Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

BA là gì? Các kỹ năng cần có để trở thành Business Analyst

Nội dung được viết bởi Bá Ngọc Cương

Ngày nay thuật ngữ Business Analyst (BA) không chỉ được rất nhiều người quan tâm mà còn đang vị trí công việc được rất nhiều doanh nghiệp săn đón. Vậy BA là gì? BA yêu cầu những kỹ năng gì để hỗ trợ doanh nghiệp, đưa ra những giải pháp cải tiến hiệu quả. Qua bài viết này, Unica sẽ cùng bạn khám phá Business Analyst và cơ hội nghề nghiệp của công việc này trong xu hướng công nghệ hiện nay.

Business Analyst (BA) là gì?

BA là viết tắt của Business Analyst, còn được gọi là Chuyên viên phân tích kinh doanh. Ở Việt Nam, BA còn được gọi là Chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Trách nhiệm chính của BA là phân tích, đánh giá quá trình kinh doanh của công ty để xác định các điểm yếu và đề xuất các giải pháp. Đôi lúc BA sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng để nhận những góp ý, đánh giá rồi truyền về nội bộ xử lý. BA còn đảm nhận vai trò quản lý các tài liệu kỹ thuật.

Business Analyst là chuyên viên phân tích kinh doanh 

Business Analyst là chuyên viên phân tích kinh doanh 

Chẳng hạn, khi doanh nghiệp gặp các vấn đề trong việc phát triển, BA sẽ làm việc trực tiếp với các bên liên quan để đưa ra các giải pháp, đáp ứng yêu cầu được đề ra. Ngoài ra, các Business Analyst có thể linh động sử dụng các giải pháp, đề xuất  thay đổi các chính sách hoặc đào tạo lại nhân viên. BA sẽ có trách nhiệm cùng với đội kỹ thuật/kinh doanh để xây dựng và triển khai kế hoạch.

Đây không chỉ là công việc trong riêng lĩnh vực IT mà còn tồn tại ở những ngành nghề khác, trong các lĩnh vực khác nhau như logistics, ngân hàng. BA cần phải hiểu rõ các bên liên quan bao gồm những ai và có đóng góp như thế nào trong dự án.

Vai trò của BA trong môi trường doanh nghiệp 

Giao tiếp và hỗ trợ

Các BA có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác trong tổ chức. Nhiệm vụ chính của Business Analyst là thu thập các yêu cầu từ các bên liên quan, trở thành một cầu nối giao tiếp để giảm chi phí khi không hiểu lầm về yêu cầu.

BA cần phải hiểu rõ vai trò của các bên kinh doanh trong tổ chức bao gồm từ chủ doanh nghiệp cho đến các bộ phận, các trưởng nhóm,... và người dùng cuối cùng. Họ sẽ thiết lập các kênh liên lạc chặt chẽ để đưa những thông tin phù hợp đến đúng đối tượng.

Họ cũng có nhiệm vụ xây dựng môi trường giao tiếp hiệu quả, thân thiện để các nhóm trong tổ chức dễ dàng kết nối, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng, giao tiếp hiệu quả. Họ sẽ tập trung vào những câu hỏi để đào sâu vào những nhu cầu dự án của doanh nghiệp và khách hàng.

BA có nhiệm vụ giao tiếp và hỗ trợ trong doanh nghiệp

BA có nhiệm vụ giao tiếp và hỗ trợ trong doanh nghiệp

Giám sát quy trình làm việc và công cụ phân tích 

Để đạt được mục tiêu, của Business Analyst phải xây dựng được quy trình tối yêu, xác định được các yêu cầu, thu thập thông tin, khoanh vùng phạm vi và xác định mức độ yêu tiên. Họ cần tận dụng nhiều kỹ năng, kỹ thuật khác nhau như brainstorming, phỏng vấn, tổ chức các hội thảo,... để hoàn thành được các yêu cầu mà doanh nghiệp đề ra.

Các nhà phân tích kinh doanh phát triển các mô hình quy trình kinh doanh, từ các khung cho đến lưu đồ sơ đồ chuyển đổi trạng thái. BA sử dụng một chu trình phản hồi liên tục theo từng giai đoạn để đảm bảo các thông tin không bị sót lại, hoàn thành mục tiêu kinh doanh.

Ngày nay, BA trở thành một công việc và giai đoạn quan trọng để đảm bảo rằng thời gian, nguồn lực tài liệu của doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả.

