Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Tổng hợp 20 sai lầm mắc phải khi kinh doanh nhà hàng phổ biến nhất

Nội dung được viết bởi Nguyễn Hoàng Hải

Trong số các lĩnh vực kinh doanh hiện nay, kinh doanh nhà hàng được đánh giá là thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư. Tuy vậy, thị trường F&B cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và có tính cạnh tranh rất cao. Rất nhiều chủ nhà hàng chỉ vì một số sai lầm nhỏ đã kinh doanh thua lỗ, dẫn đến phải đóng cửa. Dưới đây là tổng hợp 20 sai lầm mắc phải khi kinh doanh nhà hàng phổ biến, bạn hãy tham khảo để tránh mắc phải giúp kinh doanh F&B thành công nhé.

1. Xác định sai khách hàng mục tiêu

Xác định sai khách hàng mục tiêu là sai lầm dễ mắc phải nhất khi kinh doanh nhà hàng. Nếu xác định sai tệp khách hàng thì sẽ kéo theo sai mô hình hoạt động, sai chiến lược marketing, sai định hướng hoạt động. Từ đó, kinh doanh thất bại.

sai-lam-mac-phai-khi-kinh-doanh-nha-hang-that-bai.jpg

Xác định sai khách hàng mục tiêu khiến kinh doanh nhà hàng thất bại

Ví dụ: Một số chủ đầu tư chủ quan rằng chỉ cần món ăn và dịch vụ nhà hàng tốt sẽ thu hút và giữ chân được khách hàng. Do đó, họ đầu tư cơ sở hạ tầng chỉ ở mức tầm trung, nhưng giá cả món ăn và các dịch vụ lại hướng đến khách hàng có tài chính lớn. Đây chính là một trong những sai lầm mắc phải khi kinh doanh nhà hàng khá phổ biến. 

Trên thực tế, để thu hút được khách hàng mục tiêu, chủ đầu tư cần trang bị đồng bộ từ cơ sở vật chất, chất lượng phục vụ cho đến chất lượng món ăn. Bên cạnh đó, giá cả cũng phải phù hợp với nhu cầu, mong muốn và khả năng tài chính của khách hàng. 

2. Phân tích sai thị trường

Lỗi phân tích sai thị trường sẽ thể hiện ở một hoặc nhiều khía cạnh sau đây:

- Hướng đến khách hàng mục tiêu không phù hợp với thực trạng nhu cầu của khách hàng trong khu vực tiếp cận.

- Định giá sản phẩm quá cao so với khả năng chi trả của khách hàng.

- Định giá sản phẩm quá thấp làm mất niềm tin đối với những khách hàng chú trọng đến chất lượng.

- Đánh giá quá thấp đối thủ cạnh tranh dẫn đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh không hiệu quả. 

phan-tich-sai-thi-truong-kinh-doanh.jpg

Phân tích sai thị trường kéo theo sai kế hoạch kinh doanh

Việc phân tích sai thị trường dẫn đến hàng loạt hệ lụy khác như:

- Định hướng sai kế hoạch kinh doanh.

- Không đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

- Thua lỗ vì không thu hút được khách hàng.

3. Thiếu vốn

Thiếu vốn không chỉ là sai lầm của chủ nhà hàng mà còn là sai lầm của rất nhiều chủ đầu tư khi kinh doanh ở các lĩnh vực khác. Trước khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng, chủ đầu tư cần phải chuẩn bị nguồn vốn kỹ lưỡng để chủ động hơn với các hoạt động trong quá trình vận hành nhà hàng.

Thêm nữa, trong thời gian đầu kinh doanh, là chủ đầu tư bạn cũng bắt buộc phải chấp nhận bỏ ra khoản chi phí thua lỗ để thâm nhập thị trường. Chi phí này bao gồm: chi phí tìm hiểu mặt bằng, chi phí nhân viên, chi phí hư hao nguyên liệu, thực phẩm,... 

