Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Các góc quay cơ bản bất cứ nhà làm phim nào cũng phải biết

Mua 3 tặng 1

Các góc quay phim cơ bản chính là điều mà các nhà quay phim cần phải nắm vững, đặc biệt là đối với dân “nghiệp dư”. Nhằm giúp cho bạn có được những thước phim ấn tượng và thu hút, UNICA sẽ chia sẻ về các góc quay cơ bản nhất trong bài viết dưới đây.

Vì sao góc quay trong làm phim lại quan trọng?

Trong các khoá học dựng video, giảng viên luôn nhấn mạnh về tầm quan trọng của góc quay trong làm phim vì nó ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta nhìn nhận và trải nghiệm tác phẩm điện ảnh. Cụ thể, các góc quay cơ bản sẽ ảnh hưởng tới những yếu tố sau đây:

- Tạo cảm xúc cho người xem: Góc quay có thể thay đổi cách người xem cảm nhận tình huống và nhân vật trong phim. Ví dụ, một góc quay từ dưới lên có thể làm cho nhân vật trông uy nghiêm và mạnh mẽ, trong khi góc quay từ trên xuống có thể làm cho họ trông yếu đuối hoặc dễ thương hơn. Góc quay từ xa tới gần sẽ giúp người xem cảm nhận được sự rộng lớn của toàn cảnh quay, điều này sẽ kích thích họ hơn so với những cảnh quay gần. 

- Truyền tải thông điệp: Góc quay được sử dụng để truyền tải các thông điệp và ý nghĩa một cách tinh tế. Chúng có thể nhấn mạnh một vấn đề, tạo ra những cảm xúc cho người xem như vui, buồn, phấn khích, căm ghét, bất ngờ,...

- Xây dựng không gian và thời gian: Góc quay giúp xác định không gian và thời gian diễn ra của một cảnh. Chúng có thể làm cho một cảnh trông rộng lớn và mở hay hạn hẹp và áp chặt, tạo ra cảm giác chật chội hoặc tự do.

- Tạo ra sự sáng tạo và độc đáo: Góc quay đặc biệt và sáng tạo có thể làm cho một bộ phim nổi bật và độc đáo. Sử dụng góc quay mới mẻ ít người dùng sẽ giúp tạo ra cảm giác mới lạ và thu hút sự chú ý của người xem.

- Truyền tải cảm xúc của nhân vật: Góc quay thường đi kèm với các cử chỉ của diễn viên như di chuyển, biểu cảm hay cử chỉ tay. Chúng giúp người xem cảm nhận được tâm trạng và cảm xúc của nhân vật.

- Tạo sự liên kết với người xem: Sử dụng góc quay phù hợp có thể tạo sự liên kết giữa người xem và nhân vật trong phim. Nếu góc quay tạo ra sự tương đồng hoặc đồng cảm, người xem sẽ cảm thấy gần gũi và muốn đồng hành với câu chuyện.

cac-goc-quay-phim-co-ban-1
Góc quay phim chính là một yếu tố mang tính kỹ thuật trong ngành điện ảnh

Tóm lại, góc quay trong làm phim là một công cụ mạnh mẽ để truyền tải thông điệp, tạo cảm xúc và xây dựng không gian thời gian của câu chuyện. Sử dụng góc quay sáng tạo và độc đáo giúp tác phẩm điện ảnh trở nên hấp dẫn và đáng nhớ đối với người xem.

22 góc quay phim cơ bản cần phải biết khi quay phim

Góc quay đóng vai trò rất quan trọng khi quay phim nên nếu đang có ý định làm phim ngắn hoặc dài tập thì bạn cần nắm được các góc quay cơ bản sau đây:

1. Góc quay cao (High Angle Shot) 

Góc máy cao sẽ tạo cảm giác mạnh mẽ cho khung hình, đối với những cảnh phim hành động thì góc máy cao sẽ đem lại hiệu ứng hình ảnh vô cùng mạnh mẽ nên các nhà làm phim thường ưu tiên sử dụng những góc máy này.

