Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

JavaScript là gì? Tổng quan về JavaScript cho người mới

Nội dung được viết bởi Đặng Văn Lel

Đối với những bạn học lập trình, ngôn ngữ lập trình là một trong những thứ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng website, app, game.... Vậy làm sao để hiểu rõ JavaScript là gì và cách ứng dụng như thế nào - một trong những ngôn ngữ phổ biến, được ứng dụng hiện nay? Qua bài viết này, Unica sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan và cách thức đơn giản nhất để bạn bắt đầu hành trình tự học lập trình.

JavaScript là gì? 

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình phổ biến, chủ yếu được sử dụng để tạo ra các yếu tố tương tác trên trang web. Ra đời lần đầu vào năm 1995 bởi Brendan Eich tại Netscape, JavaScript nhanh chóng trở thành trụ cột trong phát triển web nhờ sự linh hoạt và khả năng mở rộng của nó.

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình phổ biến

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình phổ biến

Khác với HTML (cấu trúc) và CSS (trang trí), JavaScript chịu trách nhiệm về hành vi của các trang web, cho phép thay đổi nội dung, xử lý sự kiện người dùng và kết nối với các dịch vụ bên ngoài. Ngôn ngữ này thường chạy trực tiếp trên trình duyệt của người dùng, giúp cải thiện hiệu suất và tạo trải nghiệm mượt mà hơn mà không cần tải lại trang.

Không chỉ giới hạn trong trình duyệt, JavaScript hiện còn được sử dụng để xây dựng ứng dụng di động, máy chủ và thậm chí là trí tuệ nhân tạo thông qua các môi trường và framework như Node.js, React, và Vue.js. Với khả năng mạnh mẽ và tính ứng dụng rộng rãi, JavaScript đã trở thành ngôn ngữ không thể thiếu trong việc phát triển web và ứng dụng hiện đại.

Lịch sử hình thành và phát triển của JavaScript

JavaScript đã trải qua một chặng đường phát triển dài với nhiều sự kiện quan trọng, từ những ngày đầu thành lập đến khi trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất. Dưới đây là tóm tắt lịch sử của JavaScript qua các mốc thời gian chính:

Năm 

Tên gọi

Sự kiện

1995

Mocha/LiveScript

JavaScript được Brendan Eich phát triển tại Netscape với tên ban đầu là Mocha. Sau đó đổi thành LiveScript và cuối cùng là JavaScript để tận dụng sự phổ biến của ngôn ngữ Java.

1997

ECMAScript

JavaScript được tiêu chuẩn hóa bởi ECMA. Phiên bản ECMAScript 1 (ES1) ra đời, đặt nền móng cho sự phát triển sau này.

1998

JScript

Microsoft giới thiệu JScript, một phiên bản tương tự JavaScript, dẫn đến cuộc cạnh tranh trình duyệt giữa Netscape và Internet Explorer.

2005

AJAX

Công nghệ AJAX (Asynchronous JavaScript and XML) ra đời, cho phép xây dựng ứng dụng web tương tác và mạnh mẽ hơn.

2006

JQuery

Thư viện jQuery được phát hành, giúp đơn giản hóa các tác vụ JavaScript như thao tác DOM và xử lý sự kiện.

2009

Node.js

Ryan Dahl giới thiệu Node.js, đưa JavaScript ra khỏi trình duyệt và cho phép sử dụng trên máy chủ.

2015

ES6

ECMAScript 2015 (ES6) mang đến nhiều cải tiến lớn như let, const, arrow functions, và template literals.

2016 - nay

Frameworks

Các framework như React, Vuejs, và Angular thống trị ngành công nghiệp phát triển ứng dụng web.

JavaScript không ngừng phát triển với các tính năng mới được thêm vào mỗi năm, giữ vững vị thế là ngôn ngữ quan trọng nhất trong hệ sinh thái web.