Để duy trì hoạt động trước khi có doanh thu ổn định, chủ đầu tư cần dự trữ khoảng 20-40% tổng kinh phí đầu tư làm quỹ dự phòng. Nếu không có nguồn vốn duy trì, nhà hàng có thể phải đóng cửa hoặc sang nhượng trước khi đi vào hoạt động ổn định.

thieu-von-dau-tu-khien-kinh-doanh-nha-hang-tri-tre.jpg

Thiếu vốn đầu tư khiến kinh doanh nhà hàng bị trì trệ

4. Món ăn “ngon” nhưng menu “dở”

Sai lầm món ăn “ngon” nhưng menu “dở” thể hiện ở các trường hợp sau: 

- Nhà hàng không sử dụng menu hình ảnh để làm bật món ăn đặc sắc, giữ nguyên kiểu menu giấy nhiều chữ truyền thống

- Nhà hàng đặt tên món ăn không hay.

- Nhà hàng không xác định món ăn đặc trưng để thu hút khách hàng trong menu.

- Nhà hàng không có quy hoạch menu. Nói dễ hiểu hơn là nhà hàng không phân loại món ăn trong menu theo khu vực nhóm như món khai vị, món gỏi, món lẩu,...

Nếu bạn đang mắc phải sai lầm này khi kinh doanh nhà hàng, hãy cải thiện menu ngay. Có như vậy, mới kích thích khách hàng gọi món, thúc đẩy doanh thu nhà hàng. 

menu-khong-hap-dan-khach-hang.jpg

Món ăn ngon nhưng menu "dở" gây mất thiện cảm với khách hàng

5. Quy trình vận hành rời rạc

Hãy xem xét lại, liệu nhà hàng của bạn có đang gặp phải các tình huống vận hành kinh doanh dưới đây hay không:

- Nội bộ bếp lục đục, hoạt động không trơn tru.

- Món ăn thường chế biến chậm.

- Các bộ phận thường đổ lỗi cho nhau.

- Nhân viên thường mang nhầm món ăn cho thực khách.

- Khách hàng than phiền nhân viên phục vụ chậm.

Tất cả những tình huống này đều xuất phát từ quy trình vận hành nhà hàng rời rạc. Nguyên nhân chính là do hệ thống quản lý chưa có quy chuẩn rõ ràng. Để tránh tình trạng này xảy ra, chủ đầu tư hãy thiết lập một quy chuẩn cho quá trình vận hành nhà hàng nhé.

quy-trinh-van-hanh-nha-hang-kem.jpg

Quy trình vận hành nhà hàng kém gây mất điểm trong mắt khách hàng

Bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh quán cafe, nhà hàng nhưng không biết bắt đầu từ đầu và cũng không có ai truyền đạt kinh nghiệm. Đừng lo, hãy đăng ký ngay khoá học kinh doanh qua video trên Unica để được các chuyên gia hướng dẫn. Khoá học sẽ giúp bạn xây dựng quy trình kinh doanh, nắm được công thức, tâm lý khách hàng để kinh doanh đông khách nhất.

Bí quyết kinh doanh quán cà phê kèm trọn bộ công thức pha chế
Nguyễn Tấn Duy
299.000đ
800.000đ

Vận hành kinh doanh quán cafe, trà sữa
Nguyễn Tấn Trung
549.000đ
700.000đ

Công thức làm sốt nướng - lẩu cho người kinh doanh nhà hàng, quán ăn
Nguyễn Thu Hương (Choé)
699.000đ
1.000.000đ

6. Quản lý nhân sự kém hiệu quả

Nhà hàng, quán ăn là nơi kinh doanh dịch vụ. Vì vậy, thái độ phục vụ của nhân viên đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhân viên kém chuyên nghiệp, thái độ với khách hàng, phục vụ khách hàng lâu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hài lòng của khách hàng và uy tín thương hiệu.

kinh-doanh

Nếu chủ đầu tư có chính sách quản trị nhân sự tốt, nhân viên được đào tạo bài bản, chuẩn mực sẽ hạn chế được những rủi ro khi phục vụ khách hàng. Nhất là khi lượng thực khách gia tăng đột biến vào những ngày cuối tuần, ngày lễ. 