Quay ở góc máy cao sẽ đem tới cái nhìn bao quát, toàn diện cho người xem. Thông thường, góc máy này sẽ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực quay phim chuyên nghiệp, quảng bá du lịch hoặc quay sự kiện.

2. Góc quay thấp (Low Angle Shot)

Trong các góc quay cơ bản, nhiều nhà quay phim vẫn thường ưu tiên sử dụng góc máy quay thấp để quay cảnh gần hoặc quay một nhóm người. Ưu điểm khi sử dụng góc quay này đó chính là tạo nên được dấu ấn đặc biệt về một chủ thể hoặc nhân vật mà bạn muốn nhắc đến. Mặt khác, góc máy này sẽ giúp tạo được sự liên kết giữa khán giả với tình huống đang xảy ra.

cac-goc-quay-phim-co-ban-2
Góc máy thấp giúp tạo được sự ấn tượng cho người xem

3. Góc quay Floating Dolly Shot

Floating Dolly Shot là một trong các góc quay cơ bản mà máy quay được đặt trên một dolly hoặc xe đẩy di chuyển mượt mà và nhẹ nhàng. Kỹ thuật này cho phép máy quay di chuyển dọc theo đường ray hoặc bánh xe, tạo ra những cảnh quay có độ chuyển động mượt, ấn tượng và đẹp mắt. Khi nhân vật di chuyển, các nhà làm phim sẽ cần áp dụng góc máy này để tạo cảm giác chuyển động cho cảnh quay. Cảnh này cũng sẽ tạo ra cảm giác chân thực khiến người xem cảm thấy như đang được đồng hành cùng nhân vật trong câu chuyện.

Kỹ thuật này yêu cầu sự khéo léo trong việc điều khiển dolly để đảm bảo các chuyển động mượt và không bị rung lắc. Góc quay Floating Dolly Shot có thể được sử dụng để thể hiện cảm xúc, truyền đạt thông điệp, tạo không gian và thời gian của câu chuyện. 

Floating-Dolly-Shot.jpg

Floating Dolly Shot là một trong các góc quay cơ bản mà máy quay được đặt trên một dolly hoặc xe đẩy di chuyển mượt mà và nhẹ nhàng

4. Góc quay trên cao (Overhead Shot/Birds-Eye-View Shot)

Góc quay trên cao có tên tiếng Anh là Overhead Shot hay còn gọi là Bird’s Eye View. Khi cần phối cảnh rộng, các nhà làm phim sẽ ưu tiên sử dụng góc máy này. Vị trí thực hiện góc quay này là từ góc 90 độ ngay phía trên đầu đối tượng cần quay.

Góc máy này cho một cái nhìn toàn cảnh từ trên cao nên sẽ tạo ra cái nhìn bao quát cho đối tượng mà bạn muốn hướng tới. Để quay được góc này, nhà làm phim cần sử dụng nhiều thiết bị chuyên dụng để có thể đưa máy quay lên trên cao nên thông thường góc máy Overhead Shot sẽ không dễ thực hiện.

Overhead-Shot.jpg

Góc quay trên cao có tên tiếng Anh là Overhead Shot hay còn gọi là Bird’s Eye View

5. Góc quay trên không (Drone Shot/Aerial Shot/Helicopter Shot)

Góc quay trên không là một kỹ thuật quay phim cơ bản mà máy quay được lắp trên drone hoặc trên một phương tiện bay như trực thăng. Kỹ thuật này cho phép máy quay di chuyển và quay từ trên cao, ghi lại toàn cảnh, khung cảnh rộng và đẹp mắt mà trước đây rất khó có thể thực hiện được. Những ưu điểm của góc quay này đó là:

- Ghi lại toàn cảnh: Kỹ thuật này cho phép người quay phim ghi lại toàn cảnh của một khu vực hoặc địa điểm, giúp thể hiện vẻ đẹp tổng thể của cảnh quan.

- Tạo cảm giác bất ngờ và ấn tượng: Góc quay trên không mang đến góc nhìn mới lạ và độc đáo, làm cho cảnh quay trở nên ấn tượng và thu hút sự chú ý của người xem.

