Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh: Khái niệm, lợi ích và 5 phương pháp

Dạy con phát triển thông minh toàn diện ngay từ khi còn nhỏ luôn là niềm ao ước của các bậc làm cha làm mẹ. Thế nhưng, cha mẹ chưa biết lựa chọn cho mình một phương pháp dạy con phù hợp khi những đứa trẻ của mình còn rất nhỏ. Thấu hiểu nỗi trăn trở đó, Unica chia sẻ tới bạn đọc 5 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới. 

Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh là gì?

Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh là phương pháp giáo dục từ lúc trẻ còn nhỏ tới khi trẻ được 6 tuổi. Phương pháp giáo dục sẽ bắt đầu từ lúc trẻ sinh ra hoặc từ khi lên 3 tuổi. Mục đích của giáo dục sớm là kích thích sự phát triển của não bộ, các giác quan cũng như cảm xúc của trẻ. 

Trong 3 năm đầu đời chính là khoảng thời gian quan trọng nhất của trẻ nhỏ nên cha mẹ cần đặc biệt chú trọng giai đoạn này. Giáo dục sớm cần tập trung vào việc xây dựng đời sống tinh thần của trẻ, phát triển trí tuệ, tăng khả năng vận động của trẻ nhỏ cũng như nhiều khía cạnh khác. Những bài học cần ở cấp độ dễ để các em dễ tiếp thu và thực hành. 

giao-duc-som-cho-tre-so-sinh.jpg

Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh là phương pháp giáo dục từ lúc trẻ còn nhỏ tới khi trẻ được 6 tuổi

Lợi ích của chương trình giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh

Giáo dục sớm đem lại rất nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh như giúp con hợp tác với bố mẹ hơn, tập tính kiên nhẫn cho con, giúp trẻ ngủ ngon, phát triển trí tuệ và cảm xúc, gắn kết tỉnh cảm của bố mẹ và con cái, tạo tiền đề cho con phát triển và giúp bố mẹ có thêm kiến thức nuôi dậy con. 

1. Con biết cách hợp tác từ sớm

Qua các hoạt động tương tác và chơi đùa, trẻ sơ sinh sẽ biết cách hợp tác với người xung quanh. Các bé sẽ không còn sợ người lạ, không khóc và quấy khi người khác bế. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với các bạn nhỏ cùng tuổi cũng như khiến người lớn yêu quý các em hơn.

2. Hình thành tính kiên nhẫn cho con

Chương trình giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh giúp các bé hình thành tính kiên nhẫn, sự tự điều chỉnh và khả năng chờ đợi trong tương lai. Ví dụ đơn giản như sau, trẻ nhỏ thường rất dễ đói bụng, khi đói các em sẽ quấy khóc và đòi ăn khiến ba mẹ lo lắng. Nếu bé được giáo dục sớm về thời gian ăn uống thì các em sẽ bớt quấy khóc, không còn đòi ăn như trước nữa. Thay vì đòi ăn, các bé sẽ có ý thức chờ tới đúng giờ để ăn uống. 

giup-con-hinh-thanh-kien-nhan.jpg

Chương trình giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh giúp các bé hình thành tính kiên nhẫn

3. Giúp trẻ ngủ ngon

Trong chương trình giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh, các em sẽ được huấn luyện về thời gian đi ngủ. Việc này sẽ tránh tình trạng các bé ngủ ngày quá nhiều khiến cơ thể không cảm giác buồn ngủ và thức suốt đêm. Giấc ngủ đúng giờ giấc sẽ giúp cơ thể của bé phát triển khỏe mạnh hơn, tránh tình trạng mệt mỏi khiến bé dễ bị ốm hoặc cáu gắt. 

4. Giúp cảm xúc, trí tuệ trẻ phát triển

Chương trình giáo dục sớm giúp phát triển cảm xúc và trí tuệ của trẻ nhỏ. Các hoạt động tương tác, vui chơi và học hỏi sẽ được thiết kế để khuyến khích sự sáng tạo, tư duy, và khám phá của trẻ. 

