Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

8 Rủi ro trong nghề bất động sản mà nhà đầu tư thường gặp

Mua 3 tặng 1

Khi tham gia nghề bất động sản, nhiều người thường chỉ nhìn thấy viễn cảnh về mức lợi nhuận trước mắt mà không đề phòng đến những rủi ro mà mình có thể gặp phải. Chính điều này khiến cho nhà đầu tư rơi vào tình trạng hoàn toàn “trắng tay”. Vậy, những rủi ro đó là gì, hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn. 

1. Dự án đang vướng phải quy hoạch 

Thực tế, người mua nhà đất hoặc đầu tư vào dự án bất động sản sẽ bỏ qua bước kiểm tra thông tin quy hoạch của bất động sản đó hoặc không thể kiểm tra. Cũng có nhiều trường hợp bên bán nắm được thông tin quy hoạch nhưng không cung cấp cho bên mua, hoặc cung cấp thông tin sai lệch nhằm mục đích chuộc lợi. Đây còn gọi là một ngón nghề trong nghề bất động sản. Do đó, nhà đầu tư hoặc người mua có thể bị thu hồi dự án bất cứ lúc nào vì vướng phải quy hoạch. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Bất động sản là gì? Ngành môi giới bất động sản có gì HOT

nghe-bat-dong-san-1.jpg

Mua phải dự án đang vướng quy hoạch sẽ khiến cho nhà đầu tư gặp phải nhiều rủi ro

2. Đầu tư vào dự án chưa đủ điều kiện bán 

Nếu không cẩn trọng, nhiều nhà đầu tư có thể mua phải những dự án chưa đủ điều kiện bán, mặc dù các giao dịch vẫn được diễn ra nhưng dựa theo yếu tố pháp lý thì nó hoàn toàn không có giá trị. Thực tế, mua phải một dự án bất động sản như vậy sẽ phát sinh rất nhiều rủi ro trong tương lai. 

Tìm hiểu thêm: Phong thủy ứng dụng trong kinh doanh Bất động sản 

3. Vay vốn quá mức giá trị cho phép 

Rủi ro trong nghề bất động sản mà các nhà đầu tư thường gặp phải, nhất là các nhà đầu tư non trẻ đó chính là vay vốn quá mức giá trị cho phép. Các dự án bất động sản thường có giá trị khá cao, điều này đặt ra khó khăn là không phải ai cũng có thể tiến hành đầu tư, do đó vay vốn là giải pháp hữu hiệu nhất. 

Tuy nhiên, việc vay vốn quá mức giá trị cho phép sẽ khiến nhà đầu tư có thể rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí là phá sản và “trắng tay”. Bởi, thị trường bất động sản luôn luôn biến động, hôm nay có thể đang ở mức giá cao nhưng chỉ sau một thời gian ngắn có thể “đóng băng” hoàn toàn là điều rất dễ gặp. Vì vậy, các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm đưa ra lời khuyên rằng, chỉ nên vay vốn tầm 30% giá trị của dự án. Và nếu không đủ điều kiện kinh tế, cũng không nên “chơi lớn” đầu tư vào các dự án có mức giá cao. 

4. Gặp rủi ro về pháp lý

Pháp lý cũng chính là một rủi ro mà các nhà đầu tư rất dễ gặp phải trong quá trình kinh doanh các loại hình bất động sản. Rủi ro này không chỉ liên quan đến hợp đồng giao dịch, mua bán mà còn xuất hiện ngay trong quá trình kinh doanh dự án của chủ đầu tư. 

nghe-bat-dong-san-2.jpg

Pháp lý không rõ ràng, cụ thể sẽ khiến cho nhà đầu tư gặp phải những rủi ro về sau

Ví dụ, vài năm về trước, nghề bất động sản ở Phú Quốc trở nên nóng hơn bao giờ hết. Nhiều nhà đầu tư tích cực đầu tư vào đất nền và các dự án bất động sản ở đây, dẫn đến tình trạng phân lô, tách thửa ngày càng trở nên phổ biến và mang tính tràn lan. Do đó, chính quyền tỉnh Kiên Giang đã ra quy định cấm phân lô, tách thửa và nếu muốn thực hiện thì phải được phê duyệt. Chính điều này đã khiến cho thị trường bất động sản ở đây bị “đóng băng”, nhiều dự án không thể phát triển, khiến cho nhà đầu tư rơi vào tình trạng thô lỗ do phải bán tháo dự án. 

5. Xung đột về giá cả và phương thức thanh toán 

Trong lĩnh vực bất động sản, giá cả là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Do đó, nếu nhà đầu tư không thỏa thuận kỹ càng về giá cả, chi phí và phí (đặc biệt vào thời điểm đặt cọc) thì khi xuất hiện các khoản chi phí phát sinh rất khó để xác định được ai là người chịu trách nhiệm giải quyết. 

Bên cạnh đó, các yếu tố như tiến độ thanh toán, phương thức thanh toán nếu không được thỏa thuận rõ ràng cũng dẫn đến nhiều tranh cãi. Đặc biệt, khi giao dịch bất động sản lên giá, nếu ngay từ đầu không có những thỏa thuận rõ ràng về tài khoản thanh toán thì chắc chắn sẽ xảy ra xung đột. 

6. Chất lượng bất động sản xuống cấp 

Với nghề bất động sản, luôn đề cao tính cẩn thận, tỉ mỉ trong từng khâu để hạn chế rủi ro thấp nhất, và yếu tố quan trọng nhất là chất lượng của dự án bất động sản. Việc kiểm tra hời hợt, không theo sát từng hạng mục sẽ mang lại một dự án không như kỳ vọng cho nhà đầu tư. 

>>> Có thể bạn quan tâm: 5 Khó khăn của nghề môi giới bất động sản bạn nên biết

nghe-bat-dong-san-3.jpg

Dự án xuống cấp cũng đồng nghĩa với giá trị mà nhà đầu tư nhận được ít hơn

Bên cạnh đó, trong quá trình kinh doanh bất động sản, sẽ rất khó tránh tình trạng dự án bị xuống cấp, đặc biệt là với những dự án kém chất lượng. Và việc dự án xuống cấp cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ bị thua lỗ khi kinh doanh hoặc bán lại. 

7. Rủi ro vì bị lừa đảo

Có rất nhiều tình huống lừa đảo trong đầu tư bất động sản nhưng phổ biến nhất là khi chủ sở hữu chỉ có một dự án bất động sản nhưng lại đi bán cho nhiều người bằng hợp đồng đặt cọc hoặc bằng giấy tay. Đây là loại hợp đồng rủi ro có thể khiến nhà đầu tư mất tiền tỷ nếu gặp phải tình huống này. 

8. Giao dịch không chính chủ

Một trong những rủi ro trong nghề bất động là giao dịch thuộc sở hữu chung nhưng chỉ có một bên đứng ra giao dịch nhưng chưa được sự đồng ý của người còn lại hoặc người thực hiện giao dịch không phải chủ sở hữu. Ví dụ như tài sản của ông bà, bố mẹ nhưng con cháy đứng ra thực hiện giao dịch mà chưa có sự đồng ý hoặc ủy quyền của chủ sở hữu. 

Có thể thấy, nghề nào cũng gặp những rủi ro nhất định và nghề bất động sản cũng vậy. Do đó, nhà đầu tư cần tính toán kỹ càng các rủi ro mà mình có thể gặp phải trong quá trình mua bán và kinh doanh, để có được giải pháp kịp thời và giảm thiểu mức thua lỗ. 

[Tổng số: 5 Trung bình: 2]
Trở thành hội viên