Giám sát quá trình làm việc và thực hiện phân tích 

Giám sát quá trình làm việc và thực hiện phân tích 

Vận dụng các kiến thức 

Các nhà phân tích kinh doanh cần phải vận dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình để tối ưu cho tổ chức. Công việc này không chỉ đòi hỏi kỹ năng phân tích xuất sắc mà còn cần phải nắm bắt các kiến thức mới nhanh chóng.

Các kiến thức chuyên môn sẽ giúp các BA đánh giá rủi ro từ góc độ kỹ thuật, kinh doanh, sau đó họ sẽ đề xuất được các giải pháp tối ưu cho các bên liên quan. Mặc dù, việc đề xuất giải pháp chỉ là một trong những công việc của BA, họ còn cần phải hiểu tổng thể các dự án và quy trình kinh doanh.

Do đó, BA dễ dàng trở thành người hướng dẫn tốt nhất trong doanh nghiệp, huấn luyện những người dùng khác để đạt được mục tiêu trong doanh nghiệp.

Vận dụng các kiến thức để đạt mục tiêu trong doanh nghiệp

Vận dụng các kiến thức để đạt mục tiêu trong doanh nghiệp

Mô tả công việc của vị trí BA - Business Analyst

Công việc của Business Analyst bao gồm nhiều nghiệp vụ khác nhau, đòi hỏi những kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực phân tích, quản lý, dự báo,... Họ cần phải hiểu rõ các yêu cầu về báo cáo, tuân thủ các quy định.

Dưới đây là mô tả công việc của Business Analyst:

  • Làm việc với các bên liên quan, đồng nghiệp để hiểu rõ yêu cầu kinh doanh quan trọng.

  • Phân tích mô hình dữ liệu rồi đưa ra kết luận.

  • Đưa ra các giải pháp sáng tạo để thay đổi chiến lược.

  • Phát minh các quy trình, hệ thống để thực hiện các thay đổi.

  • Giao tiếp hiệu quả, sử dụng các kỹ năng cá nhân để tương tác và đánh giá.

  • Năng lực viết báo cáo, thuyết trình làm rõ vấn đề.

  • Kiến thức chuyên môn vững vàng, sâu rộng.

  • Thực hiện khảo sát, kiểm tra và tổ chức hội thảo.

Mô tả công việc BA

Mô tả công việc BA

Mặc dù có nhiều nhiệm vụ cần thực hiện, tuy nhiên các Business Analytics thường phải có 3 nhóm chuyên môn chính như sau.

Phân tích quản lý (Management Analyst)

Họ cần phải nắm rõ kỹ năng phân tích quản lý để trở thành tư vấn viên, đưa ra những giải pháp, góp ý hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp. Họ không chỉ hỗ trợ các nhà quản lý trong việc phân tích các hoạt động mà còn xử lý các vấn đề trong doanh nghiệp. Họ dễ dàng đề xuất các phương án để tăng cường hiệu quả kinh doanh và giảm chi phí không cần thiết.

Phân tích hệ thống vận hành (Systems Analyst)

Khi phân tích hệ thống vận hành, các Business Analyst cần phải phân tích được các thức vận hành của doanh nghiệp, đánh giá cơ sở hạ tầng, công nghệ của tổ chức. Họ có nhiệm vụ phát hiện ra những điểm yếu để đề xuất giải pháp, nắm bắt những điểm mạnh để tiếp tục phát huy. Công việc này đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao về phương thức kinh doanh và công nghệ để đánh giá thực trạng của doanh nghiệp.

Phân tích dữ liệu (Data Analyst)

Các Business Analyst cần phải chịu trách nhiệm phân tích, thu thập và quản lý các dữ liên quan liên quan đến thị trường, doanh số, hoạt động logistics,... Với các kiến thức chuyên môn sâu rộng họ cần đảm bảo sự chính xác của các dữ liệu này. Sau khi đã phân tích các số liệu một cách logic, họ sẽ có cơ sở để đề xuất biện pháp.

Một Business Analyst cần phải đảm ba nhóm chuyên môn chính 

Một Business Analyst cần phải đảm ba nhóm chuyên môn chính 

8 kỹ năng cần có của BA

  • Giao tiếp và xây dựng mối quan hệ:

Công việc BA đòi hỏi bạn cần phải giao tiếp rất nhiều không chỉ với đồng nghiệp mà còn cả các bên liên quan. Do đó, bạn cần kỹ năng giao tiếp không chỉ mở rộng quan hệ mà còn là để thấu hiểu những mong muốn của các bên liên quan.