Cách thức hoạt động của JavaScript

Ngôn ngữ lập trình JavaScript hoạt động bằng cách chuyển đổi mã nguồn thành các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực thi. Khác với các ngôn ngữ biên dịch, JavaScript là ngôn ngữ viết tập lệnh, tức là mã được thực thi ngay lập tức bởi trình thông dịch (interpreter) hoặc công cụ JavaScript mà không cần qua bước biên dịch toàn bộ trước. Điều này mang lại khả năng xử lý nhanh chóng và linh hoạt hơn trong môi trường web.

Công cụ JavaScript (JavaScript Engine) là thành phần chịu trách nhiệm thực thi mã JavaScript. Các công cụ hiện đại, như V8 của Google Chrome hay SpiderMonkey của Mozilla Firefox, không chỉ là trình thông dịch mà còn sử dụng kỹ thuật Just-In-Time Compilation (JIT) để chuyển mã JavaScript thành mã máy nhằm tăng tốc hiệu suất.

Nhờ đó, các công cụ JavaScript hiện đại không chỉ nhanh mà còn tối ưu hóa bộ nhớ và tài nguyên hệ thống, giúp ứng dụng web hoạt động mượt mà hơn.

Cơ chế hoạt động của JavaScript

Cơ chế hoạt động của JavaScript

JavaScript phía máy khách 

JavaScript phía máy khách (Client-Side JavaScript) là cách JavaScript vận hành trên trình duyệt web, giúp tạo ra các trang web tương tác và năng động. Khi người dùng truy cập một trang web, mã JavaScript được tải về và thực thi trong trình duyệt của họ.

Cách thức hoạt động của nó như sau:

  • Tải trang Website: Trình duyệt nhận và tải HTML, CSS và JavaScript từ máy chủ.

  • Chuyển đổi DOM: Trình duyệt xây dựng Mô Hình Đối Tượng Tài Liệu (DOM) từ mã HTML, cung cấp cấu trúc trang web.

  • Biên dịch Bytecode: Công cụ JavaScript chuyển mã JavaScript thành bytecode, trung gian giữa mã nguồn và mã máy.

  • Xử lý sự kiện: Khi người dùng thực hiện các hành động như nhấp chuột hoặc nhập liệu, mã JavaScript được kích hoạt để thực hiện thay đổi trong DOM.

  • Hiển thị DOM mới: Trình duyệt cập nhật giao diện dựa trên các thay đổi từ JavaScript.

Chẳng hạn như khi ấn nút Like trên mạng xã hội thì JavaScript sẽ thay đổi giao diện bằng cách cập nhật số lượng lượt thích, đổi màu icon mà không cần tải lại trang.

JavaScript phía máy chủ 

JavaScript phía máy chủ (Server-Side JavaScript) được thực thi trên máy chủ thay vì trình duyệt, với sự hỗ trợ của các môi trường như Node.js. Điều này mở rộng ứng dụng của JavaScript ra khỏi trình duyệt, giúp xử lý các tác vụ như truy cập cơ sở dữ liệu, quản lý API và xử lý logic phía máy chủ.

Chẳng hạn như khi người dùng gửi mẫu đăng ký, JavaScript phía máy chủ sẽ xử lý thông tin, lưu vào cơ sở dữ liệu và trả về thông báo xác nhận.

JavaScript sử dụng để làm gì?

Phát triển website

JavaScript đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng các trang web hiện đại, là công cụ không thể thiếu để tạo ra các tính năng tương tác và nâng cao trải nghiệm người dùng. Với khả năng xử lý các thao tác phức tạp và tạo ra hiệu ứng động, JavaScript giúp các website trở nên sống động, dễ sử dụng và thu hút hơn.

JavaScript được nhiều developer ứng dụng để phát triển website

JavaScript được nhiều developer ứng dụng để phát triển website

Theo số liệu từ W3Techs, hơn 90% các trang web trên thế giới sử dụng JavaScript. Điều này khẳng định vai trò không thể thay thế của ngôn ngữ này trong việc tối ưu hóa khả năng tương tác, điều hướng và thao tác của người dùng. Ngoài ra, JavaScript không chỉ dành riêng cho website mà còn mở rộng ứng dụng sang các lĩnh vực như trò chơi, ứng dụng di động, và các công nghệ tiên tiến như Blockchain.

Trò chơi trực tuyến trên website

Một trong những ứng dụng nổi bật của JavaScript là trong việc phát triển trò chơi trực tuyến ngay trên nền tảng web. Các game như A Dark Room hoặc 2048 là ví dụ tiêu biểu, tận dụng JavaScript để tạo ra các trò chơi tương tác cao mà không cần cài đặt thêm phần mềm.

Nhiều IT còn tận dụng sử dụng JavaScript để phát triển các trò chơi trực tuyến

Nhiều IT còn tận dụng sử dụng JavaScript để phát triển các trò chơi trực tuyến

Sự kết hợp giữa HTML5 và JavaScript đã đưa trải nghiệm chơi game trên trình duyệt lên một tầm cao mới, với hiệu ứng mượt mà, đồ họa sống động và khả năng tương tác phong phú. Chẳng hạn, JavaScript giúp quản lý trạng thái của trò chơi, tạo hiệu ứng chuyển động và xử lý các sự kiện từ người chơi như nhấp chuột hoặc bàn phím.

Phát triển ứng dụng Web

JavaScript cũng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng các ứng dụng web tương tác. Một ví dụ điển hình là Google Maps, cho phép người dùng kéo, thả, phóng to hoặc thu nhỏ bản đồ mà không cần tải lại trang. Điều này được thực hiện nhờ khả năng xử lý đồng bộ và bất đồng bộ của JavaScript.

Google Maps là một trong những sản phẩm ứng dụng của JavaScript

Google Maps là một trong những sản phẩm ứng dụng của JavaScript

Những framework như React, Vue.js và Angular đã đẩy mạnh sự phát triển của giao diện người dùng, cho phép tạo ra các ứng dụng web mượt mà và dễ bảo trì. Khi kết hợp với Node.js ở phía máy chủ, JavaScript trở thành một giải pháp toàn diện cho cả front-end và back-end, từ việc xây dựng giao diện đến xử lý dữ liệu phức tạp trên máy chủ.

Ứng dụng di động 

JavaScript còn góp mặt trong lĩnh vực phát triển ứng dụng di động. Thông qua các framework như React Native hay Ionic, các nhà phát triển có thể xây dựng ứng dụng chạy trên cả Android và iOS từ một mã nguồn duy nhất.

JavaScript còn góp mặt trong lĩnh vực phát triển ứng dụng di động

JavaScript còn góp mặt trong lĩnh vực phát triển ứng dụng di động

Ví dụ, ứng dụng Instagram đã tận dụng JavaScript để xây dựng giao diện người dùng trực quan và các tính năng như cuộn trang, tương tác với hình ảnh hoặc video. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian phát triển mà còn đảm bảo sự nhất quán giữa các nền tảng.

Kết nối vạn vật (IoT)

Trong bối cảnh công nghệ Internet of Things (IoT) phát triển mạnh mẽ, JavaScript cũng thể hiện vai trò quan trọng của mình. Nhờ khả năng viết mã linh hoạt và hỗ trợ cả phần cứng lẫn phần mềm, JavaScript giúp kết nối các thiết bị thông minh, từ cảm biến nhiệt độ đến hệ thống nhà thông minh.

JavaScript cũng có vai trò quan trọng trong công nghệ Internet of Things (IoT)

JavaScript cũng có vai trò quan trọng trong công nghệ Internet of Things (IoT)

Ví dụ, Johnny-Five, một framework JavaScript, cho phép các lập trình viên điều khiển các bo mạch như Arduino để xây dựng ứng dụng IoT. Điều này mở ra khả năng thực hiện các tác vụ như theo dõi vị trí qua GPS, điều khiển thiết bị từ xa hoặc quản lý hệ thống tự động hóa.

Ưu và nhược điểm của Javascript

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích vượt trội trong phát triển web và ứng dụng. 

Ưu điểm 

Những ưu điểm nổi bật dưới đây chính là lý do tại sao hơn 90% các trang web trên thế giới đều sử dụng JavaScript:

  • Giảm tương tác với máy chủ:

Một trong những lợi thế lớn nhất của JavaScript là khả năng xử lý dữ liệu ngay trên trình duyệt người dùng trước khi gửi đến máy chủ. Điều này giúp giảm tải lưu lượng máy chủ và tối ưu hóa tài nguyên hệ thống. Ví dụ, JavaScript có thể kiểm tra thông tin đầu vào trên biểu mẫu trước khi gửi, từ đó giảm số lượng yêu cầu đến máy chủ, tiết kiệm thời gian và tài nguyên.

  • Khả năng phản hồi nhanh:

JavaScript hoạt động ngay trong trình duyệt, giúp người dùng nhận được phản hồi gần như tức thời khi thực hiện một thao tác. Ví dụ, khi bạn nhập liệu vào thanh tìm kiếm và thấy kết quả gợi ý xuất hiện ngay lập tức, đó là nhờ sự hỗ trợ của JavaScript. Tính năng này giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và giữ chân họ trên trang web lâu hơn.

  • Tạo trang web tương tác cao:

Khi kết hợp với HTML và CSS, JavaScript mang đến các tính năng tương tác sống động như hình ảnh động, trình chiếu, hoặc hiệu ứng cuộn trang mượt mà. Điều này biến một trang web tĩnh thành một môi trường tương tác, thu hút và đáp ứng linh hoạt theo các hành động của người dùng.

  • Hỗ trợ giao diện phát triển đa dạng:

JavaScript sở hữu hệ sinh thái phong phú với nhiều thư viện và framework giúp đơn giản hóa quá trình phát triển. Một số thư viện phổ biến bao gồm:

  • Algolia Places: Hỗ trợ tự động hoàn thiện thông tin trên biểu mẫu, chẳng hạn như địa chỉ và ngày sinh.

  • AOS (Animate On Scroll): Cải thiện hiệu ứng chuyển động khi cuộn trang.

  • Chart.js: Cung cấp các mẫu biểu đồ đẹp mắt, dễ dàng tích hợp vào dự án.

  • ReactJS: Một thư viện nổi tiếng giúp xây dựng giao diện người dùng dựa trên các thành phần UI độc lập.

JavaScript vẫn tồn tại song song cả ưu điểm và nhược điểm

JavaScript vẫn tồn tại song song cả ưu điểm và nhược điểm

Nhược điểm 

Dù mang lại nhiều lợi ích, JavaScript vẫn tồn tại một số điểm hạn chế mà các nhà phát triển cần lưu ý khi sử dụng.

  • Dễ bị khai thác và chèn mã độc:

Vì JavaScript chạy trên trình duyệt của người dùng, các đối tượng xấu có thể tận dụng để thực hiện tấn công như chèn mã độc hoặc đánh cắp dữ liệu. Tính bảo mật của JavaScript phụ thuộc rất nhiều vào môi trường triển khai và khả năng quản lý mã nguồn của nhà phát triển.

  • Hạn chế trên một số trình duyệt:

Mặc dù JavaScript được hỗ trợ bởi hầu hết các trình duyệt phổ biến, nhưng một số trình duyệt cũ hoặc cấu hình đặc biệt có thể không tương thích. Điều này đôi khi dẫn đến các lỗi không mong muốn, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

  • Hiển thị khác nhau trên các thiết bị:

JavaScript có thể hoạt động khác nhau trên các trình duyệt hoặc thiết bị khác nhau. Ví dụ, cùng một mã JavaScript có thể chạy tốt trên Chrome nhưng lại gặp lỗi khi chạy trên Internet Explorer. Điều này đòi hỏi nhà phát triển phải kiểm tra và tối ưu mã nguồn cho nhiều môi trường, làm tăng khối lượng công việc và chi phí phát triển.

Cách để viết một chương trình Javascript 

Đối với những người mới bắt đầu, việc viết một chương trình JavaScript có thể hơi phức tạp, nhưng nếu thực hiện đúng các bước cơ bản thì cũng rất nhanh chóng để làm chủ được nó. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để viết chương trình JavaScript.

Tạo cấu trúc cơ bản với cặp thẻ 

Mọi đoạn mã JavaScript đều cần được bao bọc trong cặp thẻ . Đây là nơi trình duyệt nhận diện và thực thi mã JavaScript. Một ví dụ đơn giản:

Ví dụ tạo cấu trúc cơ bản với cặp thẻ

Ví dụ tạo cấu trúc cơ bản với cặp thẻ

Đặt thẻ Script ở đâu?

Trong HTML, bạn có thể sử dụng thẻ . Phương pháp này giúp quản lý mã dễ dàng hơn khi dự án lớn.

Ví dụ về cách sử dụng External

Ví dụ về cách sử dụng External

  • Inline: Mã JavaScript được viết trực tiếp trong các thuộc tính HTML, ví dụ: sự kiện onclick.

Ví dụ về cách sử dụng Inline

Ví dụ về cách sử dụng Inline

Viết chương trình JavaScript

Để bắt đầu viết một chương trình JavaScript cơ bản, bạn hãy thực hiện các bước sau đây:

  • Bước 1: Tạo một file HTML cơ bản. 

Tạo file HTML cơ bản

Tạo file HTML cơ bản

  • Bước 2: Thêm mã JavaScript vào file HTML. Thêm đoạn mã để xử lý sự kiện khi người dùng ấn vào nút, khi mở file HTML này trên trình duyệt và nhấp vào nút, bạn sẽ thấy thông báo hiện lên.

Thêm mã JavaScript vào file HTML

Thêm mã JavaScript vào file HTML

Như vậy, chỉ với hai thao tác đơn giản là bạn đã có thể tạo ra được một chương trình JavaScript cơ bản. Trong quá trình thực hiện, bạn liên tục lặp lại các bước trên để hoàn thiện một chương trình toàn diện.

Nhúng JavaScript vào website 

Có hai chính để nhúng JavaScript vào website:

  • Trực tiếp trong HTML: Gắn mã JavaScript vào giữ thẻ /.

Ví dụ về nhúng trực tiếp trong HTML

Ví dụ về nhúng trực tiếp trong HTML

Lưu ý:

  • Mã JavaScript nên được đặt ở cuối file HTML (trước thẻ ) nếu không cần thiết chạy ngay từ đầu, nhằm tăng tốc độ tải trang.

  • Nếu sử dụng file riêng, đặt tên file dễ nhận biết và lưu trữ trong thư mục phù hợp như js/script.js.

Quy tắc cú pháp trong JavaScript

Cú pháp trong JavaScript là tập hợp các quy tắc giúp định nghĩa cách thức mà chương trình được viết và thực thi. Hiểu rõ các quy tắc này là bước đầu tiên để bạn viết mã chính xác, dễ đọc và dễ bảo trì. 

Cú pháp JavaScript xác định hai loại giá trị:

  • Giá trị hằng (Literals): Là các giá trị cố định, không thay đổi.

  • Giá trị biến (Variables): Là các giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực thi chương trình.

Cú pháp JavaScript xác định có hai loại giá trị là Literals và Variables

Cú pháp JavaScript xác định có hai loại giá trị là Literals và Variables

Các quy tắc cú pháp 

Dưới đây là những khái niệm và nguyên tắc cơ bản về cú pháp trong JavaScript.

  • Các số được viết có hoặc không có phần thập phân.

Các viết số trong JavaScript

Các viết số trong JavaScript

  • Khi gán các giá trị cho biến, chúng ta sẽ sử dụng dấu bằng “=”.

Dấu bằng để khai báo biến

Dấu bằng để khai báo biến

  • JavaScript cho phép thực hiện toán tử số học ( + - / ) để thực hiện phép tính. Nó cũng có thể tính được các toán tử đặc biệt như lũy thừa (**) hoặc chia lấy phần dư (%).

JavaScript cho phép thực hiện toán tử số học

JavaScript cho phép thực hiện toán tử số học

  • Có một số tự khóa để xác định các hành động thực hiện như let, const, return.

Có một số từ khóa cố định

Có một số từ khóa cố định

  • JavaScript phân biệt chữ hoa và chữ thường. Điều này có nghĩa là nếu sử dụng tên biến StudentName và studentName sẽ là hai biến khác nhau. Lưu ý, JavaScript không diễn giải Let, LET hoặc let.

JavaScript phân biệt chữ hoa và chữ thường, nhưng không phân biệt các biến cố định

JavaScript phân biệt chữ hoa và chữ thường, nhưng không phân biệt các biến cố định

  • Trong JavaScript thì không được sử dụng dấu gạch nối “-” vì nó tượng trưng cho phép trừ.

Không sử dụng gạch nối trong JavaScrpipt

Không sử dụng gạch nối trong JavaScrpipt

  • Các tên định danh có thể chứa các ký tự Unicode, nhưng nó không thể là một trong những từ đã đặt sẵn.

Tùy ý đặt tên định danh, nhưng không được trùng với các từ cho sẵn

Tùy ý đặt tên định danh, nhưng không được trùng với các từ cho sẵn

  • Chú thích trong JavaScript được sử dụng bằng kí hiệu // và nó giúp bạn dễ hiểu hơn nhưng không làm ảnh hưởng đến quá trình thực thi chương trình.

Dấu // dùng để chú thích

Dấu // dùng để chú thích

  • Sử dụng dấu chấm phẩy “;” trong JavaScript là một tùy chọn sẽ tự động thêm vào nếu thấy cần. 

Dấu chấm phẩy sẽ là tùy chọn 

Dấu chấm phẩy sẽ là tùy chọn 

Biến trong JavaScript 

Biến (variable) là một vùng nhớ trong bộ nhớ máy tính, được dùng để lưu trữ giá trị dữ liệu. Trong JavaScript, biến có thể lưu trữ các giá trị của mọi kiểu dữ liệu, từ chuỗi ký tự, số nguyên, đến các đối tượng hoặc hàm.

Các thao tác có thể làm với biến là:

  • Khai báo biến.

Khai báo biến 

Khai báo biến 

  • Gán một giá trị cho biến.

Gán giá trị cho biến 

Gán giá trị cho biến 

  • Khai báo và gán trị cho biến trên cùng một dòng.

Khai báo biến trên cùng một dòng

Khai báo biến trên cùng một dòng

Phương pháp khai báo biến trong JavaScript là sử dụng một trong ba từ khóa sau: let, const, var. 

  • let: Được sử dụng phổ biến nhất trong JavaScript hiện đại, giá trị của biến có thể thay đổi, và phạm vi của biến là trong khối lệnh (block scope). 

Biến let được sử dụng nhiều nhất trong JavaScript

Biến let được sử dụng nhiều nhất trong JavaScript

  • const: Dùng để khai báo các biến có giá trị cố định, không thể thay đổi sau khi đã gán, thường được dùng khi bạn muốn biến bị chỉnh sửa ngoài ý muốn.

Biến const dùng để khai báo các biến cố định

Biến const dùng để khai báo các biến cố định

  • var: Là phương pháp khai báo biến cũ, phạm vi của biến là trong hàm (function scope). Thông thường hàm này thường không được khuyến khích sử dụng vì dễ gây ra lỗi hoisting.

