Doanh nghiệp muốn phát triển mạnh mẽ và bền vững, bắt buộc phải có CHRO tài năng và chuyên nghiệp. CHRO là thuật ngữ quen thuộc thường được nhắc đến ở bộ phận nhân sự nhưng không phải ai cũng biết và hiểu rõ chức vụ của CHRO là gì? Để hiểu cụ thể thông tin về CHRO cũng như những tố chất cần có để trở thành CHRO tài năng? Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết sau đây của Unica để tìm kiếm được câu trả lời.
Giám đốc nhân sự (CHRO) là gì?
CHRO là viết tắt của từ Chief Human Resources Officer chỉ chức danh giám đốc nhân sự hay giám đốc bộ phận tuyển dụng của công ty. CHRO là người đứng đầu bộ phận nhân sự của một công ty. Họ chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng con người, đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tốt nhất cho công ty.
CHRO là gì?
Giám đốc nhân sự là người tham mưu cho ban lãnh đạo về các vấn đề có liên quan đến nhân sự. CHRO phối hợp với giám đốc điều hành để đưa ra kế hoạch tuyển dụng nhằm đáp ứng bộ máy nhân sự của công ty. Đồng thời, CHRO cũng đề xuất và triển khai kế hoạch đào tạo, chế độ đãi ngộ cho nhân sự nhằm giữ chân và chiêu mộ được nhân tài.
Bên cạnh việc trách nhiệm vấn đề liên quan đến nhân sự công ty, giám đốc nhân sự còn là người đại diện cho công ty trong các giao dịch, hợp đồng, giải quyết các khiếu nại, vi phạm, kiện tụng về nhân sự. CHRO đóng vai trò quan trọng trong bộ máy doanh nghiệp, vì vậy nếu muốn trở thành CHRO bạn phải có rất nhiều kỹ năng.
Vai trò của Giám đốc nhân sự trong doanh nghiệp
Với chia sẻ CHRO là gì ở phần trên chắc chắn phần nào bạn đã hiểu được vị trí này. CHRO là một vị trí rất quan trọng rất bộ máy doanh nghiệp, giám đốc nhân sự mang sứ mệnh và trọng trách vô cùng quan trọng. Dưới đây là 4 vai trò chính của CHRO:
CHRO giúp kết nối doanh nghiệp với ứng viên
Giám đốc nhân sự là người tuyển dụng chính của công ty, họ kết nối doanh nghiệp với nhiều ứng viên, giúp doanh nghiệp xây dựng được đủ bộ máy nhân sự, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra trọn vẹn nhất. Để kết nối thành công doanh nghiệp với ứng viên, CHRO cần có kỹ năng giao tiếp tốt, truyền đạt thông tin một cách chính xác về những yêu cầu và kỹ năng cần có với các ứng viên.
Không chỉ là người tìm kiếm giúp kết nối doanh nghiệp với ứng viên, CHRO còn là người trực tiếp đứng ra giải quyết vấn đề, hòa giải mâu thuẫn giữa cấp trên với nhân viên. CHRO là người đáp ứng mong muốn, nguyện vọng cho cả bên công ty và bên ứng viên.
Vai trò của Giám đốc nhân sự trong doanh nghiệp
Tiên phong trong áp dụng công nghệ vào quản trị nhân sự
CHRO chính là người tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào quản trị nhân sự. Tức là thay vì sử dụng sức người, họ ứng dụng công nghệ vào quá trình theo dõi, đánh giá kết quả làm việc của các thành viên trong công ty một cách khoa học và nhanh chóng. Thông qua đây, doanh nghiệp dễ dàng nhìn thấy được sự cố gắng và thấy được hiệu suất làm việc của nhân sự, ai là người dậm chân tại chỗ, ai là người nỗ lực trong công việc. Từ đó đưa ra được những chế độ phúc lợi phù hợp.
Việc áp dụng công nghệ vào quản trị nhân sự giúp CHRO giảm tải gánh nặng quản lý hồ sơ, dễ dàng đo lường. Từ đó, tiết kiệm thời gian trong công cuộc quản lý và đánh giá nhân sự.
Lan truyền văn hóa tích cực trong công ty
Nhắc đến vai trò CHRO là gì không thể không nhắc tới vai trò lan tỏa văn hóa tích cực trong công ty. Giám đốc nhân sự là người trực tiếp tham gia vào công cuộc xây dựng văn hóa công ty. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa văn hóa tích cực của công ty đến với nhân sự để cùng xây dựng lên một môi trường làm việc tích cực. CHRO giúp nhân viên vui vẻ mỗi khi đi làm, có cảm hứng làm việc mạnh mẽ. Điều này góp phần tạo nên môi trường làm việc trẻ trung, năng động, tăng hiệu suất làm việc một cách tốt nhất.
CHRO là cấu nối với CPO, CFO và COO
Không chỉ phối hợp với các phòng ban, giám đốc nhân sự còn là cầu nối với CPO (giám đốc sản xuất), CFO (giám đốc tài chính) và COO (giám đốc sáng tạo) để nắm rõ nhu cầu tuyển dụng. Từ đó, hỗ trợ phòng ban tuyển dụng thành công những ứng viên tiềm năng đóng góp cho sự phát triển của công ty.