- Tạo không gian và thời gian: Kỹ thuật này cho phép tạo ra không gian rộng lớn khiến người xem cảm thấy bất ngờ và ấn tượng. Khán giả cũng sẽ cảm nhận được sự thay đổi của một khu vực theo thời gian.

- Quay phim trong những vị trí khó tiếp cận: Góc quay trên không cho phép máy quay tiếp cận các vị trí khó tiếp cận.

- Có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực: Góc quay trên không được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như làm phim, truyền hình, quảng cáo, quay video kiểm tra và nhiều lĩnh vực khác.

Mặc dù đem lại những cảnh quay đẹp nhưng góc quay trên không cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Bởi vậy, trong quá trình quay phim, người làm phim cần tuân thủ những quay tắc chung để đảm bảo an toàn, tránh xâm phạm quyền riêng tư của người khác.

Drone-Shot.jpg

Góc quay trên không là một kỹ thuật quay phim cơ bản mà máy quay được lắp trên drone hoặc trên một phương tiện bay như trực thăng

6. Góc máy ngang tầm mắt (Eye Level Shot)

Góc máy ngang tầm mắt hay còn gọi là Eye Level Shot, là một trong các góc máy quay cơ bản mà máy quay được đặt ở mức cao ngang tầm mắt của nhân vật hoặc đối tượng. Trong kỹ thuật này, máy quay quan sát môi trường và nhân vật từ góc độ mà con người thường nhìn thấy nên sẽ tạo ra cảm giác tự nhiên và chân thực.

Kỹ thuật này tạo ra cảm giác gần gũi và tự nhiên với nhân vật, giúp khán giả cảm nhận như họ đang đứng ở gần và chính bản thân người xem đang tham gia vào cảnh quay. Góc quay Eye Level giúp khán giả dễ dàng đồng cảm với những cảm xúc của nhân vật, tạo ra sự kết nối và cảm giác gắn bó với câu chuyện.

Góc quay ngang tầm mắt tạo ra được sự gần gũi, tăng tính tương tác với người xem nên được sử dụng để truyền tải các thông điệp và ý nghĩa một cách trực tiếp. Kỹ thuật này cũng giúp diễn viên diễn xuất dễ dàng hơn vì họ có thể tập trung vào diễn đạt cảm xúc và động tác cơ thể chứ không cần lo rằng máy có bắt được hình của mình không. 

Eye-Level-Shot.jpg

Góc máy ngang tầm mắt hay còn gọi là Eye Level Shot

7. Góc quay ngang vai

Với cảnh quay các nhân vật hội thoại với nhau nhưng chỉ muốn thấy 1 nửa trên của các nhân vật thì sử dụng góc ngang vai là hợp lý nhất. Góc quay này sẽ tăng được tính thân thiết cho nhân vật và giúp người xem tò mò về các nhân vật

8. Góc quay ngang hông (Hip Level Shot)

Trong danh sách các góc quay cơ bản, góc quay tiếp theo bạn cần biết nếu muốn thực hiện một bộ phim đó chính là góc quay ngang hông, hay còn gọi là Hip Level Shot. Đây là một kỹ thuật quay phim cơ bản mà máy quay được đặt ở mức cao ngang vùng hông hoặc thắt lưng của nhân vật. Trong kỹ thuật này, máy quay quan sát cảnh quan và nhân vật từ một góc độ thấp hơn so với góc quay ngang tầm mắt, tạo ra cảm giác chân thực và độc đáo. Một số đặc điểm của góc quay này đó là:

- Góc nhìn độc đáo: Kỹ thuật này tạo ra một góc quay độc đáo và mới lạ, khiến cảnh quay trở nên thú vị và ấn tượng hơn.