7. Kinh nghiệm quản lý nguyên vật liệu còn “non”

Nếu nhà hàng chưa có kinh nghiệm quản lý nguyên vật liệu chặt chẽ sẽ dẫn đến những tình huống như:

- Nguyên vật liệu hư hỏng vượt quá mức cho phép do bộ phận bảo quản không có trách nhiệm hoặc không biết cách bảo quản.

- Đầu bếp sử dụng nguyên vật liệu không tươi ngon để chế biến cho khách. Nhẹ thì nhà hàng sẽ bị mất khách hoặc tệ hơn là phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thực khách bị ngộ độc thực phẩm.

- Nguyên vật liệu bị đánh cắp do không có hoạt động kiểm soát chặt chẽ.

- Nhân viên tùy ý sử dụng nguyên liệu bếp để chế biến các món ăn yêu thích.

- Người kiểm kê nguyên vật liệu sẽ bắt tay với bên cung cấp thực phẩm để trục lợi.

quan-ly-vat-lieu-khong-chat-che.jpg

Quản lý vật liệu không chặt chẽ dẫn đến thất thoát doanh thu

Sai lầm mắc phải khi kinh doanh nhà hàng này về lâu dài sẽ dẫn đến sự thất thoát chi phí khá lớn. Đồng thời, dẫn đến khoản lợi nhuận âm trong khi tình hình kinh doanh khá tốt. Nguy hại hơn là doanh nghiệp có thể bị rút giấy phép kinh doanh nếu mắc phải những sự cố liên quan đến an toàn thực phẩm. 

8. Chiết khấu giảm giá triền miên

Để giải quyết bài toán thu hút khách hàng, xâm nhập thị trường, cạnh tranh với đối thủ,... nhiều nhà hàng đã chọn phương án giảm giá thường xuyên. Giảm giá từ món ăn này đến món ăn khác. Chính điều này đã dẫn đến sai lầm mắc phải khi kinh doanh nhà hàng

Chủ nhà hàng chỉ nên áp dụng chiết khấu giảm giá trong các trường hợp sau:

- Giảm giá cho khách hàng thân thiết.

- Giảm giá vào những dịp lễ tết, sinh nhật.

- Giảm giá khi nhà hàng có món mới muốn giới thiệu đến khách hàng.

Trong trường hợp nhà hàng phải bù lỗ cho các chương trình khuyến mãi thì đây là sai lầm bạn nên chấm dứt ngay. Bởi lẽ việc khuyến mãi giảm giá triền miên không mang lại khách hàng trung thành cho nhà hàng. Hầu hết các khách hàng quan tâm đến khuyến mãi, giá cả họ sẽ thay đổi khi nhà hàng kết thúc chương trình khuyến mãi. Vì vậy, bạn hãy hết sức chú ý vấn đề này nhé.

chiet-khau-qua-nhieu-khien-nha-hang-bi-lo.jpg

Chiếu khẩu quá nhiều khiến nhà hàng bị lỗ

9. Đổ tiền vào quảng cáo “vô định hướng”

Một trong những sai lầm rất phổ biến khi kinh doanh nhà hàng đó là nghe theo lời chào mời từ các công ty dịch vụ quảng cáo F&B mà đổ tiền vào quảng cáo mà không có chủ đích rõ ràng. Cụ thể là nhà hàng không xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, không chọn sản phẩm/dịch vụ chủ đạo của nhà hàng để quảng cáo.

Dường như các chương trình quảng cáo chỉ hướng đến mục tiêu chung chung là thu hút khách hàng, quảng bá thương hiệu. Việc đổ tiền vào quảng cáo “vô định hướng” đã không tạo ra bất kỳ hiệu quả thiết thực nào. Đôi khi còn làm cho chủ đầu tư bị thâm hụt ngân sách do chi phí đầu tư vào quảng cáo quá lớn.

