Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Dòng doanh thu là gì? Cách đa dạng hóa nguồn doanh thu hiệu quả

Doanh thu là số tiền mà công ty/ doanh nghiệp kiếm được từ hoạt động mua bán sản phẩm/ dịch vụ của mình. Doanh thu chính là thước đo để đánh giá xem hoạt động kinh doanh có ổn định không? Vì vậy, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng. Doanh thu đến từ nguồn nào hay dòng doanh thu vận hành như thế nào là vấn đề được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Sau đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn thông tin dòng doanh thu là gì? Cách đa dạng hóa doanh thu hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay.

Dòng doanh thu là gì?

Dòng doanh thu là nguồn thu nhập chủ yếu mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh. Đây là tiền mà công ty kiếm được từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ, hoặc bất kỳ giao dịch nào với khách hàng. Tùy vào mô hình kinh doanh, dòng doanh thu có thể đến từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, cho thuê, bản quyền hay thậm chí là các khoản phí đăng ký khác. Càng nhiều dòng doanh thu, doanh nghiệp càng đững vững trên thị trường, không bị ảnh hưởng tiêu cực khi một dòng doanh thu gặp vấn đề.

Dòng doanh thu là gì?

Dòng doanh thu là gì?

Nói một cách đơn giản, dòng doanh thu chính là "mạch máu" tài chính của doanh nghiệp, giúp duy trì hoạt động và tạo động lực phát triển. Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều dòng doanh thu khác nhau, mỗi nguồn thu đều góp phần vào sự ổn định và tăng trưởng lâu dài của công ty. Hiện nay hầu như các thương hiệu lớn đều có nhiều dòng doanh thu. Sự đa dạng dòng doanh thu giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và càng ngày càng phát triển hơn, không bị điêu đứng trước thị trường đầy biến động và điều kiện kinh tế thay đổi nhanh chóng như hiện nay.

Vai trò của dòng doanh thu 

Dòng doanh thu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Dòng doanh thu không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động, mà còn đóng vai trò là yếu tố then chốt trong việc định hình chiến lược tài chính và phát triển lâu dài. Vậy cụ thể vai trò của dòng doanh thu là gì? Dưới đây là những vai trò chính của dòng doanh thu:

  • Chỉ số đo lường hiệu quả doanh nghiệp: Dòng doanh thu được coi là chỉ số KPI (Key Performance Indicator) quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, giúp phản ánh rõ ràng mức độ thành công trong công việc và chiến lược của công ty. Khi dòng doanh thu càng cao, càng chứng tỏ các quy trình kinh doanh và cung cấp sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, trơn tru và đạt được những kết quả khả quan.

  • Dự đoán xu hướng dòng tiền: Với sự hiện diện của dòng doanh thu, doanh nghiệp có thể nắm bắt được mô hình dòng tiền vào, đồng thời theo dõi sát sao những biến động trong xu hướng doanh thu. Khi có sự thay đổi bất thường, công ty có thể nhanh chóng phát hiện nguyên nhân và đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời, từ đó dự báo chính xác hiệu suất dòng tiền trong tương lai.

  • Nền tảng để xây dựng các mô hình tài chính chính xác: Tùy theo loại hình dòng doanh thu mà doanh nghiệp áp dụng, họ có thể phát triển các mô hình dự báo tài chính khác nhau. Dòng doanh thu không chỉ giúp thu thập thông tin cần thiết mà còn là cơ sở để xây dựng các thủ tục và chiến lược dự đoán, nhằm tối ưu hóa khả năng quản lý tài chính và phát triển bền vững.