5. Gắn kết tình cảm

Chương trình giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh sẽ tạo điều kiện để cha mẹ và các con có cơ hội tương tác, gắn kết tình cảm. Qua việc tham gia các hoạt động chung, cha mẹ có cơ hội xây dựng mối quan hệ gắn kết, tình yêu thương và sự tin tưởng với con.

gan-ket-tinh-cam-gia-dinh.jpg

Chương trình giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh sẽ tạo điều kiện để cha mẹ và các con có cơ hội tương tác, gắn kết tình cảm

6. Tạo tiền đề tốt cho con

Giáo dục sớm giúp tạo tiền đề tốt cho con bởi vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và chuẩn bị cho sự thành công của trẻ trong tương lai. Cụ thể, chương trình giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh sẽ:

- Phát triển trí tuệ cho trẻ nhỏ.

- Phát triển kỹ năng xã hội như giao tiếp, chia sẻ, hợp tác và tôn trọng người khác.

- Trẻ được khuyến khích tư duy logic, suy luận và tìm ra giải pháp cho các tình huống khác nhau trong cuộc sống.

- Giáo dục sớm giúp xây dựng sự tự tin và lòng yêu thương bản thân của trẻ. Qua việc khám phá, thành công trong việc học tập và khám phá khả năng của mình, trẻ sẽ phát triển lòng tự tin và yêu thương bản thân. 

- Giáo dục sớm giúp xây dựng nền tảng giá trị cho con. Qua các hoạt động giáo dục sớm, trẻ được tiếp xúc với các giá trị quan trọng như tôn trọng, lòng biết ơn, chia sẻ và trách nhiệm. Những giá trị này được định hình và nhắc nhở trong quá trình học tập và tương tác, giúp trẻ hiểu và áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày.

- Giáo dục sớm sẽ kích thích sự sáng tạo và khám phá của trẻ. Qua việc tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, âm nhạc, xây dựng, trò chơi sáng tạo và khám phá, trẻ được khuyến khích tư duy sáng tạo, phát triển khả năng tưởng tượng và khám phá các ý tưởng mới. 

- Giáo dục sớm tạo cơ hội cho trẻ và gia đình xây dựng mối quan hệ tình cảm và gắn kết. Qua việc tham gia vào các hoạt động chung, bố mẹ và con cái có thể tương tác, chơi đùa và học hỏi cùng với nhau. 

7. Giúp cha mẹ có thêm kiến thức nuôi dạy con

Chương trình giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh không chỉ dành riêng cho trẻ, mà còn cung cấp kiến thức và hướng dẫn cho cha mẹ về cách nuôi dạy và phát triển con nhỏ. Cha mẹ có thể học cách tương tác, khuyến khích và đáp ứng nhu cầu của con một cách hiệu quả hơn. Việc này sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về con cái cũng như giúp đứa trẻ nhận thức được những việc làm đúng và sai ngay từ khi còn nhỏ. 

Giáo dục sớm giúp phát triển 5 giác quan cho trẻ như thế nào?

Ở phần bên trên, chúng tôi đã đề cập tới những lợi ích của chương trình phát triển sớm dành cho trẻ nhỏ. Còn ở phần này Unica sẽ đề cập chi tiết hơn về vai trò của phương pháp giáo dục sớm đối với 5 giác quan của bé như sau:

1. Thị giác

Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh bao gồm nhiều hoạt động nhìn và khám phá thế giới xung quanh nên giúp phát triển thị giác của các bé. Trẻ sẽ được tiếp xúc với màu sắc, hình dạng, kích thước và các vật thể khác nhau nên khả năng quan sát, phân biệt và nhận biết đồ vật sẽ tăng lên đáng kể. 

2. Thính giác

Chường trình giáo dục sớm sẽ bao gồm nhiều hoạt động liên quan tới nghe như cho các bé ca hát, cho bé nghe nhạc, tiếp xúc với các vật dụng phát ra âm thanh,... Những hoạt động này sẽ kích thích thính giác của các em phát triển, hạn chế tình trạng giật mình của trẻ nhỏ do ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài. 