10. Chỉ tập trung vào Marketing Online mà quên mất Marketing Offline

Chiến dịch Marketing online đang là xu hướng kinh doanh được nhiều nhà hàng hướng tới. Chiến dịch này nhằm mục đích quảng bá thương hiệu, địa chỉ nhà hàng, món ăn/dịch vụ,... qua các kênh truyền thông hiện đại để nhà hàng mở rộng phạm vi bán hàng, tiếp cận được nhiều khách hàng có nhu cầu hơn. Chiến dịch Marketing online tốt để giúp nhà hàng bùng nổ doanh số. Tuy nhiên, nếu chỉ Marketing online mà quên mất Marketing offline thì nhà hàng cũng không thể kinh doanh thành công.

Chiến dịch marketing offline là hình thức quảng bá thương hiệu truyền thống như: treo poster, standee để bàn, logo trên đồng phục và đồ dùng nhà hàng (bao đũa, khăn ướt, khăn giấy,...). Quan trọng nhất chính là phong cách phục vụ của nhân viên với khách hàng. 

Nếu bạn không phát triển đồng thời cả chiến dịch marketing online và marketing offline, rất có thể bạn chỉ thu hút được khách hàng mới mà không thể tăng nhận diện thương hiệu. Điều này làm cho bạn tốn kém chi phí quảng cáo mà hiệu quả lại không cao, không có được khách hàng trung thành.

marketing-nha-hang-quan-an.jpg

Marketing nhà hàng không hiệu quả

11. Cố gắng làm hài lòng mọi khách hàng

Kinh doanh nhà hàng bạn nhất định phải có kỹ năng linh hoạt trong khi phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, bạn cần tránh lỗi cố gắng làm hài lòng mọi khách hàng. Việc cố gắng làm hài lòng mọi khách hàng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu như:

- Làm mất hương vị chuẩn của món ăn.

- Định hướng kinh doanh nhà hàng mất đi tính nhất quán và không ổn định. 

- Tạo thói quen “ngang ngược” cho những khách hàng có tư duy “khách hàng là thượng đế”.

- Nghe lời khách hàng trách nhầm nhân viên dẫn đến tình trạng nhân viên chán nản không muốn gắn bó với nhà hàng. Điều này có thể khiến cho nhà hàng mất đi nhân sự giỏi, tốn nhiều chi phí cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự. 

12. Chọn địa điểm mở cửa hàng không phù hợp

Vị trí kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lợi nhuận. Bởi nếu chọn địa điểm không thuận tiện, không tập trung ở khu đông dân cư thì sẽ không thể thu hút được nhiều khách hàng ghé quán. Chọn được vị trí kinh doanh đắc địa sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí quảng cáo nhưng vẫn thu hút khách hàng. Thêm nữa, khi chọn vị trí rộng rãi, có chỗ gửi xe và giao thông đi lại thuận tiện thì khách hàng cũng sẽ hài lòng hơn, không ngại mỗi lần đi ăn.

chi-phi-thue-mat-bang-nha-hang.jpg

Chọn địa điểm mở cửa hàng không phù hợp

13. Chỉ tập trung bán những món chính

Nhà hàng của bạn chỉ cần có 1 - 5 món ăn đặc sắc là bạn đã có thể thành công. Tuy nhiên, sự thành công này chỉ đến khi menu của bạn có thêm các món ăn mở rộng khác. Như món khai vị, tráng miệng, các món ăn phổ thông trong lĩnh vực ăn uống,... Điều này sẽ giúp menu của bạn thêm đa dạng, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn và có thể đến nhà hàng với tần suất nhiều lần hơn. 

Nếu nhà hàng chỉ tập trung vào những món ăn chính sẽ tạo cảm giác nhàm chán cho khách hàng. Bởi lẽ, dù món ăn ngon đến mấy thì khi ăn nhiều lần cũng sẽ ngán. Và cũng không ai đãi khách mà chỉ chăm chăm vào việc đãi một hoặc vài món. Vì vậy, để kinh doanh nhà hàng thành công bạn hãy hết sức chú ý vấn đề này nhé.