Dòng doanh thu có vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp

Dòng doanh thu có vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp

4 Loại hình dòng doanh thu

Việc hiểu rõ các loại hình dòng doanh thu giúp doanh nghiệp tối ưu chiến lược kinh doanh và tạo ra nguồn thu bền vững. Dưới đây là 4 loại hình dòng doanh thu phổ biến mà mọi doanh nghiệp cần biết, hãy tìm hiểu để nắm rõ nhé:

Dòng doanh thu định kỳ: Nguồn thu ổn định cho doanh nghiệp

Dòng doanh thu định kỳ là một trong những mô hình kinh doanh hiệu quả giúp doanh nghiệp duy trì dòng tiền ổn định và dễ dàng dự đoán lợi nhuận. Đây là nguồn thu được tạo ra từ các khoản thanh toán lặp lại theo chu kỳ, thường đến từ các sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp liên tục.

Các mô hình doanh thu định kỳ phổ biến:

  • Dịch vụ đăng ký/hội viên (Subscriptions & Memberships): Khách hàng trả phí định kỳ để truy cập vào một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Mô hình này thường thấy trong các nền tảng xem phim trực tuyến (Netflix), dịch vụ lưu trữ đám mây (Google Drive) hoặc phòng tập gym có gói hội viên hàng tháng/năm.

  • Cho thuê, cho mượn tài sản: Doanh nghiệp kiếm tiền bằng cách cho khách hàng thuê tài sản trong một khoảng thời gian cụ thể. Ví dụ: cho thuê căn hộ, xe ô tô, thiết bị công nghệ,...

  • Môi giới & trung gian giao dịch: Doanh thu đến từ phí hoa hồng khi khách hàng thực hiện giao dịch qua nền tảng của doanh nghiệp. Các công ty cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, môi giới bất động sản hay logistics thường áp dụng mô hình này.

  • Quảng cáo: Bán không gian quảng cáo trên nền tảng số hoặc các phương tiện truyền thông truyền thống. Ví dụ: Google Ads, Facebook Ads hay quảng cáo trên các tạp chí, bảng hiệu ngoài trời.

  • Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing): Doanh nghiệp nhận hoa hồng bằng cách giới thiệu khách hàng đến các nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ khác. Đây là một hình thức phổ biến trên các nền tảng như Amazon Associates hay các blogger kiếm tiền từ liên kết tiếp thị.

Dòng doanh thu định kỳ được đánh giá mô hình kinh doanh hiệu quả

Dòng doanh thu định kỳ được đánh giá mô hình kinh doanh hiệu quả

Dòng doanh thu theo giao dịch

Dòng doanh thu theo giao dịch là một trong những phương thức kiếm tiền phổ biến nhất, chủ yếu đến từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ theo từng lần giao dịch. Đây là mô hình mà khách hàng chỉ cần thanh toán một lần cho mỗi đơn hàng mà không có cam kết dài hạn.

Đặc điểm của doanh thu dựa theo giao dịch:

  • Ứng dụng rộng rãi: Hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ, thương mại điện tử và nhà cung cấp dịch vụ đều hoạt động dựa trên mô hình doanh thu này.

  • Không chỉ giới hạn ở sản phẩm: Ngoài việc bán hàng hóa, doanh thu theo giao dịch cũng áp dụng cho các dịch vụ một lần như cắt tóc, sửa chữa điện nước, vé máy bay hoặc phần mềm có bản quyền.

  • Thanh toán một lần: Đây là điểm đặc trưng quan trọng – khách hàng chỉ trả tiền một lần cho sản phẩm hoặc dịch vụ thay vì theo chu kỳ định kỳ.

Dòng doanh thu dựa trên dịch vụ

Dòng doanh thu dựa trên dịch vụ được tạo ra khi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và tính phí theo thời gian hoặc khối lượng công việc thực hiện. Các công ty tư vấn tài chính, kiểm toán, luật sư, bác sĩ trị liệu, huấn luyện viên cá nhân và trợ lý ảo là những ví dụ điển hình áp dụng mô hình này.

Đặc điểm của doanh thu dựa trên dịch vụ:

  • Tính phí theo thời gian: Hầu hết các dịch vụ trong mô hình này đều tính phí theo giờ hoặc theo từng dự án cụ thể.

  • Phân biệt với doanh thu định kỳ: Nếu một dịch vụ được cung cấp lặp lại với mức phí cố định trong một khoảng thời gian, nó có thể trở thành doanh thu định kỳ thay vì doanh thu dịch vụ thuần túy.