- Tạo sự đột phá: Góc quay ngang hông có thể tạo sự đột phá và thu hút sự chú ý của người xem, bởi vì họ thường quen thuộc với những góc quay thông thường, trong khi góc quay này mang đến góc nhìn khác biệt. Ngoài ra, Hip Level Shot còn cho phép khán giả đánh giá và chú ý đến không gian xung quanh nhân vật hoặc đối tượng một cách rõ ràng hơn.

- Tạo cảm giác mạnh mẽ: Kỹ thuật này có thể tạo cảm giác mạnh mẽ và ấn tượng, đặc biệt khi được sử dụng một cách phù hợp với tình huống trong câu chuyện.

- Thể hiện cảm xúc và tâm trạng: Góc quay Hip Level có thể thể hiện cảm xúc và tâm trạng của nhân vật hoặc đối tượng một cách sâu sắc.

Góc quay ngang hông là một trong những kỹ thuật quay phim đa dạng và sáng tạo, giúp làm phong phú thêm cách diễn đạt và trải nghiệm của người xem trong tác phẩm điện ảnh.

Hip-Level-Shot.jpg

Góc quay Hip Level có thể thể hiện cảm xúc và tâm trạng của nhân vật hoặc đối tượng một cách sâu sắc

9. Góc quay ngang đầu gối (Knee Level Shot)

Khi bạn muốn giới thiệu tới nhân vật nào đó nhưng lại muốn che đi toàn bộ cơ thể. Khi đó bạn nên dùng góc ngang với đầu gối để lấy được bố cục toàn cảnh giúp người xem có thể hình dung được nhân vật mà vẫn xem được toàn cảnh.

goc-quay-ngang-dau-goi

Góc quay ngang đầu gối

10. Góc quay sát mặt sàn

Trong các góc quay cơ bản, góc quay sát mặt sàn sẽ tạo ra cảm giác chân thực và sống động, khiến người xem cảm nhận như mình đang góp mặt vào cảnh quay. Góc quay này giúp nhấn mạnh và làm nổi bật các chi tiết đáng chú ý trên mặt đất hoặc sàn như các đường kẻ, hoa văn hay những vật thể quan trọng trong cảnh quay.

Khi quay phim sát mặt sàn, người xem có thể cảm nhận được không gian mở rộng xung quanh mặt đất, giúp tạo ra cảm giác thoải mái và tự do.

Góc quay này thường được sử dụng trong các cảnh hành động như đua xe, đấu võ, nhảy cao,... để mang lại cảm giác hấp dẫn và kịch tính. Kỹ thuật quay này mang đến sự sáng tạo và độc đáo cho tác phẩm điện ảnh, giúp làm nổi bật các cảnh quay và thu hút sự chú ý của người xem.

11. Góc quay nghiêng (Dutch Angle Shot)

Ở góc quay nghiêng, máy quay được đặt ở một góc nghiêng so với mặt phẳng ngang. Trong kỹ thuật này, hình ảnh được nghiêng một cách cố định và không đối xứng so với trục dọc và ngang, tạo ra một hiệu ứng nghiêng độc đáo và đặc biệt. Chính vì không tuân thủ quy tắc đối xứng nên Dutch Angle Shot sẽ tạo ra sự chênh vênh khiến người xem cảm thấy kích thích và hấp dẫn hơn. Những góc quay nghiêng thường đem tới tác động mạnh khiến tâm lý của người xem có sự biến chuyển mạnh mẽ nên trong những cảnh quay hành động thì nhà làm phim sẽ thường dùng góc quay này. 

goc-nghieng.jpg 

Góc quay nghiêng

Góc quay Dutch Angle thường được sử dụng để truyền tải cảm xúc và tâm trạng của nhân vật hoặc tình huống. Nó có thể làm nổi bật sự bối rối, hoảng sợ hoặc một cảm xúc tồi tệ nào đó của nhân vật. Đặc biệt, góc quay nghiêng sẽ tạo ra một cảm giác kỳ lạ, làm cho cảnh quay trở nên hấp dẫn và thu hút sự chú ý của người xem.