14. Không tổ chức khai trương (Grand-Opening)

Grand Opening, tiệc khai trương là cơ hội để bạn quảng bá rộng rãi thương hiệu nhà hàng đến với đối tác, người thân, bạn bè. Họ sẽ là những phương tiện truyền thông truyền miệng hữu ích, giúp nhà hàng của bạn sớm đi vào hoạt động ổn định hơn. Khách hàng lân cận khu vực bạn kinh doanh nhà hàng cũng thông qua tiệc khai trương này mà chú ý đến nhiều hơn. Nếu ngân sách của bạn không nhiều, bạn có thể làm một bữa tiệc khai trương đơn giản. Tuy nhiên vẫn phải thể hiện được dấu ấn riêng của nhà hàng nhé.

nha-hang-khong-to-chuc-khai-truong.jpg

Không tổ chức khai trương khiến khách hàng gần khu vực không biết đến

15. Không lắng nghe ý kiến của khách hàng

Sai lầm mắc phải khi kinh doanh nhà hàng phổ biến đó là không lắng nghe ý kiến khách hàng. Là một nhà quản lý, chủ đầu tư nhà hàng bạn phải là người khéo léo, linh hoạt. Tuyệt đối không được chủ quan chỉ nghĩ đến lợi ích của nhà hàng mà không lắng nghe ý kiến khách hàng. Việc lắng nghe ý kiến khách hàng sẽ giúp họ cảm thấy được tôn trọng. Từ đó, đánh giá cao và muốn quay lại nhà hàng vào lần sau. Thêm nữa, việc lắng nghe ý kiến của khách hàng cũng giúp nhà hàng rút kinh nghiệm và thay đổi để trở nên hoàn hảo hơn.

Tuy nhiên, không phải lúc nào chủ nhà hàng cũng chăm chăm nghe theo lời khách hàng. Chủ nhà hàng, các cấp quản lý nhà hàng cần có kỹ năng lắng nghe và phân biệt để tạo nên sự hài hòa giữa đầu bếp, nhân viên phục vụ với khách hàng. Hãy cân đối để làm sao vừa khiến nhân viên nể phục, vừa mang lại trải nghiệm hài lòng nhất cho khách hàng nhé.

16. Tuyển dụng sai người

Tuyển dụng sai nhân sự cũng là một trong những sai lầm thường xuyên mắc phải khi kinh doanh nhà hàng khá phổ biến. Để bổ sung gấp các vị trí nhân sự còn thiếu, quản lý nhân sự hoặc chủ nhà hàng dễ dàng chấp nhận bất kỳ hồ sơ xin việc nào. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy là tuyển nhầm người không có tinh thần trách nhiệm, không có chuyên môn. Tuyển dụng sai người chính là nguyên nhân mang đến trải nghiệm xấu cho khách hàng. Từ đó, khách không quay lại, nhà hàng kinh doanh thua lỗ dẫn đến phải đóng cửa.

mo-hinh-kinh-doanh-nha-hang-buffet.jpg

Tuyển dụng sai nhân sự mang đến trải nghiệm xấu cho khách hàng

17. Không nhất quán

Tính nhất quán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên hiện nay nhiều nhà hàng do tính nhất quán không cao nên không thu hút được khách hàng nhớ đến. Tính nhất quán của thương hiệu chính là sự ghi nhớ và tuân thủ những nguyên tắc xây dựng thương hiệu trong toàn bộ tập thể nhà hàng. Trong quá trình quảng cáo, thiết kế banner hoặc bất kỳ hoạt động quảng cáo thương hiệu nào, chủ nhà hàng cũng đều phải đề cao tính nhất quán để tạo nên sự đồng bộ và giá trị cốt lõi của nhà hàng.

