Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

8 Kỹ thuật thanh nhạc cơ bản cho người mới bắt đầu

Mua 3 tặng 1

Dù bạn sở hữu một giọng hát truyền cảm nhưng phần kỹ thuật không tốt sẽ khiến cho bài hát khó chạm đến trái tim người nghe. Do đó để học hát thành công thì bạn cần phải nắm chắc các kỹ thuật thanh nhạc. Hãy cùng UNICA tìm hiểu các kỹ thuật về thanh nhạc cơ bản trong bài viết dưới đây.

Thanh nhạc là gì?

Thanh nhạc là bộ môn nghệ thuật phối hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ, không giống với khí nhạc – loại âm nhạc viết riêng cho các loại nhạc cụ diễn tấu. Thanh nhạc được ra đời dựa trên ngôn ngữ của từng dân tộc và ngày càng được nâng cao cùng với các bộ môn nghệ thuật khác như sâu khấu, vũ nhạc, văn thơ.

>>> Xem ngay: 10 Bí quyết thu âm giọng hát hay hơn bạn nên ghi nhớ

ky-thuat-thanh-nhac.1.jpg

Thanh nhạc là bộ môn nghệ thuật phối hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ

Một số kỹ thuật thanh nhạc cơ bản

1. Legato 

Legato là kiểu hát cơ bản nhất của kỹ thuật luyện thanh nhạc trên thế giới. Đây là cách hát chuyển câu liên tục, đều đặn, thoải mái nhưng vẫn giữ được sự tự nhiên từ âm này sang âm khác. Ngoài ra, giọng hát sẽ không ngừng nghỉ và cũng không vuốt qua một âm trung gian. Kỹ thuật hát liền tiếng - Legato được đánh giá tốt khi hát liền một chuỗi nhạc trong một làn hơi, mà giọng hát vẫn êm mượt và chuẩn xác về cao độ.

2. Belcanto

Belcanto là một kỹ thuật hát cơ bản thuộc lòng nghệ thuật thanh nhạc cổ điển thế giới. Chính vì vậy, các ca sĩ hay các giảng viên dạy thanh nhạc đều mong muốn sở hữu kỹ thuật mang tính đẳng cấp này. Đây cũng là kỹ thuật hát dựa trên cách xác định chính xác về cao độ, nhịp phách, áp dụng cộng minh để mở rộng âm vực. Bên cạnh đó, kỹ thuật này còn được sử dụng nhiều kỹ xảo để có được một âm thanh hoàn hảo từ thanh quản.

belcanto

Belcanto

3. Portamento

Portamento là một các kỹ thuật hát luyến – ngắt chuyển từ một nốt cao ngân dài sang các nốt khác mà không làm gián đoạn hơi thở. Đây là 1 kỹ thuật thanh nhạc được rất nhiều nghệ sĩ sử dụng trong biểu diễn, nhằm phô diễn kỹ thuật vào một làn hơi dài của mình. Ngoài ra, kỹ thuật này còn giúp dòng cảm xúc của bài hát được liền mạch, ngay cả ở những đoạn bài hát cao trào vẫn không làm gián đoạn cảm xúc của người nghe.

4. Interpolated note

Đây là 1 kĩ thuật rất phổ biến khi hát các ca khúc cách mạng cũng như các ca khúc nhạc nhẹ. Một trong số các kỹ thuật trong thanh nhạc này sẽ giúp bạn khoe được âm vực và những nốt cao, đẹp. Khi thể hiện ca khúc đến những nốt cao, người ta sẽ thực hiện lên tông và thêm vào 1 nốt (thường là cao hơn 1 quãng 3, 1 quãng 5). Cũng có một số trường hợp ngược lại, ít phổ biến hơn là xuống thấp hơn 1 quãng 3 những nốt trầm nhất (đối với nam trầm hoặc nữ trầm) để khoe nốt trầm đẹp.

>>> Xem ngay: 11 Cách làm giọng hát trong hơn ngay tại nhà bạn nên biết

ky-thuat-thanh-nhac.2.jpg

Kỹ thuật thanh nhạc Interpolated note giúp bạn khoe được những nốt cao và đẹp.

5. Puntatura

Puntatura là các kĩ thuật hát trong thanh nhạc triển từ Interpolated note, đây là kỹ thuật hát nốt thêm khi hết bài. Có thể hiểu theo một cách đơn giản là bạn sẽ tự thêm một nốt cao hơn so với nguyên gốc của bản nhạc. Việc thêm nốt cao khi kết thúc bài được khuyến khích sử dụng trong khi hát, bởi vì kỹ thuật này sẽ giúp tạo sự ấn tượng và khác biệt.

6. Trillo 

Trillo là kỹ thuật rung – láy, kỹ thuật này tương đối khó, nó bắt nguồn từ cách hát belcanto của người Ý. Trillo được sử dụng trong giảng dạy thanh nhạc cũng như chơi nhạc cụ. Người hát thường láy đi láy lại 2 nốt liên tiếp với tốc độ cao, đôi khi được kết hợp với 1 nốt cao ngân dài ngân dài dùng vibrato. Tuy nhiên, để chuyển từ trillo sang vibrato chỉ những nghệ sĩ sở hữu kĩ thuật thanh nhạc điêu luyện mới có thể làm được.

7. Staccato

ky-thuat-staccato

Staccato

Khi thể hiện kỹ thuật Staccato, yêu cầu người hát phải lấy hơi phần bụng để nảy âm, giúp âm thanh bật ra chắc, dày và rõ. Khi sử dụng kỹ thuật này, bạn sẽ cảm thấy vùng bụng mình bật nảy được và nảy ra âm thanh. 

8. Glisando

Hiểu một cách đơn giản, Glissando là một trong những kỹ thuật thanh nhạc khó nhất lướt một chùm nốt nhạc hoa mỹ cùng với một tốc độ cao ngay trong một hơi thở. Với kỹ thuật này yêu cầu người hát phải hát mượt mà, không ngắt. Đây là kỹ thuật ít được sử dụng trong các ca khúc thông thường.

Tổng kết

Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho bạn những kỹ thuật thanh nhạc cơ bản, mỗi kỹ thuật sẽ có những đặc điểm riêng và đem lại những lợi ích cụ thể khi hát. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm vững các kỹ thuật và thành công cải thiện giọng hát của mình.

[Tổng số: 54 Trung bình: 2]

Tags: Hát
Trở thành hội viên