Thông qua việc tiếp xúc với âm thanh, ngôn ngữ, âm nhạc và các hoạt động trò chơi âm thanh khác, khả năng nghe và hiểu nhạc, ngôn ngữ và âm thanh xung quanh của bé sẽ được cải thiện đáng kể. Một số bé sẽ có cơ hội bộc lộ tài năng ngôn ngữ hoặc tài năng âm nhạc bẩm sinh của mình trong giai đoạn này nhờ có chương trình giáo dục sớm. 

phat-trien-thinh-giac-cua-tre.jpg

Chường trình giáo dục sớm sẽ bao gồm nhiều hoạt động liên quan tới nghe như cho các bé ca hát

3. Khứu giác

Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh sẽ bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến mùi hương giúp phát triển khứu giác của trẻ sơ sinh. Trẻ sẽ được tiếp xúc với các mùi thơm, mùi hương của thực phẩm, hoa quả, hoa lá và các vật liệu khác nên khả năng nhận biết và phân biệt mùi của bé cũng sẽ tăng lên. Việc này rất quan trọng vì thông qua mùi hương, các bé sẽ biết được những thực phẩm nào nên ăn và không nên ăn. 

4. Vị giác

Trong chương trình giáo dục sớm, các bé sẽ được học về khẩu vị và hương vị để phát triển vị giác của mình. Trẻ sẽ được tiếp xúc với các thức ăn, đồ uống và các loại gia vị khác nhau để phát triển khả năng nhận biết và thưởng thức đồ ăn. Việc này cũng giúp một số bé bộc lộ khả năng nấu ăn sớm nên ba mẹ có thể dựa vào đây để định hướng nghề nghiệp cho con trong tương lai.

5. Xúc giác

Các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh gồm rất nhiều hoạt động nên các em sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều chất liệu khác nhau. Thông qua đó, các em sẽ có cảm nhận tốt hơn về những thứ xung quanh cuộc sống của mình. Ví dụ, khi sờ vào lụa bé sẽ cảm nhận được độ mềm của chất liệu này, còn khi sờ vào sắt sẽ cảm nhận được độ cứng của nó. Sự phát triển của xúc giá cũng rất quan trọng vì đây là nhân tố giúp các em có được phản xạ tự nhiên để tránh khỏi những nguy hiểm xung quanh. 

phat-trien-xuc-giac-cua-tre.jpg

Các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh gồm rất nhiều hoạt động nên các em sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều chất liệu khác nhau

5 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh nổi tiếng

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị tổn thương cả về mặt thể chất lẫn tinh thần nên các phương pháp giáo dục dành cho các em cần được nghiên cứu và kiểm chứng cẩn thận trước khi thực hành. Nếu các bậc phụ huynh đang phân vân chưa biết nên thử nghiệm phương pháp giáo dục nào, hãy tham khảo ngay 5 gợi ý dưới đây của Unica:

1. Phương pháp Shichida

Shichida là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh của người Nhật bản. Phương pháp này áp dụng cho các bé tuổi từ 0-6 tuổi với mục đích là để khám phá khả năng bẩm sinh của trẻ và giúp trẻ phát huy hết tiềm năng của bản thân thông qua một quá trình giáo dục độc đáo. Các bài học của Shichida kích thích cả hai bán cầu não hoạt động song song, giúp phát triển trí thông minh một cách toàn diện. 

Cơ sở của Shichida là dựa trên học thuyết tiềm năng bẩm sinh tồn tại sẵn có trong mỗi một con người. Các nhà khoa học đã phát hiện ra điều này và khẳng đỉnh thêm rằng chỉ có khoảng 3% dân số thế giới mới có thể sử dụng được khả năng thiên bẩm của họ. Chính bởi vậy, phương pháp giáo dục Shichida đã ra đời với mục đích giúp cho nhiều trẻ em có thể phát huy được khả năng bẩm sinh của mình ngay từ thời thơ ấu.

Phương pháp Shichida

Người Nhật rất coi trọng “giáo dục từ trái tim” nên cốt lõi của giáo dục kiểu Shichida đó là dùng tình yêu thương để kích thích xúc cảm, trí tuệ của trẻ. Thông qua việc giáo dục đầy tình yêu thương và tính nhân văn, tiềm năng của trẻ nhỏ sẽ được "mở khóa" và bộc lộ ra bên ngoài ngay từ khi còn rất nhỏ. 