Nhà hàng hoạt động nhất quán sẽ xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng. Đồng thời tạo ưu thế, dễ dàng xâm nhập thị trường mới, lấy được thị phần từ đối thủ cạnh tranh. 

18. Bỏ qua chương trình đào tạo nhân sự

Nhiều người nghĩ rằng phục vụ là một công việc rất cơ bản và hầu như ai cũng có thể làm được. Do đó, một số nhà hàng đã bỏ qua chương trình đào tạo nhân sự. Điều này dẫn đến nhiều sự cố trong quá trình phục vụ khách hàng. Những lỗi này đôi khi là rất nhỏ như: lấy thiếu dụng cụ phục vụ món ăn, làm vương đổ thức ăn lên người khách hàng,... Tuy nhiên, nhiều lỗi nhỏ lặp lại liên tiếp này sẽ tạo nên một thương hiệu nhà hàng kém chuyên nghiệp. Do đó, bạn nhất định không được bỏ qua chương trình đào tạo nhân sự khi kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng nhé.

nhan-vien-phuc-vu-khach-hang-chu-dao-tan-tinh.jpg

Đào tạo nhân sự bài bản để phục vụ khách hàng tốt nhất

19. Không tiếp thị hay PR

Một số nhà hàng chỉ tiếp thị hoặc PR trong giai đoạn đầu khai trương. Sau đó, gần như là không xúc tiến bất kỳ chương trình quảng cáo, giảm giá, khuyến mãi nào. Đây chính là sai lầm mắc phải khi kinh doanh nhà hàng.

Nếu nhà hàng của bạn đang trên đà phát triển mạnh, có thể bạn không cần chi nhiều chi phí cho quảng cáo, tiếp thị, PR. Nhưng nếu nhà hàng của bạn chỉ có mức doanh thu trung bình, không có bước tiến sau thời gian dài hoạt động mà bạn cũng không PR hay tiếp thị. Như vậy, hiển nhiên nhà hàng sẽ dễ dàng bị đối thủ cạnh tranh lấn át, mất dần khách hàng và thị phần. 

Do đó để thu hút khách hàng, bạn hãy tạo ít nhất 1-2 chương trình quảng cáo, tiếp thị mỗi năm để giữ vững thị phần và ổn định hoạt động của nhà hàng.

20. Không chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ

Một số thương hiệu ăn uống nổi tiếng, thực khách sẵn sàng đợi hàng giờ để được phục vụ. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, thương hiệu này trở nên ế ẩm và không còn một ai muốn ghé đến nữa. Nguyên nhân vì đâu? Vì họ mắc phải sai lầm rằng, họ có món ăn ngon, giá tốt thì dù thế nào thì khách hàng vẫn ổn định. Đây là một suy nghĩ rất sai lầm.

nhung-kho-khan-khi-kinh-doanh-nha-hang.jpg

Chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ

Thị trường kinh doanh luôn biến động và nhu cầu khách hàng thì luôn thay đổi. Trong khi sức cạnh tranh của thị trường đang không ngừng tăng cao, nếu bạn không cải tất lượng dịch vụ, nâng tầm chất lượng món ăn hoặc cải thiện cơ sở hạ tầng thì lâu dần bạn sẽ bị thụt lùi phía sau, mất dần chỗ đứng trhiện chong tâm trí khách hàng. 

21. Kết luận

Trên đây là tổng hợp 20 sai lầm mắc phải khi kinh doanh nhà hàng phổ biến nhất mà Unica đã tổng hợp được.Để tránh những thiệt hại không đáng có khi kinh doanh nhà hàng. Đồng thời để đẩy mạnh sức phát triển của nhà hàng, bạn hãy bỏ túi thật kỹ những sai lầm trên để tránh mắc phải nhé. Nếu muốn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng khác, hãy tham gia khóa học kinh doanh trên Unica. Với những bài giảng hay và chất lượng từ các giảng viên uy tín, chắc chắn bạn sẽ biết thêm nhiều kiến thức cần thiết để trang bị cho mình.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)