ChatGPT ra đời tạo nên cơn bão trên toàn cầu bởi những gì mà nó có thể mang lại cho người dùng. Thế nhưng nhiều người dùng còn đang băn khoăn về độ tin cậy và vấn đề bảo mật của ChatGPT. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu những lý giải về những rủi ro khi sử dụng ChatGPT thông qua bài viết.
1. Bảo mật dữ liệu trong sử dụng ChatGPT
Bảo mật dữ liệu là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với công cụ ChatGPT và các hệ thống trí tuệ nhân tạo khác. Để bảo mật dữ liệu, ChatGPT cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Đảm bảo thông tin riêng tư và dữ liệu của người dùng, bao gồm thông tin cá nhân và nội dung các cuộc trò chuyện.
- Ngăn chặn vấn đề tấn công mạng.
- Đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống và ngăn chặn người dùng trái phép truy cập vào hệ thống hoặc thay đổi nội dung hệ thống.
- ChatGPT phải đảm bảo không có dữ liệu quan trọng hoặc nhạy cảm nào bị lộ ra bên ngoài.
- Chat GPt phải đảm bảo rằng hệ thống luôn khả dụng và có thể truy cập được cho người dùng.
Vấn đề bảo mật dữ liệu trong ChatGPT
2. Rủi ro về việc sao chép dữ liệu cá nhân
Khi sử dụng ChatGPT, bạn sẽ dễ gặp rủi ro về việc sao chép dữ liệu cá nhân. Dữ liệu của cá nhân có thể bị sao chép khi các thông tin nhạy cảm được truyền tải qua mạng hoặc lưu trữ trên máy chỉ không được bảo mật đúng cách. Ngoài ra, dữ liệu cũng có thể bị sao chép nếu người dùng không đảm bảo an ninh tài khoản của mình hoặc hacker có thể truy cập vào tài khoản người dùng.
Để giảm thiểu rủi ro về việc sao chép dữ liệu cá nhân, ChatGPT cần sử dụng các biện pháp bảo mật khác nhau. Chẳng hạn như mã hóa dữ liệu và quản lý truy cập, để đảm bảo tính bảo mật và riêng tư của dữ liệu người dùng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo an ninh tài khoản của mình bằng cách sử dụng mật khẩu mạnh và thay đổi mật khẩu định kỳ.
3. Sự rủi ro về việc xâm nhập vào hệ thống ChatGPT
Xâm nhập vào hệ thống ChatGPt là một vấn đề bảo mật vô cùng nghiệp trọng đối với người dùng và đối với hệ thống ChatGPT. Hacker có thể sử dụng các kỹ thuật khai thác lỗi bảo mật để thực hiện điều này.
Một số rủi ro về việc xâm nhập vào hệ thống ChatGPT có thể bao gồm:
- Đánh cắp dữ liệu: Nếu ChatGPT bị xâm nhập thì người dùng có thể bị đánh cắp các thông tin liên quan đên: Tên, địa chỉ email, số điện thoại, thông tin tài khoản hay bất cứ thông tin nhạy cảm nào khác cần được bảo mật.
- Làm chậm quá trình hoạt động: Nếu bị tấn công, hệ thống ChatGPT có thể bị làm chậm hoặc ngưng hoạt động hoàn toàn, gây ra rất nhiều khó khăn cho người dùng trong việc truy cập và sử dụng dịch vụ.
- Gây ra lỗ hổng bảo mật: Nếu bị xâm nhập, những kẻ tấn công có thể khai thác các lỗ hổng khác để tiếp tục tấn công hệ thống hoặc để truy cập các tài khoản khác của người dùng.
4. Việc bảo vệ độ tin cậy của dữ liệu sử dụng trong ChatGPT
Độ tin cậy của dữ liệu khi sử dụng ChatGPT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chất lượng của dữ liệu đầu vào, độ chính xác của mô hình và các biện pháp bảo mật của hệ thống.
Trong quá trình huấn luyện mô hình, ChatGPT sử dụng một lượng lớn dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau trên internet. Tuy nhiên, chất lượng của dữ liệu đầu vào không phải lúc nào cũng đảm bảo, có thể chứa các thông tin sai lệch hoặc bị ảnh hưởng bởi định kiến và mất tính khách quan. Điều này có thể dẫn đến mô hình ChatGPT không chính xác trong việc đưa ra câu trả lời hoặc dự đoán.