Kỹ thuật này thường được sử dụng trong những tác phẩm nghệ thuật hoặc phim tài liệu để tạo sự độc đáo và sáng tạo. Dutch Angle Shot có thể làm cho cảnh quay trở nên thú vị và táo bạo hơn, giúp tác phẩm điện ảnh trở nên độc đáo và khác biệt.

12. Góc quay cận cảnh (Close-up shot)

Trong kỹ thuật quay phim này, máy quay được đặt gần và tập trung vào một đối tượng hoặc một phần nhỏ của nhân vật. Kỹ thuật này nhấn mạnh vào chi tiết và diễn đạt cảm xúc, tâm trạng hay thông điệp của đối tượng trong cảnh quay.

Góc quay cận cảnh thường tập trung vào một phần của đối tượng như là khuôn mặt, mắt, miệng, hay đồ vật quan trọng, để nhấn mạnh vào chi tiết đó. Góc quay cận cảnh giúp tạo cảm giác gần gũi, tạo ra sự kết nối giữa khán giả với nhân vật hoặc đối tượng trong cảnh.

Kỹ thuật này được sử dụng để truyền tải thông điệp sâu sắc và ý nghĩa của cảnh quay, đặc biệt là khi muốn nhấn mạnh vào một chi tiết quan trọng trong câu chuyện.

Nếu bạn để ý sẽ thấy rằng những cảnh quay cần sự kịch tính thường sử dụng góc quay cận cảnh. Để tăng thêm độ hấp dẫn, nhà làm phim thường lồng thêm một số hiệu ứng âm thanh hoặc tăng tốc độ cảnh quay. Đặc điểm này rất phù hợp với những bộ phim kinh dị, cần sự kịch tính và rùng rợn để tạo ra những cảm xúc mạnh cho người xem. 

Với góc quay cận cảnh, bạn có thể quay video đẹp bằng iPhone chứ không nhất thiết là phải dùng máy quay . Với những dự án chuyên nghiệp, bạn nên dùng máy quay để có được những thước phim đẹp và hấp dẫn. 

Close-up-shot.jpg

Trong kỹ thuật quay phim này, máy quay được đặt gần và tập trung vào một đối tượng hoặc một phần nhỏ của nhân vật

13. Góc quay độc giả (Point of view shot)

Trong các góc quay cơ bản, Point of view shot (POV), hay còn gọi là "Góc quay theo góc nhìn của nhân vật" là một kỹ thuật quay phim mà máy quay được đặt ở vị trí thay thế cho mắt của nhân vật. Kỹ thuật này giúp khán giả nhìn thấy môi trường và sự kiện từ góc nhìn chủ quan của nhân vật, khiến người xem cảm giác như họ đang trải nghiệm trực tiếp câu chuyện đang diễn ra trong bộ phim.

Góc quay POV thường tập trung vào hành động và tâm trạng của nhân vật chính nên sẽ tạo cảm giác chân thực. Kỹ thuật này thường được sử dụng trong các cảnh hành động, tình huống nguy hiểm để tạo sự kịch tính và hấp dẫn. 

14. Góc quay rộng (Wide shot)

Góc quay rộng còn được gọi là Wide shot, đây là một kỹ thuật quay phim mà máy quay được đặt ở một khoảng cách xa và quay lại toàn cảnh hoặc một cảnh rộng lớn. Kỹ thuật này cho phép ghi lại một cảnh quan tổng thể, không gian mở và trải rộng, nhấn mạnh vào bối cảnh và không gian xung quanh của nhân vật hoặc sự kiện.

Góc quay phim cơ bản này tạo cảm giác rộng lớn và thoải mái, khiến người xem có cái nhìn tổng quan nhất với không gian diễn ra cảnh quay. Góc quay này giúp truyền tải thông tin và chi tiết về địa điểm hoặc môi trường diễn ra của câu chuyện, làm cho nó trở nên phong phú và thực tế hơn.

Kỹ thuật này có thể nhấn mạnh vào tương quan không gian giữa nhân vật và môi trường xung quanh, làm nổi bật vị trí của nhân vật trong cảnh quay. Góc quay rộng thường được sử dụng để ghi lại những cảnh quan đẹp và ấn tượng như phong cảnh thiên nhiên, kiến trúc đô thị hay các khu vực rộng lớn.

