệnh được định hướng xung quanh các hành động 

 Các tuyên bố sứ mệnh được định hướng xung quanh các hành động 

Các bước xác định sứ mệnh của doanh nghiệp

Để có thể xác định được sứ mệnh của doanh nghiệp là gì không phải là một điều đơn giản. Sau đây Unica sẽ hướng dẫn bạn các bước xác định sứ mệnh doanh nghiệp.

Bước 1: Phân tích các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Để xác định được sứ mệnh doanh nghiệp một cách khách quan, đầu tiên bạn phải phân tích được các giá trị cốt lõi. Bởi giá trị cốt lõi chính là linh hồn của công ty, quyết định trực tiếp đến sự thành bại của công ty. Phân tích được các giá trị cốt lõi, doanh nghiệp sẽ từng bước đặt ra được cho mình những mục tiêu, định hướng phát triển lâu dài.

Giá trị cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những giá trị quan trọng nhất về đạo đức, văn hoá, tinh thần cho nhân viên. Thêm nữa giá trị cốt lõi còn là hình ảnh, bộ mặt của công ty nên cần phải phân tích kỹ trước khi đưa ra sứ mệnh cho doanh nghiệp.

Bước 2: Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh

Sau quá trình phân tích giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì, bước tiếp theo để xác định sứ mệnh đó là phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp cần phải biết thị trường đang biến động như thế nào, đối thủ cạnh tranh của mình đang hoạt động ra sao? Như vậy thì mới có thể xác định được khách hàng mục tiêu một cách cụ thể và rõ ràng nhất. Khi xác định được khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ đưa ra được sứ mệnh đúng trọng tâm, đúng mục tiêu phát triển nhất.

Bước 3: Đưa ra tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp

Sau bước phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh, bước cuối cùng để xác định sứ mệnh doanh nghiệp đó chính là đưa ra tầm nhìn dài hạn. Như phần trên đã chia sẻ, sứ mệnh của công ty chính là mục tiêu, lý do để công ty tồn tại và phát triển lâu dài. Vì vậy trong sứ mệnh bắt buộc phải nói được định hướng dài hạn trong tương lai. Điều này sẽ giúp khách hàng, nhân viên hay cả chính doanh nghiệp đi đúng hướng, có câu trả lời cụ thể nhất cho vấn đề doanh nghiệp hoạt động để làm gì?

Xác định những nhiệm vụ mà công ty sẽ làm cho nhân viên của mình

Xác định những nhiệm vụ mà công ty sẽ làm cho nhân viên của mình

Ví dụ thực tế về tầm nhìn và sứ mệnh tại một số doanh nghiệp

Sau khi đã hiểu rõ về sứ mệnh là gì, chắc chắn các bạn sẽ tò mò muốn biết sứ mệnh của các doanh nghiệp tại Việt Nam, sau đây là một số ví dụ thực tế.

Tầm nhìn và sứ mệnh của Viettel

Tầm nhìn và sứ mệnh của Viettel đó là: “Sáng tạo vì con người”. Vì vậy, xuyên suốt quá trình hoạt động, viettel luôn quan tâm, lắng nghe, tôn trọng mọi người để làm sao mang đến được những sản phẩm tốt và hữu ích nhất đến tay người dùng.

Tầm nhìn và sứ mệnh của FPT

FPT là một tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực viễn thông mà có lẽ không ai là không biết đến. Tầm nhìn và sứ mệnh của FPT là: “ FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.”

Tầm nhìn và sứ mệnh của Thiên Long

Thiên Long hướng đến mục tiêu trở thành một tập đoàn văn phòng phẩm số 1 Đông Nam Á và Châu Á. Thiên Long mong muốn sản phẩm của mình được sử dụng rộng khắp mọi miền đất nước và trên toàn thế giới. Sứ mệnh của Thiên Long là: “Thiên Long cam kết mang đến những sản phẩm văn phòng phẩm dịch vụ chất lượng tốt nhất phục vụ cho việc học tập, làm việc, sáng tạo góp phần chinh phục đỉnh cao tri thức của nhân loại.”

Tầm nhìn và sứ mệnh tại một số doanh nghiệp nổi tiếng

Tầm nhìn và sứ mệnh tại một số doanh nghiệp nổi tiếng

Tầm nhìn và sứ mệnh của Techcombank

Techcombank là một ngân hàng lớn đang có số lượng người dùng nhiều nhất hiện nay. Tầm nhìn và sứ mệnh của Techcombank là: “Llàm sao để có thể trở thành một ngân hàng tốt nhất và là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.”

Tầm nhìn và sứ mệnh của Google

Google là một công ty công nghệ đa quốc gia mà có lẽ không ai là không biết đến. Tầm nhìn và sứ mệnh mà ông trùm internet này đưa ra đó là: “Cung cấp mọi quyền truy cập vào thông tin của thế giới chỉ bằng một cú nhấp chuột.”

Tầm nhìn và sứ mệnh của Samsung

Samsung là một trong những tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử đến tay người dùng tốt nhất hiện nay. Tầm nhìn và sứ mệnh của Samsung đó là: "Trở thành công ty kỹ thuật số tốt nhất thế giới."

Tầm nhìn và sứ mệnh của Facebook

Facebook là một trang mạng xã hội đang chiếm lĩnh thị trường hiện nay. Tầm nhìn và sứ mệnh của Facebook đó là: “Tất cả người dùng đều sử dụng Facebook, để kết nối với bạn bè và gia đình, khám phá những gì thế giới đang diễn ra, chia sẻ và bày tỏ nhiều điều quan trọng với họ.”

Tổng kết

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu sứ mệnh là gì, tầm quan trọng của sứ mệnh đối với doanh nghiệp. Điều cuối cùng mà Blog Unica muốn nhắn nhủ đến bạn là hãy kiên trì, vững lòng tin và đừng quên bổ sung cho mình thêm kiến thức từ những khóa học quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Unica giúp việc quản lý nhân sự cũng như định hướng phát triển doanh nghiệp đi xa hơn bạn nhé.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)