Dòng doanh thu dựa trên dịch vụ được tạo ra khi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Dòng doanh thu dựa trên dịch vụ được tạo ra khi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Dòng doanh thu theo dự án

Dòng doanh thu theo dự án được tạo ra khi doanh nghiệp cung cấp một gói dịch vụ hoặc sản phẩm trọn gói và khách hàng thanh toán cho toàn bộ dự án sau khi hoàn thành. Đây là một mô hình phổ biến trong các lĩnh vực như xây dựng, thiết kế, phát triển phần mềm và tổ chức sự kiện.

Đặc điểm của doanh thu theo dự án:

  • Thanh toán trọn gói: Khách hàng trả một khoản phí cố định cho toàn bộ dự án thay vì chỉ tính theo giờ hoặc theo tháng.

  • Ứng dụng trong nhiều ngành nghề: Xây dựng, thiết kế nội thất, phát triển website, phần mềm, tổ chức sự kiện, marketing.

  • Thanh toán theo tiến độ: Với những dự án quy mô lớn, có thể chia nhỏ thành các giai đoạn và khách hàng thanh toán sau mỗi giai đoạn hoàn thành.

Ví dụ về dòng doanh thu của các công ty hàng đầu trên thế giới

Hiện nay, để đạt được sự ổn định tài chính cũng như để mở rộng quy mô, các tập đoàn hàng đầu trên thế giới không chỉ dựa vào một nguồn thu duy nhất mà xây dựng nhiều dòng doanh thu khác nhau. Hãy tham khảo những ví dụ dưới đây để hiểu cách những doanh nghiệp lớn đang tận dụng mô hình kinh doanh đa dạng hóa để gia tăng dòng doanh thu nhé.

Walmart

Walmart được biết đến là chuỗi bán lẻ lớn nhất thế giới, nhưng doanh thu của họ không chỉ đến từ việc bán hàng trong cửa hàng. Công ty đã xây dựng một hệ sinh thái kinh doanh toàn diện với nhiều nguồn thu khác nhau.

Apple là công ty công nghệ nổi tiếng trên thế giới với nhiều dịch vụ khác nhau

Walmart được biết đến là chuỗi bán lẻ lớn nhất thế giới

Doanh thu từ giao dịch:

  • Bán lẻ tại hơn 10.500 cửa hàng trên 20 quốc gia, phục vụ hàng trăm triệu khách hàng mỗi năm.

  • Thương mại điện tử với nền tảng bán hàng trực tuyến Walmart Marketplace.

  • Dịch vụ hoàn tất đơn hàng cho các doanh nghiệp bán hàng trên nền tảng của Walmart.

Doanh thu định kỳ:

  • Phí thành viên từ Walmart Plus và Sam’s Club với các gói dịch vụ ưu đãi hấp dẫn.

  • Quảng cáo thông qua Walmart Connect giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng trên nền tảng số và tại cửa hàng.

Dù hơn một nửa doanh thu của Walmart vẫn đến từ hàng tạp hóa nhưng công ty đã thành công trong việc mở rộng mô hình kinh doanh, không còn phụ thuộc hoàn toàn vào bán lẻ truyền thống.

Apple

Apple là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới, nhưng thành công của họ không chỉ đến từ việc bán iPhone, họ đã phát triển nhiều nguồn thu khác nhau để duy trì sự tăng trưởng:

Sản phẩm phần cứng: iPhone, iPad, MacBook, Apple Watch, AirPods, cùng hàng loạt phụ kiện công nghệ.

Apple là công ty công nghệ nổi tiếng trên thế giới với nhiều dịch vụ khác nhau

Apple là công ty công nghệ nổi tiếng trên thế giới với nhiều dịch vụ khác nhau

Dịch vụ kỹ thuật số:

  • Doanh thu từ App Store, bao gồm hoa hồng từ ứng dụng trả phí và mua hàng trong ứng dụng.