Wide-shot.jpg

Góc quay rộng còn được gọi là Wide shot, đây là một kỹ thuật quay phim mà máy quay được đặt ở một khoảng cách xa và quay lại toàn cảnh hoặc một cảnh rộng lớn

15. Góc quay trung cảnh (Medium shot)

Kỹ thuật này cho phép ghi lại cảnh quay với góc nhìn bình thường, chứ không quá gần hay quá xa, giúp tạo sự cân đối và tương tác giữa nhân vật với môi trường xung quanh. Góc quay trung cảnh thường hiển thị toàn thân hoặc nửa người của nhân vật, cho phép khán giả nhìn thấy những hành động và biểu cảm của họ một cách rõ ràng.

Góc quay phim cơ bản này tạo cảm giác tự nhiên khiến khán giả cảm thấy gần gũi với nhân vật hơn. Cùng với đó, góc quay Medium shot giúp truyền tải cảm xúc và tâm trạng của nhân vật một cách rõ ràng và chân thực.

Để tạo cảm giác đa dạng và hấp dẫn cho người xem, Medium shot thường được phối hợp với các góc quay khác như góc cận cảnh (close-up) hay góc rộng (wide shot). Góc quay Medium shot thường được sử dụng trong truyền hình và phim ảnh để ghi lại các tình huống diễn ra tự nhiên và chân thực.

Medium-shot.jpg

Kỹ thuật này cho phép ghi lại cảnh quay với góc nhìn bình thường, chứ không quá gần hay quá xa

16. Góc quay siêu chân dung (Extreme close-up)

Chúng ta lựa chọn góc quay siêu chân dung khi muốn nhấn mạnh một chi tiết cụ thể trong khung hình. Khi theo dõi các bộ phim, bạn có để ý thấy một số cảnh quay sẽ được quay sát vào chủ thể hoặc vật thể không. Ví dụ, trong lễ cưới, bạn sẽ thấy cảnh cô dâu và chú rể cùng trao nhẫn cho nhau, chiếc nhẫn có thể được quay cận cảnh để phóng to kích thước của nó cũng như để người xem thấy được màu sắc và kết cấu của nhẫn. Đây cũng được xem là một trong những cảnh quay siêu chân dung hay còn gọi là Extreme close-up.

Thông qua cảnh quay này, người xem sẽ cảm nhận rõ hơn về đặc điểm của nhân vật, bạn sẽ thấy được nét mặt và diễn biến tâm trạng của họ. Nhờ vậy mà bạn sẽ dễ dàng đồng cảm với nhân vật, có sự kết nối với câu chuyện đang diễn ra. 

17. Góc quay cảnh tĩnh (Static Shot)

Đặc điểm của máy quay khi thực hiện Static Shot là được đặt ở vị trí cố định và không di chuyển trong suốt cảnh quay. Kỹ thuật này cho phép ghi lại cảnh quay một cách ổn định, giữ cho khung hình không thay đổi về góc nhìn hay vị trí.

Kỹ thuật này tập trung vào hành động và diễn biến của cảnh quay, cho phép khán giả tập trung vào những gì đang diễn ra trên màn ảnh. Góc quay cảnh tĩnh cho phép hiển thị không gian xung quanh nhân vật hoặc đối tượng một cách rõ ràng, giúp cung cấp thông tin về bối cảnh và không gian diễn ra của câu chuyện. Quan trọng là, Static Shot có thể được sử dụng để truyền tải thông điệp và ý nghĩa của câu chuyện một cách chính xác. 

Static-Shot.jpg

Đặc điểm của máy quay khi thực hiện Static Shot là được đặt ở vị trí cố định và không di chuyển trong suốt cảnh quay

18. Góc quay cảnh chèn (Cutaway Shots)

Khi sử dụng Cutaway Shots, nhà làm phim muốn cho khán giả thấy các phần khác nhau của một cảnh 360 độ. Mục đích của người quay phim khi dùng cảnh này là để:

- Cho thấy nhân vật đang phản ứng lại điều gì.

