Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Sau nhiều năm, mình đã chạm tay vào ước mơ ngày nhỏ

Nội dung được viết bởi Đội ngũ Unica

Mình là Nguyễn Thế Anh, hiện tại đang một sinh viên năm 3 ngành quản trị quan hệ khách hàng. Ngoài thời gian học và đi làm thêm như bao bạn sinh viên khác thì mình có đam mê đặc biệt với sáo trúc. Một vài người bạn thân hay trêu mình có sở thích khá “già” so với lứa tuổi. Những lúc đó mình chỉ biết cười trừ. Đối với mình, sáo không chỉ là sở thích mà còn là loại nhạc cụ đem lại nhiều cảm hứng cho công việc và cuộc sống của mình.

Đam mê khởi nguồn vì bố hay đưa đi công viên

Mình thích sáo từ nhỏ nhưng tới tận năm 2022 mới bắt đầu quyết định mua sáo và tự học. Lý do chính là vì điều kiện kinh tế eo hẹp nên phải tới khi lên đại học mình mới dám dùng số tiền kiếm được từ công việc làm thêm mua một cây sáo. 

Mình cũng không nhớ rõ tại sao lại yêu thích sáo trúc như vậy, chỉ nhớ hồi còn nhỏ xíu bố hay đưa mình ra công viên chơi. Nơi đó rất gần nhà mình, là một khu đất trống có một vài chiếc xích đu, một chiếc cầu trượt màu vàng đã xỉn màu cho mấy đứa nhỏ chơi. 

Tuy nhiên, mình lại không bị thu hút bởi chiếc xích đu hay cầu trượt kia. Điều khiến mình thích thú là cái chú bán kẹo dạo ở công viên. Ngoài công việc bán kẹo, chú ấy hay thổi sáo trúc lúc nhàn rỗi. Hồi ấy còn nhỏ nên mình cũng không nhớ chú ấy thổi bài gì, chỉ nhớ là tiếng sáo nghe êm tai, du dương lắm nên là mình mê. Mê tới tận bây giờ. 

Nơi bắt đầu đam mê

Đam mê của mình tới từ...

Những khó ngăn ngày đầu tự học thổi sáo

Lúc mới mua cây sáo trúc, mình thích lắm, háo hức và vui sướng như vừa nghe tin trúng tuyển đại học. Tuy nhiên, niềm vui của mình kéo dài không lâu vì quá trình tự học sáo trúc thực sự rất khó khăn.

Vấn đề khó nhất là mình phải học vị trí các nốt nhạc, phân biệt từng lỗ trên thân sáo trúc. Lúc chưa học thì nghĩ là cũng không khó lắm nhưng sau một thời gian thì thực sự cảm thấy áp lực. Sau khi quen được vị trí từng nốt nhạc, mình bắt đầu học thổi nhưng xui xẻo cho mình là thổi không ra tiếng sáo mà chỉ ra tiếng phù phù. Lúc đó hoang mang thật sự vì mình không biết bản thân sai ở đâu, cũng không biết hỏi ai giúp sửa cho. Ngoài ra, trong quá trình tập sáo 10 lỗ nhanh mỏi tay, hiện tượng chuột rút ngón tay xảy ra như cơm bữa.

Một lần, mình lang thang trên mạng và vô tình biết tới Group “Học Viện Sáo Trúc Việt Nam”. Sau một thời gian đọc các bài chia sẻ, chăm chỉ tương tác và đặt câu hỏi trong nhóm thì mình đã kết bạn với một số anh chị chơi sáo trúc lâu năm. Nhờ hướng dẫn của mọi người mình bắt đầu thôi được sáo. Tuy nhiên, khi thổi sáo thì mình thấy nốt nó không được tròn và đôi khi bị xì xì, thi thoảng lúc đặt ngón lại chỗ lỗ nó không hoàn chỉnh âm.

Sau hơn 1 năm học thổi sáo, mình gặp tiếp vấn đề đó là thổi kêu các nốt từ quãng 1 lên quãng 3 thì thổi được(thổi từng nốt) nhưng khi áp dụng vào bài thì thổi từ quãng 2 lên 3 bị xịt (không kêu dc quãng 3).

VD: Do2 Fa2 Sol2 lên Do3 thì kêu dc nốt các nốt quãng 2 nhưng Do3 thì không lên được. 

Lúc này mình thật sự không biết lý do là vì hơi yếu hay do vấn đề gì khác và mình lại tiếp tục chán nản. 

Khó khăn khi mới học

Những ngày đầu tự học khó khăn vô cùng

Trong một lần tìm tài liệu hướng dẫn thổi sáo, mình vô tình thấy được khóa học Thổi sáo online của Unica do thầy Đinh Linh dạy. Lúc đó cũng không nghĩ nhiều, mình bấm vào khóa học xem thử, phần vì tò mò, phần cũng hy vọng tìm được giải pháp cho tình trạng hiện tại. 