Trong phương pháp này, tình yêu với gia đình là yếu tố cần được chú trọng hơn cả vì phương pháp giáo dục Shichida dựa trên “giáo dục từ trái tim”. Vai trò của cha mẹ lúc này cực kỳ quan trọng, tình yêu thương, sự kiên nhẫn và cả tính nhẫn nại của cha mẹ sẽ giúp bé hiểu được thế nào là tình yêu. Qua đó các em sẽ trân trọng các mối quan hệ trong gia đình, xã hội và phát triển triển đạo đức cá nhân. 

2. Phương pháp montessori cho trẻ sơ sinh

Phương pháp giáo dục montessori cho trẻ sơ sinh được phát triển bởi tiến sĩ người Ý Maria Montessori. Mặc dù đã ra đời hơn 100 năm nhưng montessori vẫn không hề bị lạc hậu. Trong phương pháp này, giáo viên đóng vai trò chính, họ sẽ là người hướng dẫn trực tiếp các bé học tập và sáng tạo thông qua các hoạt động thể chất và trí não.

Chính vì đóng vai trò quan trọng nên giáo viên cần nhẹ nhàng, yêu thương trẻ và có lòng vị tha mới có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái nhất để tham gia các hoạt động học tập và vui chơi. Thông qua những hoạt động này, các em sẽ phát triển tính tò mò của mình để đi tìm lời giải cho nhiều vấn đề xung quanh cuộc sống. Đồng thời, phương pháp giáo dục montessori còn giúp các em phát triển tính tự lập của mình ngay từ những năm đầu đời. 

Phương pháp Montessori

Một số trường học hiện nay đã áp dụng phương pháp montessori cho trẻ sơ sinh vào chương trình giảng dạy để giúp các bạn nhỏ bộc lộ được tài năng của mình từ sớm. Các lớp học đặc biệt này sẽ khuyến khích bé học thực hành với các tài liệu, dụng cụ sẵn có để giúp trẻ có thể khám phá các khái niệm, kỹ năng cũng như xây dựng niềm đam mê cho các em. Các hoạt động trong chương trình chủ yếu là các bài thực hành và vận động, lý thuyết chỉ chiếm phần nhỏ vì học nhiều lý thuyết sẽ khiến các em dễ cảm thấy chán nản và buồn ngủ. 

3. Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh Glenn Doman được đề xuất bởi một nhà vật lý trị liệu người Mỹ cùng tên. Mục đích chính của phương pháp này là kích thích trí thông minh của trẻ nhỏ. Nền tảng của Glenn Doman là dựa trên lý thuyết kích thích một giác quan (thị giác hoặc thính giác) để kích hoạt não bộ.

Phương pháp Glenn Doman

Trong quá trình điều trị và phục hồi của trẻ em, Glenn Doman đã nhận thấy rằng các thẻ giấy giấy được in chữ màu đỏ sẽ thu hút trẻ nhỏ hơn so với những thẻ giấy trắng đen thông thường. Nếu ta cho trẻ nhìn những thẻ giấy này hàng chục lần mỗi ngày thì các em có thể biết đọc sau một thời gian. Tương tự, nếu các thẻ giấy được in một hình ảnh bất kỳ bằng màu đỏ, ví dụ bắt tay, các em nhỏ được cho xem thẻ nhiều lần/ngày sẽ tự thực hành được động tác tương tự sau một thời gian. Nhìn chung, chương trình học của Glenn Doman ưu tiên các hoạt động thể chất vì ông đã chứng minh rằng hoạt động thể chất sẽ kích thích sự phát triển của não bộ và tinh thần.

Sau khi thử nghiệm trên một số bé có khiếm khuyết về não bộ, Glenn Doman đã nhận được kết quả vô cùng tích cực đó là những đứa trẻ này có thể đọc, đếm và học bất kỳ môn nào nhanh hơn nhiều so với các bạn cùng lứa tuổi. Kiến thức bách khoa cũng như sự phát triển thể chất của những bạn nhỏ này cũng ở cấp độ cao hơn so với những đứa trẻ bình thường.