Ngoài ra, các biện pháp bảo mật của hệ thống ChatGPT đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu. Nếu hệ thống không được bảo mật chặt chẽ, dữ liệu của người dùng có thể bị đánh cắp hoặc bị xâm nhập, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, với các biện pháp bảo mật và kiểm soát chất lượng dữ liệu đầu vào tốt, ChatGPT có thể đem lại độ tin cậy cao cho dữ liệu của người dùng. ChatGPT cũng có thể cải thiện độ chính xác của mô hình thông qua việc sử dụng các kỹ thuật tối ưu hóa và đánh giá hiệu suất mô hình định kỳ.
Bảo vệ độ tin cậy của dữ liệu trong ChatGPT
5. Nguy cơ mất mát hoặc vi phạm quyền riêng tư của người dùng
Khi sử dụng ChatGPT, người dùng có thể đối mặt với nguy cơ bị ChatGPT thu thập dữ liệu riêng tư.
Vi dụ: Nếu một luật sư yêu cầu ChatGPT đánh giá bản thảo thỏa thuận pháp lý. Hoạt động này sẽ được đưa vào cơ sở dữ liệu hệ thống và tiếp tục được dùng để huấn luyện AI. Đồng thời, nó cũng có thể xuất hiện trong phần trả lời cho các câu hỏi của những người khác không liên quan.
Theo chính sách, Open Ai có thể thu thập các dữ liệu như địa chỉ IP, thiết lập trình duyệt và chia sẻ thông tin người dùng với bên thứ 3 mà không cần thông báo. Điều đó đồng nghĩa với việc, người dùng AI nên thẩn trọng với những gì họ đang chia sẻ hoặc tìm kiếm nội dung thông tin.
6. Rủi ro về việc sử dụng chatgpt để phá hoại hoặc tấn công
ChatGPT được phát hàng vào tháng 11/2022 bởi OpenAi. Với dữ liệu không lổ, ChatGPT có thể trò chuyện, trả lời câu hỏi, thiết lập văn bản theo yêu cầu của người dùng.
Sự phát triển của ChatGPT chính là một tiến bộ công nghệ quan trọng. Thế nhưng ngoài những ưu điểm mà nó mang lại, chúng ta cần cân nhắc đến những rủi ro và tiềm ẩn của công cụ này. Đó chính là rủi ro về việc sử dụng ChatGPT để phá hoại hoặc tấn công. Chúng bao gồm những khía cạnh như sau:
- Tạo ra những tin tức giả mạo gây ảnh hưởng đến người dùng hoặc ảnh hưởng đến các quyết định của tổ chức.
- Lừa đảo qua Email như: Lừa đảo thông tin tài khoản ngân hàng, lừa đảo thông tin cá nhân, lừa đảo các thông tin nhạy cảm khác.
- Tấn công các hệ thống bảo mật: ChatGPT có thể sử dụng để tấn công các hệ thống bảo mật bằng cách tạo ra những thông tin giả mạo, làm cho hệ thống này phát hiện ra là những người dùng hợp lệ.
- Tạo ra nội dung độc hại: ChatGPT có thể được sử dụng để ra những nội dung độc hại như Virus, mã độc hoặc các phần mềm gián điệp, gây ảnh hưởng đến tính riêng tư của người dùng.
7. Việc bảo vệ thông tin cá nhân trong quá trình sử dụng Chatgpt
Sử dụng ChatGPT có thể gặp phải các rủi ro về bảo vệ thông tin cá nhân như sau:
- Lỗi bảo mật phía máy chủ: Nếu máy chủ lưu trữ dữ liệu của ChatGPT không được bảo mật đúng cách, thông tin cá nhân của người dùng có thể bị lộ ra ngoài.
- Lỗi bảo mật phía người dùng: Nếu người dùng không bảo vệ tài khoản của mình đúng cách, như sử dụng mật khẩu yếu, sử dụng tài khoản trên các thiết bị không an toàn, thì người dùng có thể bị tấn công để lấy cắp thông tin cá nhân.