Không những thế, họ còn cần xây dựng kỹ năng đàm phán và thuyết phục trong quá trình giao tiếp để các bên làm theo các giải pháp của bạn. Kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng khi các BA phải tổ chức các cuộc họp, hội thảo.

  • Sự nhạy bén, kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu:

Kiến thức nghiệp vụ là những kiến thức liên quan đến nghiệp vụ của khách hàng mà người làm BA cần phải hiểu rõ, nắm vững. Bạn cần phải hiểu các khái niệm phức tạp như Account Payable - Receivable, General Ledger, Trial Balance,... ở trong những lĩnh vực nhất định. Những người làm BA cần phải nhanh chóng nắm bắt, cập nhật các kiến thức cơ bản và kiến thức của các lĩnh vực liên quan.

Nhạy bén và có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu 

Nhạy bén và có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu 

  • Kỹ năng, tư duy phân tích dữ liệu:

Một người làm công việc phân tích nghiệp cần chắc chắn phải có kỹ năng phân tích dữ liệu, chắt lọc các thông tin có giá trị đối với doanh nghiệp. Khi đã phân tích được các số liệu kỹ càng, bạn đã có cơ sở để sáng tạo, cải tiến những ý tưởng để đem lại kết quả tốt hơn, toàn diện hơn.

  • Kỹ năng sử dụng các công cụ:

Đối với những người làm BA thì cần phải biết sử dụng một số công cụ, phần mềm phục vụ cho công việc. Việc sử dụng các công cụ giúp việc phân tích của bạn nhanh chóng và dễ dàng hơn, từ đó đảm bảo việc làm việc độc lập, tư duy và phân tích vấn đề.

Một số công cụ điển hình như là:

Modeling: Draw.IO, Microsoft Visio,...

Requirement tracking: Microsoft Teams/VSTS, Trello,...

Designing: Axure RP, Photoshop, Powerpoint,...

Data Query/Reporting: SQL Server, Crystal,...

Một số tools hỗ trợ khác: Screenpresso, bộ SDK…

Cần phải biết ứng dụng các công cụ công nghệ

Cần phải biết ứng dụng các công cụ công nghệ

  • Kỹ năng Brainstorming:

Brainstorming là kỹ năng quan trọng để tạo ra những ý tưởng, giải pháp thông qua việc động não. Kỹ thuật này giúp BA thu thập từ các nhóm ý tưởng, khám phá các vấn đề để tìm ra cách thức sáng tạo, giải quyết các vấn đề phức tạp bằng ý tưởng mới.

  • Tư duy phản biện:

Các BA cần có tư duy phản biện để đánh giá các thông tin một cách chính xác, phát hiện ra những bất thường và đề xuất những giải pháp phù hợp. Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải đặt câu hỏi đúng, suy nghĩ logic và phát triển các chiến lược kinh doanh.

Kỹ năng tư duy phản biện giúp nhanh chóng phát hiện vấn đề

Kỹ năng tư duy phản biện giúp nhanh chóng phát hiện vấn đề

  • Kỹ năng ra quyết định, xử lý các vấn đề:

Đối với những người làm trong lĩnh vực công nghệ, công việc của BA sẽ thường xuyên phải thay đổi đáp ứng các giải pháp kinh doanh của khách hàng. Do đó, họ cần phải đánh giá tình hình tốt, tiếp nhận các thông tin một cách chuẩn xác để ra quyết định xử lý vấn đề chính xác, nhanh chóng. 

  • Kỹ năng quản lý: 

Một BA cần phải có kỹ năng quản lý dự án. Họ cần phải biết cách xây dựng một kế hoạch bao gồm thời gian, phạm vi và các yêu cầu cần có để đảm bảo hoàn tất được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, họ cũng cần phải dự báo ngân sách, giữ các mối quan hệ và ràng buộc trong thời gian thực hiện dự án. 

Kỹ năng quản lý giúp đảm bảo tiến độ công việc 

Kỹ năng quản lý giúp đảm bảo tiến độ công việc 

Học gì để trở thành BA?

Hiện nay chưa có ngành nào ở Việt Nam đào tạo trực tiếp về ngành học ngành. Tuy nhiên, để trở thành một Business Analyst thì bạn có thể lựa chọn một số ngành học như sau để ứng dụng trong công việc.

Hệ thống thông tin quản lý

Ngành học hệ thống tin quản lý sẽ giúp bạn trau dồi được những kỹ năng, kiến thức để trở thành một chuyên viên BA chuyên nghiệp. Các trường đại học sẽ đào tạo các kiến thức về công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin quản lý và các vấn đề kinh tế. Do đó, nếu bạn vừa sở hữu được các công nghệ IT, thêm các kiến thức về kinh tế thì chắc chắn bạn đã có thế mạnh trong tay.