>> Mách bạn cách dạy con của người Nhật giúp bé thông minh hơn 

>> 7 Phương pháp dạy con thông minh

4. Giáo dục trẻ sơ sinh bằng phương pháp STEM

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh STEM là sự kết hợp của STEM (khoa học, toán học) và Art (công nghệ, kỹ thuật). Chính sự kết hợp độc đáo này sẽ rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành nên giúp các bé hiểu nhanh hơn những kiến thức được học. 

STEM sẽ đem tới cơ hội trải nghiệm cho trẻ nhỏ, thông qua đó các em sẽ được thỏa sức sáng tạo và đưa ra những phương án để xử lý một vấn đề bất kỳ. Không chỉ giới hạn trong phạm vi trong nhà, các bé theo học STEM sẽ được tham gia các hoạt động nhóm, dã ngoại, khám phá thiên nhiên,... để bộc lộ được hết tài năng và trí tuệ của mình. 

giao-duc-bang-phuong-phap-STEM.jpg

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh STEM là sự kết hợp của STEM (khoa học, toán học) và Art (công nghệ, kỹ thuật)

5. Phương pháp dạy trẻ sơ sinh EASY

EASY là từ viết tắt của Eat (ăn), Activity (chơi), Sleep (ngủ), Your time (thư giãn). Đây cũng chính là các hoạt động chủ yếu mà phụ huynh cần áp dụng để giáo dục trẻ từ sớm. Trên thực tế, 4 hoạt động gồm ăn, ngủ, chơi và thư giãn là những như cầu căn bản mà mọi đứa trẻ đều sẽ trải qua. Tuy nhiên, với những bé không được đào tạo từ sớm thì mọi hoạt động này sẽ diễn ra một cách tự phát, không theo chu trình cụ thể. Với EASY, bố mẹ sẽ áp dụng từng chu trình cụ thể như sau để con phát triển khỏe mạnh hơn:

Chu trình 3 giờ

Đối tượng áp dụng: Các bé dưới 3 tháng tuổi, cân nặng từ 2.7kg trở lên

Nội dung: Sau khi cho bé ăn thì 3 giờ sau bé mới cảm thấy đói bụng và cần ăn bữa tiếp theo. Sau khi cho ăn, bé sẽ tự chìm vào giấc ngủ mà không cần ru. Để bé quen với lịch sinh hoạt này thì mẹ cần tập cho bé trong khoảng 3 tháng liên tục. 

chu-trinh-3-gio.jpg

Chu trình 3h trong phương pháp EASY

Chu trình 4 giờ

Đối tượng áp dụng: 3-7 tháng tuổi

Nội dung: 

- Tăng thời gian cho bé vui chơi, cho bé chơi trong 1.5 - 2 giờ trước khi ngủ 

- Giảm thời gian ngủ, giảm lượng thức ăn từng bữa

- Nếu bé vẫn đói thì nên cho bé ăn 1 bữa phụ

- Không nên cho bé ăn quá nhiều vào ban ngày cũng như ban đêm

Mục đích là để giúp bé ngủ sâu giấc hơn vào ban đêm, hạn chế tình trạng bé thức dậy giữa chừng.

Chu trình 2-3-4 giờ

Đối tượng áp dụng: 7-10 tháng tuổi

Nội dung: 

- Cho bé ngủ 2 giấc vào ban ngày, thời gian ngủ giữa mỗi giấc là 30-45 phút

- Thời gian giữa các bữa ăn là 4 tiếng, cho bé ăn gần giờ ăn của gia đình

- Cho bé hoạt động thể chất thoải mái sau khi ăn trưa 3 tiếng

chu-trinh-2-3-4.jpg

Chu trình 2-3-4 giờ trong chương trình giáo dục sớm EASY

Chu trình 5-6 giờ

Đối tượng áp dụng: 10 tháng - 1 tuổi

Nội dung:

- Cho bé ngủ 1 giấc kéo dài từ 30-45 phút vào buổi trưa

- Tập cho bé thức nhiều hơn, ngủ ít đi để giấc ngủ đêm sâu hơn

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về 5 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả. Mong rằng mẹ sẽ chọn được phương pháp phù hợp với con để bé phát triển khỏe mạnh và thông minh. 

[Tổng số: 14 Trung bình: 2]