  • Đăng ký dịch vụ như iCloud+, Apple Music, Apple TV+.

  • Quảng cáo trên App Store và Apple News.

  • Phí dịch vụ thanh toán từ Apple Pay và thẻ tín dụng Apple Card.

Với doanh thu 12 tháng đạt gần 384 tỷ USD (tính đến giữa năm 2023), Apple đang chứng minh rằng họ không chỉ là một công ty bán điện thoại mà là một hệ sinh thái công nghệ toàn diện.

Tesla

Tesla là nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới nhưng doanh thu của họ cũng không chỉ đến từ việc bán ô tô. Công ty đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác để củng cố vị thế và tăng trưởng lợi nhuận:

Doanh thu chính: Bán xe điện, phụ kiện sạc, phần mềm quản lý xe.

Nguồn thu bổ sung:

  • Sản xuất và lưu trữ năng lượng, bao gồm pin lưu trữ năng lượng mặt trời.

  • Dịch vụ thuê xe tự động.

  • Doanh thu từ tín dụng carbon theo quy định.

  • Các dịch vụ như bảo hiểm xe, sửa chữa, trạm sạc nhanh trả phí.

Không dừng lại ở đó, hiện nay Tesla đang đầu tư mạnh vào trí tuệ nhân tạo, robot tự động, chip xử lý và siêu máy tính, mở ra những cơ hội doanh thu mới trong tương lai.

Doanh thu Tesla không chỉ đến từ việc bán ô tô mà còn từ dịch vụ bảo hiểm xe, thuê xe tự động

Doanh thu Tesla không chỉ đến từ việc bán ô tô mà còn từ dịch vụ bảo hiểm xe, thuê xe tự động

TripAdvisor 

TripAdvisor không chỉ kiếm tiền từ quảng cáo trên nền tảng của mình mà còn phát triển nhiều nguồn doanh thu khác nhau:

Doanh thu chính:

  • Phí quảng cáo và đặt quảng cáo tài trợ.

  • Phí đăng ký từ chương trình thành viên TripAdvisor Plus.

  • Hoa hồng và phí đặt phòng từ danh sách nhà cung cấp du lịch.

Hệ sinh thái kinh doanh: Ngoài nền tảng chính, TripAdvisor còn sở hữu các công ty con như Viator, TheFork, Cruise Critic, FlipKey – mỗi đơn vị hoạt động theo một mô hình doanh thu riêng biệt, giúp tối đa hóa lợi nhuận.

Cách quản lý dòng doanh thu phù hợp

Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, việc quản lý dòng doanh thu một cách hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững mà còn giảm thiểu rủi ro tài chính. Dưới đây là những bước quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa và mở rộng các nguồn thu nhập của mình.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ giúp bạn hiểu cách định vị doanh nghiệp trên thị trường mà còn là yếu tố then chốt để xác định mô hình doanh thu phù hợp. Thay vì đơn thuần sao chép chiến lược của họ, bạn có thể tận dụng phân tích này để nắm bắt thói quen thanh toán của khách hàng trong ngành, giúp bạn đưa ra lựa chọn tối ưu, phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường.

Hơn thế nữa, nghiên cứu đối thủ còn mở ra cơ hội để bạn tạo ra sự khác biệt. Chẳng hạn, nếu phần lớn đối thủ đang áp dụng mô hình thu phí theo gói đăng ký, bạn có thể thử một hướng tiếp cận khác: cung cấp sản phẩm miễn phí và tạo nguồn thu từ quảng cáo. Cách tiếp cận này không chỉ giúp bạn nổi bật hơn giữa thị trường trôi nổi mà còn thu hút nhóm khách hàng mới, mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững.

Phân tích đối thủ cạnh tranh để mở rộng kinh doanh tạo ra sự khác biệt

Phân tích đối thủ cạnh tranh để mở rộng kinh doanh tạo ra sự khác biệt

Nghiên cứu thị trường

Thay vì chỉ dựa vào phân tích đối thủ cạnh tranh để đánh giá thị trường, cách hiệu quả hơn là trực tiếp lắng nghe khách hàng của bạn. Việc khảo sát là một phương pháp đơn giản nhưng hữu ích để thu thập dữ liệu định lượng, ví dụ như mức giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả cho các tính năng cụ thể.