Đăng ký khoá học hành chính nhân sự online qua video trên Unica để nhận ưu đãi hấp dãn. Khoá học chia sẻ tất tần tật nội dung liên quan đến hành chính nhân sự, công cụ quản trị nhân sự, quản lý tiền lương. Từ đó, bạn tự tin để đứng được những vị trí cao hơn trong ngành này và có thể tự mình thiết lập được hệ thống quản trị nhân sự trong một doanh nghiệp.
 (10).png_m_1704696034.jpg)


Mô tả công việc Giám đốc Nhân sự
Mặc dù khá quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết công việc của giám đốc nhân sự là gì. Sau đây Unica sẽ mô tả chi tiết công việc ở vị trí này cho bạn hiểu rõ:
-
Tìm kiếm nhân sự tài năng, đảm bảo cung ứng đủ nhân sự làm việc để doanh nghiệp đạt được những mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
-
Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban liên quan để tuyển dụng nhân sự đúng vị trí và đảm bảo quy trình tuyển dụng diễn ra đúng theo quy định. Nhân sự tuyển dụng thành công cần hoàn thành KPI.
-
Tổ chức các hoạt động để đào tạo đội ngũ nhân sự, triển khai kế hoạch phát triển, bồi dưỡng để nhân sự nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng giúp làm việc hiệu quả hơn.
-
Sắp xếp và tổng hợp lại số liệu về các hoạt động tuyển dụng. Bao gồm: đánh giá năng lực, chỉ số KPIs, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc,...
-
Đưa ra các chính sách để thu hút cũng như giữ chân nhân viên tài năng, đảm bảo nhân viên hài lòng và muốn cống hiến cho doanh nghiệp.
-
Quản lý ngân sách liên quan đến nhân sự, đảm bảo kiểm soát chi phí và sử dụng chi phí hiệu quả.
-
Phối hợp với các chuyên viên tuyển dụng để phân tích và đánh giá công việc có liên quan đến từng vị trí nhất định.
-
Thực hiện các nhiệm vụ có liên quan chặt chẽ đến nhân sự do ban lãnh đạo trong công ty ủy nhiệm.
-
Tìm ra những lỗ hổng và những vấn đề khó khăn thường xảy ra liên quan đến nhân sự như: thiếu nhân viên, thái độ làm việc, thiếu năng lực,...
Yêu cầu công việc của người giữ vị trí giám đốc nhân sự
Kỹ năng giám đốc nhân sự (CHRO) cần có
Để trở thành giám đốc nhân sự không hề đơn giản, nó đòi hỏi bạn phải có rất nhiều kỹ năng và cũng phải có tố chất. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng mà một giám đốc nhân sự cần phải có:
Trình độ chuyên môn cao
Trong bộ máy công ty, CHRO được đánh giá là một vị trí nhân sự cấp cao. Vì thế nó đòi hỏi người đảm nhiệm vị trí này phải có năng lực, có trình độ chuyên môn cao, am hiểu mọi khía cạnh liên quan đến nhân sự. Bên cạnh đó, người giữ vị trí này phải có nền tảng và có hồ sơ học vấn tốt. Như vậy mới tạo được độ tin cậy cho các nhân viên trong quá trình đào tạo. Đồng thời giúp ban lãnh đạo cảm thấy yên tâm, tin rằng CHRO đủ khả năng để chiêu mộ người tài.
Ngoài ra, CHRO phải hiểu về luật pháp. Như vậy mới đảm bảo rằng các quy trình tuyển dụng, chấm công, quy định thời gian làm việc, quản lý lương, phúc lợi nhân viên và các chế độ bảo hiểm khác tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. CHRO cần đảm bảo rằng doanh nghiệp của mình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật để tránh được các rủi ro pháp lý.
Kinh nghiệm dày dặn
Sinh viên mới ra trường không thể ngay lập tức giữ vị trí giám đốc nhân sự. Để trở thành CHRO, đòi hỏi bạn phải có nhiều năm kinh nghiệm, ít nhất là 7 - 10 năm tùy vào học vấn ban đầu. Hơn nữa, vị trí nhân sự cấp cao yêu cầu tìm kiếm nhân tài cho nhiều vị trí khác nhau, CHRO lâu năm có kinh nghiệm dày dặn trong việc tiếp xúc với con người mới mới đủ khả năng đánh giá, nhìn nhận ứng viên phù hợp, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các phòng ban.
Kỹ năng lãnh đạo
Ngoài những kỹ năng trên, vị trí giám đốc nhân sự bắt buộc phải có kỹ năng lãnh đạo, phải lãnh đạo được thì nhân sự mới nể và phải lãnh đạo được thì mới kết nối và quản lý đội nhóm hiệu quả. Từ đó, nâng cao hiệu suất làm việc cho toàn bộ nhân sự trong công ty. Kỹ năng lãnh đạo đóng vai trò quan trọng bậc nhất bắt buộc người giữ vị trí giám đốc nhân sự phải có.