Công nghệ thông tin 

Nhóm sinh viên theo học công nghệ thông tin (IT) có lợi thế về công nghệ, hiểu được cách vận hành và phát triển hệ thống các phần mềm riêng biệt, chuyên nghiệp. Trong trường hợp học công nghệ thông tin mà muốn rẽ hướng sang làm chuyên viên phân tích nghiệp vụ, thì bạn cần trau dồi thêm các kiến thức về kinh tế, kinh doanh, tài chính,.. và các kỹ năng mềm khác.

Để trở thành BA có thể học công nghệ thông tin

Để trở thành BA có thể học công nghệ thông tin

Nhóm ngành kinh tế - quản lý 

Ngoài ra nếu bạn không học trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thì bạn có thể theo học khối ngành kinh tế. Các kiến thức kinh tế có thể giúp bạn tích hợp để phân tích các hoạt động kinh doanh theo thị trường. Tuy nhiên, bạn cần phải học thêm các kiến thức và kỹ năng về công nghệ để áp dụng vào tính toán, vận dụng đáp ứng công việc.

Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể học thêm các kiến thức về công nghệ thông tin, nâng cao các kỹ năng về kinh tế tại Unica. Từ những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, bạn có thể tự tìm hiểu các thông tin quan trọng, các kỹ năng và cập nhật kiến thức ngành để áp dụng vào trong công việc Business Analyst. Ngoài ra, các chuyên viên phân tích nghiệp vụ cũng cần phải liên tục cập nhật kiến thức để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Business Analyst

Ngành Business Analyst tại Việt Nam đang ngành càng trở nên quan trọng trong các doanh nghiệp và có triển vọng tích cực. Các chuyên gia trong lĩnh vực này giúp đóng góp các ý kiến thay đổi phát triển hiệu quả trong doanh nghiệp. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thị trường.

Hiện nay, nếu bạn muốn trở thành một BA thì có một số hướng đi cho bạn lựa chọn:

  • Vận hành: Tìm hiểu sâu các dự án  liên quan đến nguồn lực về chi phí, thời gian và con người. Do đó, BA có thể lựa chọn trở thành quản lý dự án Project Manager, CIO, Product Manager,...

  • Quản lý: BA Team Leader, BA Program Leader,... và tiến xa hơn là BA Manager,..

  • Xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp: Business Architect hoặc Enterprise Architect. 

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành BA

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành BA

Câu hỏi thường gặp

Câu 1: BA có phải là công việc IT không?

Thực chất công việc BA không phải lúc nào cũng thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Đôi lúc trong các BA vẫn cần phải đóng vai trò là người liên lạc giữa các chi nhánh điều hành và công nghệ thông tin. Họ cũng cần các kỹ năng về kinh doanh, kinh tế, tài chính để thực hiện nhiều tác vụ. Do đó, một chuyên viên BA trong lĩnh vực công nghệ thông tin thường được gọi là Nhà phân tích kinh doanh công nghệ thông tin.

Câu 2: Ba vai trò quan trọng cần có của BA là gì?

BA có vai trò phân tích các mô hình dữ liệu, đưa ra những kết luận hợp lý, góp phần phát triển các giải pháp sáng tạo cho doanh nghiệp, tăng lợi ích cho khách hàng. Do đó, họ giống như một người có vai trò điều tiết lại hoạt động kinh doanh sao phù hợp với nguồn lực và quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Câu 3: Mức lương của BA bao nhiêu?

Hiện nay, mức lương của ngành Business Analyst phụ thuộc vào kinh nghiệm và vị trí làm việc của mỗi người. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng công việc này có mức lương khá cao so với những ngành khác. Tại Việt Nam, ở vị trí Fresher thường được nhận 10 - 15 triệu/tháng, Junior 15 - 20 triệu, Senior khoảng 20 - 25 triệu đồng và tăng dần.

Tổng kết

Business Analyst không chỉ đơn thuần là một vị trí công việc mà nó còn có vai trò quan trọng trong việc định hình lại chiến lược kinh doanh, tạo nên các giá trị thực sự cho doanh nghiệp. Qua bài viết này, Unica đã cùng các bạn tìm hiểu về BA là gì, các yêu cầu cần có để trở thành một chuyên gia phân tích nghiệp vụ. Việc nắm vững những thông tin này giúp bạn có thể hiểu rõ về ngành này và trở thành một BA xuất sắc.

0/5 - (0 bình chọn)