- Hướng sự chú ý của người xem về các khía cạnh khác nhau trong một cảnh.

Cutaway Shots sẽ phát huy tác dụng tốt nhất nếu nhà làm phim chèn cảnh hợp lý. Còn nếu chèn cảnh không có mục đích hoặc chèn cho có, kỹ thuật này sẽ gây rối phim, khiến câu chuyện thiếu sự liền mạch. 

19. Góc quay toàn cảnh giới thiệu không gian (Establishing Shot) 

Góc quay video đẹp Establishing Shot giúp hiển thị toàn cảnh của không gian rộng lớn hoặc địa điểm mới, giúp khán giả có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ về bối cảnh diễn ra của câu chuyện. Góc quay phim cơ bản này thường được sử dụng để tạo sự chuyển tiếp từ một cảnh hoặc một đoạn phim sang cảnh hoặc đoạn phim tiếp theo, giúp kết nối và liên kết các cảnh lại với nhau một cách mượt mà.

Kỹ thuật này giúp xác định thời gian và không gian diễn ra của câu chuyện, giúp khán giả dễ dàng hòa mình vào tình huống và cảnh quay. 

Establishing-Shot.jpg

Góc quay video đẹp Establishing Shot giúp hiển thị toàn cảnh của không gian rộng lớn hoặc địa điểm mới

20. Góc quay cảnh toàn viễn (Extreme Wide Shot (EWS) )

Trong các góc quay cơ bản, Extreme Wide Shot cho thấy một không gian rộng lớn như cảnh quan tự nhiên hoặc đô thị, giúp tạo cảm giác bao la và vô tận. Kỹ thuật này tập trung vào bối cảnh và không gian xung quanh chủ thể chính, thể hiện môi trường diễn ra của câu chuyện một cách tổng quan.

Thông thường, góc quay cảnh toàn viễn này sẽ được sử dụng để tạo hiệu ứng mở đầu hoặc kết thúc của một cảnh hoặc một đoạn phim.

21. Góc máy từ xa đến gần

Góc máy từ xa đến gần là sự kết hợp của các góc quay cơ bản, bao gồm góc máy ngang, góc máy cao, góc máy thấp. Theo đó, bạn có thể tận dụng từ góc máy trên cao đến góc máy thấp để làm nổi bật chủ thể, hoặc tận dụng góc máy từ xa đến góc máy ngang để làm nổi bật tính đặc tả cho nhân vật hoặc tình huống. Đối với góc máy này thì bạn chỉ sử dụng trong những thước phim đòi hỏi tính cao trào, nhằm tạo sự kịch tính cho người xem.

cac-goc-quay-phim-co-ban

Góc máy từ xa đến gần là góc quay thường áp dụng cho các tình huống cao trào

22. Tracking Shots and Long Takes (cảnh theo nhân vật và cú máy dài)

Đặc điểm của Cảnh theo nhân vật và cú máy dài (Tracking Shots and Long Takes) là cho phép diễn viên diễn xuất một cách tự nhiên và liên tục, không bị gián đoạn bởi cắt cảnh. Cảnh theo nhân vật và cú máy dài giúp tạo sự chân thực và sống động cho câu chuyện, khiến khán giả cảm nhận như họ đang thực sự tham gia vào câu chuyện.

Kỹ thuật này tạo cảm giác hấp dẫn và mới lạ cho tác phẩm điện ảnh, khiến nó trở nên ấn tượng và khác biệt.