Giám đốc nhân sự cần có kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng phân tích và xử lý vấn đề
Với chia sẻ ở phần mô tả công việc CHRO là gì thì bạn cũng biết rằng, vị trí CHRO làm việc với con người là chính. Trong quá trình con người làm việc với nhau sẽ có rất nhiều những phát sinh và vấn đề xảy ra. Để giải quyết hiệu quả những vấn đề này, CHRO cần có kỹ năng phân tích và xử lý sự cố. Kỹ năng này mà tốt thì vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng, mối quan hệ giữa nhân viên với ban lãnh đạo và giữa các nhân viên với nhau không bị ảnh hưởng.
Một số kỹ năng mềm cá nhân khác
Bên cạnh những kỹ năng đã chia sẻ ở trên, để trở thành một CHRO tài năng bạn cũng bắt buộc phải có một số kỹ năng mềm khác như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng sử dụng công nghệ trong các hoạt động và quản lý nhân sự, kỹ năng tổ chức,...
Mức lương giám đốc nhân sự bao nhiêu?
Vị trí giám đốc nhân sự được đánh giá là áp lực nên mức thu nhập và đãi ngộ tương đối cao và ổn định. Tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc cũng như mô hình doanh nghiệp mà mức lương của CHRO có sự chênh lệch. Cụ thể:
-
Ở công ty quy mô vừa và nhỏ: Mức lương CHRO dao động 20 - 30 triệu/ tháng (chứa tính thưởng và các chế độ đãi ngộ khác).
-
Ở công ty đa quốc gia hoặc tập đoàn lớn: Mức lương CHRO khá cao, có thể lên tới 100 triệu đồng/ tháng.
Lộ trình trở thành Giám đốc Nhân sự
Để trở thành giám đốc nhân sự không phải ngày một ngày hai mà theo một lộ trình nhất định. Thông thường, giám đốc nhân sự ban đầu sẽ làm từ vị trí chuyên viên tuyển dụng hoặc nhân viên tuyển dụng. Sau đó dần dần lên tiếp các cấp bậc cao hơn cho đến khi trở thành CHRO. Những giấy tờ cần bổ sung để thành giám đốc nhân sự bao gồm:
Bằng thạc sĩ hoặc cử nhân
Bằng cử nhân liên quan đến lĩnh vực nhân sự, quản lý là tấm bằng quan trọng bắt buộc phải có. Song song với bằng cử nhân nếu bạn có thêm bằng thạc sĩ nhân sự thì càng tốt, nó giúp nâng cao vị trí của bạn, tăng cơ hội để đạt đến vị trí giám đốc nhân sự. Tấm bằng thạc sĩ và cử nhân cung cấp thêm lợi thế và kỹ năng cần thiết để trở thành một CHRO xuất sắc.
Lộ trình trở thành Giám đốc Nhân sự
Tích lũy kinh nghiệm
Để giữ được vị trí nhân sự cấp cao, kinh nghiệm tích lũy qua hằng năm là điều kiện tiên quyết. Người có trình độ chuyên môn cao mà không có kinh nghiệm thực tế thì cũng rất khó để đảm nhiệm vị trí cao. Thông thường để được bổ nhiệm vị trí CHRO, một người sẽ cần 8 - 10 năm kinh nghiệm.
Trau dồi kỹ năng
Song song với yếu tố kinh nghiệm thì vị trí CHRO cũng đòi hỏi bạn phải có rất nhiều kỹ năng. Một số kỹ năng như: lãnh đạo, giải quyết vấn đề, đàm phán, tổ chức,... bắt buộc phải có và phải được rèn luyện, trau dồi thêm nhiều qua hàng năm. Hãy cố gắng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm từ người đi trước, học hỏi về tầm nhìn và phong cách làm việc của họ để áp dụng vào thực tế của mình.
Tạo dựng được tầm ảnh hưởng
Để những nhân sự cấp dưới tin tưởng và cảm thấy nể phục, CHRO bắt buộc phải là người tạo dựng được tầm ảnh hưởng. CHRO có tầm ảnh hưởng không chỉ quản lý nhân sự tốt, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp mà còn truyền cảm hứng cho người khác không ngừng nỗ lực nhiều hơn nữa. Một nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng sẽ tạo nên một tập thể bền vững và có ý nghĩa lâu dài.
Kết luận
Trên đây là bản mô tả mọi thông tin liên quan đến CHRO là gì? Có thể nói, giám đốc nhân sự là một vị trí quan trọng và có vai trò chiến lược trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về việc quản lý, phát triển và chăm sóc nguồn nhân lực của công ty. Để trở thành một giám đốc nhân sự, bạn cần có bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng và tầm ảnh hưởng phù hợp. Mức lương của giám đốc nhân sự cũng khá cao, phản ánh mức độ đóng góp và trách nhiệm của họ. Nếu bạn đang quan tâm đến vị trí này, hãy chuẩn bị kỹ càng và theo đuổi ước mơ của mình. Chúc bạn thành công!