- Sử dụng dữ liệu cá nhân cho mục đích không đúng: Có thể những bên thứ ba không trung thực có thể thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng từ ChatGPT mà không được sự cho phép của người dùng, sau đó sử dụng dữ liệu này cho mục đích không đúng.
Tấn công bằng phần mềm độc hại: Các tên trộm tin tặc có thể lợi dụng các lỗ hổng bảo mật để tấn công máy tính của người dùng và lấy cắp thông tin cá nhân.
8. Rủi ro về việc sử dụng dữ liệu trong Chatgpt cho mục đích không phù hợp
Một trong những rủi ro khi dùng ChatGPT là chúng được sử dụng cho những mục đích không phù hợp. Chẳng hạn như:
- Thu thập dữ liệu trái phép: Việc thu thập dữ liệu của người dùng trái phép mà chưa được sự đồng ý của người dùng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư.
- Sử dụng dữ liệu để phục vụ mục đích phi pháp: Nếu những người sử dụng dữ liệu của ChatGPT để phục vụ cho mục đích phi pháp như gian lận, đánh cắp thông tin cá nhân hay tấn công vào hệ thống thì đây sẽ là hành động vi phạm pháp luật và gây hiệu quả nghiêm trọng.
- Sử dụng dữ liệu để phân tích và theo dõi hành vi người dùng: Nếu dữ liệu được sử dụng để phân tích và theo dõi hành vi người dùng mà không có sự đồng ý của họ, điều này có thể gây ra vấn đề về quyền riêng tư.
- Lộ thông tin nhạy cảm: Nếu dữ liệu được sử dụng để tạo ra các câu trả lời cho các câu hỏi nhạy cảm hoặc thông tin cá nhân của người dùng, có thể dẫn đến lộ thông tin nhạy cảm hoặc vi phạm quyền riêng tư của người dùng.
9. Nguy cơ bị tấn công bằng phần mềm độc hại khi sử dụng ChatGPT
Sử dụng ChatGPT có thể gặp nguy cơ bị tấn công bởi các phần mềm độc hại, trong đó có các loại tấn công như sau:
- Tấn công từ phía máy chủ: Kẻ tấn công có thể tấn công vào máy chủ chứa ChatGPT để lấp cắp thông tin hoặc tấn công trực tuyến vào phần mềm để đánh cắp thông tin người dùng.
- Tấn công từ phía người dùng: Kẻ tấn công có thể tấn công vào máy tính của người dùng bằng cách lợi dụng số hổng trong trình duyệt Web bằng cách cài đặt phần mềm độc hại trên máy tính của người dùng. Sau đó, họ có thể sử dụng phần mềm độc hại để lấy cắp thông tin cá nhân của người dùng khi họ sử dụng ChatGPT.
Nguy cơ tấn công bằng phần mềm độc hại khi sử dụng ChatGPT
10. Việc bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu trong ChatGPT
Một vấn đề thật sự đáng lo là khi sử dụng trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là ChatGPT là dữ liệu không được bảo mật một cách toàn vẹn. Các tài khoản không chính chủ có thể sử dụng ChatGPT để lan truyền những những tin tức giả mạo một cách nhanh chóng trên các nền tảng mạng xã hội, điều này khiến mọi người khó có thể tìm được những thông tin đáng tinh cậy.
Điều này có thể tác động rất lớn đến những phát ngôn liên quan đến cộng đồng, làm cho mọi người khó có được những cuộc thảo luận mang tính xây dựng.
Đặc biệt, Open Ai cũng cảnh báo rằng ChatGPT có thể tạo ra nhưng thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng hoặc dễ gây hiểu lầm. Do đó người dùng phải cân nhắc trước khi sử dụng chúng. Bởi các câu trả lời nghe có vẻ hợp lý và có căn cứ, nhưng chúng hoàn toàn có thể đưa ra những kết quả sai.
11. Tổng kết
Thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về vấn đề bảo mật của ChatGPT. ChatGPT vừa là cơ hội, vừa mang lại nhiều rủi ro cho người dùng. Do vậy, bạn nên cân nhắc để sử dụng công cụ ChatGPT cho phù hợp.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!