Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản chứng khoán là gì

Ngoài những yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến khả năng đạt được lợi nhuận của nhà đầu tư thì một yếu tố nữa cũng cần thiết đó là tính thanh khoản. Đây được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá các loại tài sản của chứng khoán. Vậy thanh khoản chứng khoán là gì và những yếu tố nào ảnh hưởng đến thanh khoản trong chứng khoán thì hãy cùng Unica tìm hiểu thêm nhé!

Tổng quan về tính thanh khoản

Thanh khoản chứng khoán là gì?

thanh-khoan-chung-khoan-la-gi

Thanh khoản chứng khoán là gì?

Tính thanh khoản là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các ngành nghề, lĩnh vực có liên quan đến tài chính. Trong tiếng Anh, tính thanh khoản chính là "liquidity", từ này còn có nghