Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Hợp đồng thử việc là gì? Những quy định cần biết trước khi ký

Nội dung được viết bởi TS.Đinh Thị Hồng Duyên

Người lao động khi đi làm, dù chỉ là nhân viên mới cũng sẽ được ký hợp đồng, hợp đồng này được gọi là hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc nhằm đảm bảo người lao động và người sử dụng lao động được đảm bảo những quyền lợi nhất định. Bài viết sau là chia sẻ thông tin hợp đồng thử việc là gì? Quy định về mức thưởng, chế độ phúc lợi, lương thử việc trong hợp đồng thử việc như thế nào? Bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau để có câu trả lời nhé.

1. Hợp đồng thử việc là gì?

Hợp đồng thử việc không được định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên hợp đồng thử việc vẫn được quy định rõ ràng tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc”.

Như vậy, hợp đồng thử việc chính là một thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Theo đó, người lao động được làm thử việc để làm quen với công việc, với môi trường làm việc và người sử dụng lao động có thể đánh giá năng lực, trình độ của người lao động trước khi quyết định ký kết hợp đồng lao động chính thức. Nội dung của hợp đồng thử việc và hợp đồng chính thức có điểm giống và khác nhau. Điểm khác nhau rõ ràng nhất là các vấn đề liên quan đến chế độ nâng bậc, nâng lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

hop-dong-thu-viec-la-gi.jpg

Hợp đồng thử việc là gì?

Nếu thử việc đạt yêu cầu, hai bên sẽ ký kết hợp đồng lao động chính thức. Nếu thử việc không đạt yêu cầu, người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc và không phải bồi thường cho người lao động.

2. Quy định về hợp đồng thử việc

Hợp đồng thử việc có những quy định nhất định về: thời gian thử việc, mức lương thực nhận, mức thưởng, chấm dứt hợp đồng. Cụ thể quy định về hợp đồng thử việc như sau:

2.1. Quy định về thời gian thử việc

Hợp đồng thử việc có thời gian bao nhiêu ngày sẽ tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của công việc. Tuy nhiên người lao động với người sử dụng lao động sẽ chỉ được ký hợp đồng thử việc 1 lần đối với một công việc và phải bảo đảm điều kiện sau:

- Đối với công việc người quản lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp thì thời gian thử việc không được vượt quá 180 ngày

- Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, thời gian thử việc không được quá 30 ngày.

- Đối với các công việc khác, thời gian thử việc không được quá 6 ngày.

Hiện nay đa số các doanh nghiệp đều có thời gian thử việc là 60 hoặc 30 ngày. Trong một số trường hợp, người lao động có thể tự đề xuất thời gian thử việc ngắn hơn hoặc không thử việc vì bản thân đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng tuyển.

2.2. Quy định về mức lương thử việc

Trong thời gian thử việc, người lao động được hưởng 85% mức lương của công việc mà người lao động làm thử. Sau khi hết thời gian thử việc thì người lao động sẽ nhận về 100% mức lương đã thoả thuận ban đầu.

Trong trường hợp người lao động làm việc cho doanh nghiệp tại những vùng có mức lương tối thiểu vùng  thì mức lương thử việc sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Hơn nữa phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với những công việc đã qua học nghề và đào tào nghề.

quy-dinh-ve-hop-dong-thu-viec.jpg

Quy định về hợp đồng thử việc

Thành thạo kỹ năng hành chính nhân sự bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học chia sẻ đầy đủ những kiến thức và kỹ năng về quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Bật mí bí quyết để quản trị nhân sự dễ dàng, hiệu quả. Đăng ký ngay nhé.

Bí quyết quản trị nhân sự
Nguyễn Bá Dương
399.000đ
600.000đ

CEO và Nghệ thuật Quản trị Nhân sự
Nguyễn Văn Bền
999.000đ
1.200.000đ

Nghệ thuật quản lý nhân sự
Phạm Anh Cường
599.000đ
700.000đ

2.3. Quy định về mức thưởng, chế độ phúc lợi (BHXH, du lịch,..)

Đối với thời gian làm việc

Người lao động được đảm bảo thời gian làm việc bình thường, không quá 8 giờ/ ngày và không quá 48 giờ/ tuần. Thời gian làm không được quá 48 giờ/ tuần và thời gian làm thêm giờ không được vượt quá mức quy định. Thời gian nghỉ trưa cũng phải được đảm bảo tối thiểu 30 phút liên tục nếu làm việc ban ngày và tối thiểu 45 phút nếu làm việc ban đêm.

Đối với chế độ nghỉ

- Nghỉ hàng năm: Theo khoản 2 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định: Thời gian làm việc theo hợp đồng thử việc cũng sẽ được tính hưởng phép năm. Tuy nhiên điều kiện là người lao động hoàn tất thử việc hiệu quả và được  người sử dụng lao động ký tiếp hợp đồng lao động.

- Điều 112 Bộ Luật Lao động 2019 quy định: Người lao động theo diện hợp đồng thử việc sẽ được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào trong các dịp lễ, Tết.

Đối với chế độ bảo hiểm

- BHXH sẽ chỉ được ký bắt buộc đối với người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên. Như vậy tức là nếu ký hợp đồng lao động để thử việc thì người lao động sẽ được đóng BHXH trong thời gian thử việc và được hưởng các quyền lợi có liên quan.

- Tuy nhiên nếu 2 bên chỉ giao kết với nhau bằng hợp đồng thử việc thì người lao động sẽ được hưởng quyền lợi này.