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp với các cuộc phỏng vấn để có cái nhìn sâu hơn về suy nghĩ và mong muốn thực tế của khách hàng. Chẳng hạn, bạn có thể tìm hiểu xem quảng cáo có ảnh hưởng thế nào đến trải nghiệm của họ khi sử dụng ứng dụng. Những thông tin này sẽ giúp bạn điều chỉnh mô hình doanh thu một cách hợp lý, vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng vừa tối ưu hóa lợi nhuận.

Kiểm tra năng lực cốt lõi hiện tại của doanh nghiệp

Hãy luôn ghi một điều rằng, doanh thu của bạn chỉ có thể mở rộng dựa trên những nguồn lực sẵn có. Nếu doanh nghiệp sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc phát triển và triển khai tích hợp tùy chỉnh thì tại sao lại không tận dụng thế mạnh này? Việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng trong quá trình tích hợp có thể trở thành một nguồn thu mới, giúp doanh nghiệp không chỉ gia tăng lợi nhuận mà còn nâng cao giá trị dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng.

Dựa vào thế mạnh của doanh nghiệp để mở rộng dòng doanh thu

Dựa vào thế mạnh của doanh nghiệp để mở rộng dòng doanh thu

Xây dựng các dòng doanh thu cho doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì cũng đều có cách tạo ra doanh thu riêng. Thông thường, quá trình xây dựng dòng doanh thu hiệu quả thường bao gồm các bước sau:

  • Xác định khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ: Ai là nhóm khách hàng chính của bạn? Họ đang gặp khó khăn gì? Sản phẩm/dịch vụ nào có thể đáp ứng nhu cầu của họ?

  • Xây dựng giá trị cốt lõi: Sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại lợi ích gì? Nó giúp giải quyết vấn đề gì cho khách hàng?

  • Phân tích thị trường: Đối thủ của bạn là ai? Họ đang cung cấp sản phẩm/dịch vụ gì và định giá ra sao? Từ đó, đánh giá cơ hội kinh doanh và tiềm năng lợi nhuận.

  • Tính toán chi phí và chiến lược giá: Bạn cần bao nhiêu chi phí để sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ? Mức giá hợp lý để vừa đảm bảo lợi nhuận vừa cạnh tranh trên thị trường là bao nhiêu?

  • Ra mắt sản phẩm/dịch vụ: Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng thông qua các kênh tiếp thị phù hợp.

  • Theo dõi và tối ưu: Liên tục đo lường hiệu quả kinh doanh, lắng nghe phản hồi từ khách hàng và điều chỉnh chiến lược, giá cả hoặc cải thiện sản phẩm/dịch vụ để tối ưu doanh thu.

Đa dạng hóa dòng doanh thu

Nếu doanh nghiệp của bạn đang phụ thuộc vào một nguồn doanh thu duy nhất, đã đến lúc cân nhắc mở rộng thêm một hoặc hai dòng doanh thu khác. Điều này không chỉ giúp tăng trưởng bền vững mà còn tạo sự linh hoạt trước những biến động của thị trường.

Chẳng hạn, nếu một nguồn thu chính bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi bất ngờ, các dòng doanh thu khác có thể giúp duy trì sự ổn định và đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn. Do đó, việc đa dạng hóa nguồn thu không chỉ giảm rủi ro mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho doanh nghiệp.

Kết luận

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về dòng doanh thu là gì? Từ khái niệm, phân loại đến những ví dụ thực tế tất cả đều được hiển thị chi tiết và cụ thể. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược phát triển bền vững và linh hoạt hơn cho doanh nghiệp của mình. Đừng quên theo dõi Unica để cập nhật thêm nhiều kiến thức kinh doanh hữu ích.


Tags: Startup
Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)