Kết quả bất ngờ sau khi học Thổi sáo Online tại Unica

Sau khi xem xong nội dung của khóa “Tự học thổi sáo trúc trong 21 ngày” mình cảm thấy bài giảng của thầy rất ngắn gọn và khoa học. Thêm vào đó, mức giá ưu đãi cũng khá hấp dẫn, phù hợp với khả năng chi trả của bản thân nên mình đã đăng ký ngay một khóa online. 

Khi học xong khóa này thì mình được bộ phận chăm sóc khách hàng của Unica giới thiệu một khóa Sáo khác của thầy Đinh Linh. Vì là học viên cũ nên mình nhận được mức giá ưu đãi hấp dẫn. 

Quan trọng là sau khóa “Tự học thổi sáo trúc trong 21 ngày”, mình đã nắm được các kỹ năng cơ bản cần thiết để chơi sáo như cách hít thở, cách luyện hơi, cách luyện ngón không cần sáo, cách cầm sao, cách đặt môi, phát âm, cách phi lưỡi, rung hơi,... nên đã giải quyết được nhiều vấn đề gặp phải từ trước tới nay nên bản thân cũng rất thích giảng dạy của thầy Linh. Và, mình đã quyết định học thêm khóa “Chinh phục sáo trúc và nhạc lý thật đơn giản”.

Sau khi học xong hai khóa Sáo trúc online của Unica thì giờ đây mình đã:

  • Nắm bắt được nhạc lý cơ bản từ các loại nốt, vị trí, độ cao, trường độ.

  • Tìm ra được tone chủ đạo của một bản nhạc khi giai điệu cất lên.

  • Có thể chơi trọn vẹn một số bài như: Lối về đất mẹ, Cùng hành quân giữa mua xuân, Mặt trời của sự thật, Happy New Year, Con Bướm Xuân,... 

Thổi thành công bài Happy New Year

Thổi thành công bài Happy New Year

Đợt tết vừa rồi, mình cùng nhóm bạn đại học tham gia chuyến đi từ thiện “Nấu cơm cho em” trên Hà Giang. Bên cạnh các hoạt động như chuẩn bị các bữa cơm cho các bé tại một số điểm trường ở Hà Giang, chúng mình cũng đã tổ chức một chương trình văn nghệ nhỏ các bé. Mình đã tự tin thổi một số bài hát về mùa xuân. Lúc đó cũng run lắm nhưng sau đó mình nhận được những tiếng vỗ tay cổ vũ của các bạn, anh chị trong đoàn và của các em nhỏ nữa. Mình thật sự cảm thấy vui và hạnh phúc. 

Kinh nghiệm quý báu của mình

Mặc dù thổi chưa được xuất sắc nhưng so với 3 năm trước thì mình đã có những tiến bộ vượt bậc. Một trong những kinh nghiệm quý báu nhất mình rút ra được trong 3 năm vừa qua đó là sự kiên nhẫn và nỗ lực. 

Thầy Linh từng chia sẻ rằng “Xây nhà trên cát thì bất an. Học sáo cũng vậy thôi, học cái ngọn (chơi ngay ca khúc) thích thì thích thật nhưng lâu ngày nó lại thấy bất an vì khi nhìn mấy dân chuyên nghiệp họ thổi thì ko hiểu tại sao mình thổi như một clown. Người học chịu khó làm cái gốc tốt (nền tảng kỹ thuật cơ bản) thì dù có chơi phong trào thì cũng chơi một cách tự tin, thậm trí chơi có thần có lực cho mỗi bản nhạc…”

Sau chia sẻ của thầy, mình hiểu được rằng việc xây dựng kiến thức nền tảng là rất quan trọng. Không quan trọng việc bạn thổi được bao nhiêu bài, quan trọng là bạn có hiểu và cảm được nhạc lý của ca khúc mình đang thổi hay không. Vì lẽ đó, về sau này, mình gần như không chạy theo số lượng nữa. Tập bài nào, mình thường tập nhiều lần cho tới khi thuần thục thì thôi. Mình học cách phân tích một bản nhạc thật kỹ và chi tiết chứ không có tư tưởng “cưỡi ngựa xem hoa” như lúc trước. 

Kinh nghiệm học Sáo

Kinh nghiệm học Sáo

Lời kết

Với mình, sáo trúc không chỉ là sở thích mà còn là đam mê, niềm vui vô tận giúp cuộc sống và công việc của mình thêm ý nghĩa. Mình sẽ vẫn tiếp tục học hỏi và nâng cao khả năng chơi sáo của bản thân. Mình làm được thì chắc chắn bạn cũng sẽ làm được. Quan trọng là bạn cần đam mê, yêu thích và thật sự kiên nhẫn trong quá trình học sáo. Chúc các bạn thành công.

0/5 - (0 bình chọn)