2.4. Quy định về chấm dứt hợp đồng

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc trong thời gian thử việc mà không cần báo trước. Người sử dụng lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc trong thời gian thử việc nhưng phải báo trước cho người lao động ít nhất 3 ngày.

3. Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất

Dưới đây là mẫu hợp đồng thử việc mới nhất năm 2024 cho bạn tham khảo:

mau-hop-dong-thu-viec.jpg

Mẫu hợp đồng thử việc

4. So sánh hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động

Hợp đồng thử việc với hợp đồng lao động là 2 loại hợp đồng hoàn toàn khác nhau. Sau đây là bảng so sánh chi tiết 2 loại hợp đồng này cho bạn tham khảo.

Về bản chất

- Hợp đồng thử việc: Là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về công việc. Bản chất của hợp đồng này là người lao động sẽ có một khoảng thời gian nhất định để thể hiện khả năng, sự phù hợp của bản thân với công việc ứng tuyển. Từ đó, doanh nghiệp có cơ sở để đánh giá và đưa ra quyết định có nên nhận người lao động này vào để làm việc hay không?

- Hợp đồng lao động: Là hợp đồng có sự ràng buộc giữa bên lao động và bên sử dụng lao động.

Phân loại

- Hợp đồng thử việc: Nội dung của hợp đồng thử việc có thể được giao kết 2 bên bằng hợp đồng thử việc riêng hoặc được ghi tại một phần trong hợp đồng lao động.

- Hợp đồng lao động: Theo Điều 19 Bộ lao động năm 2019 quy định, hợp đồng lao động sẽ gồm 2 loại hợp đồng chính là: Hợp đồng lao động có thời hạn và hợp đồng lao động không thời hạn. Hiện tại, Bộ luật lao động đã bỏ hợp đồng mùa vụ.

Thời gian thực hiện hợp đồng

- Hợp đồng thử việc: Hai bên tự thoả thuận với nhau về thời gian hợp đồng tuỳ vào mức độ công việc. Tuy nhiên thời gian thử việc không được vượt quá 180 ngày (áp dụng cho vị trí quản lý) và không được vượt quá 60 ngày (áp dụng cho ngành nghề cần trình độ chuyên môn).

- Hợp đồng lao động: Tuân theo thời gian được ghi trong hợp đồng lao động.

so-sanh-hop-dong-lao-dong-va-hop-dong-thu-viec.jpg

So sánh hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động

Tiền lương

- Hợp đồng thử việc: Theo Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Mức lương thử việc hưởng 85% so với mức lương mà người sử dụng lao động và người lao động đã thoả thuận.

- Hợp đồng lao động: Tùy theo vị trí công việc của mỗi người mà 2 bên tự thoả thuận với nhau.

Chấm dứt hợp đồng

- Hợp đồng thử việc: Theo khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Người lao động có quyền huỷ bỏ hợp đồng bất cứ lúc nào mà không phải thông báo trước.

- Hợp đồng lao động: Tại Điều 35, 36 Bộ luật Lao động người lao động/ người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo trước 1 tháng cho bên còn lại.

Hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng

- Hợp đồng thử việc: Theo khoản 2 Điều 27 Bộ luật lao động 2019 thì hai bên không cần phải bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động.

- Hợp đồng lao động: Theo Điều 40 Bộ lao động 2019 thì người lao động/ người sử dụng lao động nếu như đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không thông báo trước sẽ phải bồi thường, bao gồm cả khoản hoàn trả chi phí đào tạo (nếu có).

5. Các câu hỏi xoay quanh hợp đồng thử việc

Để hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động là gì, bạn hãy tham khảo nội dung mà chúng tôi chia sẻ sau đây nhé.

5.1. Có bắt buộc ký hợp đồng thử việc với người lao động không?

Không bắt buộc ký hợp đồng thử việc với người lao động. Theo quy định tại Điều 24 của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động và người lao động làm việc với nhau dưới 1 tháng thì sẽ không cần phải ký hợp đồng thử việc, có thể tự thoả thuận với nhau bằng miệng là được.

khong-bat-buoc-phai-ki-hop-dong-thu-viec.jpg

Không bắt buộc ký hợp đồng thử việc với người lao động

5.2. Hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động không?

Không, hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động. 

- Hợp đồng thử việc là một thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử, tiền lương và các chế độ khác trong thời gian thử việc. Hợp đồng thử việc có thể được giao kết dưới hình thức văn bản hoặc hợp đồng miệng.

- Hợp đồng lao động là một thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương và các chế độ khác trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động phải được giao kết dưới hình thức văn bản.

5.3. Hợp đồng thử việc có bắt buộc là văn bản không?

Việc ký hợp đồng thử việc bằng văn bản hay không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên. Nếu hai bên có thỏa thuận về thử việc thì phải giao kết hợp đồng thử việc. Nếu không có thỏa thuận về thử việc thì không cần giao kết hợp đồng thử việc.

6. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp vấn đề hợp đồng lao động là gì cùng một số thông tin có liên quan cho bạn tham khảo. Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ này, người lao động đã hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia lao động thử việc. Từ đó có thể yên tâm cống hiến, thể hiện năng lực của bản thân

Trở thành hội viên

Bạn đang chật vật với việc quản lý nhân viên và các quy trình phức tạp? Hãy tham gia khóa học ngay này để nắm bắt bí quyết làm chủ mọi công việc hành chính và nhân sự.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Quản trị nhân sự đỉnh cao: HRBP từ ZERO đến HERO
1.299.000đ 2.000.000đ
0/5 - (0 bình chọn)