Var hiện được rất ít người sử dụng vì có thể gây ra lỗi hoisting

Var hiện được rất ít người sử dụng vì có thể gây ra lỗi hoisting

Toán tử trong JavaScript

JavaScript cho phép sử dụng toán tử trong chương trình của mình. Dưới đây là các toán tử và chức năng của chúng:

+,-,*,**,/,%,++,-

Toán tử số học

=

Toán tử gán, dùng để gán các giá trị 

+=
-=

Đối tác gán phức tạp hơn của toán tử nhị phân.

+

Thực hiện nối chuỗi

==, ===, !=. !==. >,<

Toán tử so sánh, dùng cho cả số và chuỗi 

&&,!,II

Toán tử logic 

Hàm trong JavaScript 

Hàm là nơi lưu trữ các đoạn mã thực hiện một chức năng nhất định. Khi bạn gọi hàm, JavaScript sẽ thực thi mã trong hàm và trả về kết quả (nếu có). Hàm có thể nhận dữ liệu đầu vào (tham số) và trả về kết quả đầu ra (giá trị trả về).

Dưới đây là ví dụ về hàm tính tổng số lẻ trong một mảng.

Ví dụ về cách sử dụng hàm tính tổng số lẻ trong một mảng

Ví dụ về cách sử dụng hàm tính tổng số lẻ trong một mảng

Còn đây là ví dụ về hàm kiểm tra một số phải là nguyên tố không. Kết quả được trả về sẽ ở dưới dạng boolean.

Ví dụ về cách sử dụng hàm để kiểm tra một số có phải số nguyên tố không

Ví dụ về cách sử dụng hàm để kiểm tra một số có phải số nguyên tố không

Khi sử dụng hàm, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Đặt tên hàm rõ ràng: Tên hàm cần phải mô tả đúng chức năng, dễ hiểu và dễ dàng khai báo.

  • Tính tái sử dụng: Thiết kế hàm linh hoạt để có thể áp dụng cho nhiều trường hợp.

  • Quy ước mã hóa: Sử dụng quy tắc camelCase để đặt tên hàm, tránh sử dụng các ký tự đặc biệt hoặc khoảng trắng.

  • Tránh lạm dụng: Không nên tạo quá nhiều hàm nhỏ lẻ cần thiết vì nó sẽ gây ra hối và làm giảm hiệu quả đọc mã.

Câu hỏi về JavaScript

Câu 1: Thư viện JavaScript là gì?

Thư viện JavaScript  là một tập hợp các đoạn code đã được soạn sẵn mà các developer có thể lấy để thực lại các hàm JavaScript tiêu chuẩn. Các nhóm thư viện JavaScript cơ bản như là để trực quan hóa dữ liệu, thao tác DOM, thư viện biểu mẫu, thư viện Hàm toán học và cơ bản,..

Câu 2: Khung JavaScript là gì? 

Khung JavaScript là một tập hợp các thư viện có chứa mã được viết bằng JavaScript. Nó giúp các nhà phát triển dễ dàng làm việc hơn khi cung cấp các đoạn mã được dựng sẵn cho các lĩnh vực và mục đích khác nhau. Do đó, các nhà phát triển phần mềm có thể tiết kiệm thời gian và nhanh chóng hoàn thiện sản phẩm, dự án của mình.

Kết luận

JavaScript đã và đang trở thành ngôn ngữ lập trình không thể thiếu trong lĩnh vực phát triển web, với khả năng linh hoạt và ứng dụng đa dạng. Hy vọng qua bài viết, bạn đã nắm được khái niệm JavaScript là gì và những kiến thức nền tảng để tự tin bắt đầu học tập và thực hành. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại tìm hiểu thêm để nâng cao kỹ năng của mình.

0/5 - (0 bình chọn)