Tracking-Shots-and-Long-Takes.jpg

Đặc điểm của Cảnh theo nhân vật và cú máy dài (Tracking Shots and Long Takes) là cho phép diễn viên diễn xuất một cách tự nhiên và liên tục

Lưu ý khi chọn góc quay phim

Khi chọn góc quay phim cơ bản, bạn cần chú ý tới một số vấn đề như là độ phù hợp với nội dung phim, cảnh quay và khung hình, ánh sáng cảnh quay, phối hợp các góc quay, đảm bảo hình ảnh không bị rung lắc và chú ý tới hướng chuyển động. Chi tiết như sau:

1. Chọn góc quay phù hợp với nội dung

Mỗi góc máy trong quay phim sẽ có những đặc điểm khác nhau để giúp nhà làm phim truyền tải một thông điệp nào đó. Ví dụ, với những góc quay rộng, người quay phim muốn khán giả thấy được toàn cảnh của bộ phim hoặc gây ấn tượng mạnh với người xem. Còn với góc quay siêu chân dung thì mục đích của người làm phim là muốn khán giả thấy được chi tiết đối tượng và chủ thể mà mình muốn hướng tới để tạo ra một kết nối nào đó. Tóm lại, khi lựa chọn góc máy, bạn cần cân nhắc tới sự phù hợp với nội dung và mục đích mình muốn truyền tải.

2. Chú ý tới cảnh quay và khung hình

Kiểm soát cảnh quay và khung hình để đảm bảo các yếu tố trong khung hình được sắp xếp một cách hợp lý và cân đối. Sắp xếp các yếu tố như nhân vật, vật thể và môi trường xung quanh sao cho hài hòa để có thể truyền tải được thông điệp của bộ phim.

chu-y-toi-canh-quay-va-khung-hinh.jpg

Kiểm soát cảnh quay và khung hình để đảm bảo các yếu tố trong khung hình được sắp xếp một cách hợp lý và cân đối

3. Chú ý đến ánh sáng khi quay 

Ánh sáng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh nên người làm phim cần đảm bảo ánh sáng phù hợp và cân đối. Bạn cần tránh ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu vì làm mất đi sắc thái và chi tiết của cảnh quay. Với những thước phim không đạt đủ độ sáng, bạn có thể dùng các phần mềm dựng phim chuyên nghiệp ở phần hậu kỳ để khắc phục nhược điểm này. 

4. Phối hợp góc quay

Trong một tác phẩm điện ảnh, thường có nhiều góc quay được sử dụng để truyền tải các thông điệp và cảm xúc khác nhau của nhân vật. Hãy phối hợp các góc quay sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện và tạo sự đa dạng, hấp dẫn cho người xem.

5. Đảm bảo hình ảnh không bị rung lắc 

Muốn có được hình ảnh sắc nét thì người quay phim cần sử dụng các thiết bị hỗ trợ như chân máy (tripod) hoặc hệ thống ổn định hình ảnh (stabilizer) để tránh hiện tượng rung lắc khi quay. Ngoài ra, khâu hậu kỳ cũng rất quan trọng, đây là lúc các kỹ thuật viên sẽ sử dụng thêm một số hiệu ứng để tạo sự ổn định cho khung hình và cảnh quay nên nhà sản xuất phim cũng cần chú ý tới bước này. 

6. Chú ý tới hướng chuyển động

Khi chọn một trong các góc quay cơ bản, bạn cần xem xét hướng chuyển động của nhân vật hoặc đối tượng để tạo sự cân đối và chuyển tiếp hợp lý giữa các cảnh. Việc chọn góc quay sai lệch, không hợp với hướng chuyển động sẽ làm giảm sự hấp dẫn của bộ phim, khiến người xem không muốn theo dõi bộ phim nữa. 

chu-y-toi-huong-chuyen-dong.jpg

Chú ý tới hướng chuyển động khi chọn góc quay

Qua bài viết trên đây, chắc chắn bạn đã nắm được các góc quay cơ bản. Ngoài các góc quay trong điện ảnh, để chỉnh sửa nhữg thước phim vừa quay của bạn giúp video trở lên đẹp và ý nghĩa hơn thì bạn cần biết tới những ứng dụng chỉnh sửa như AI, Proshow Producer,...hoặc bạn tham khảo các khoá học dựng video trên Unica ngay để có thể tự tay tạo những video hay và chất lượng nhất.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

[Tổng số: 18 Trung bình: 2]
Trở thành hội viên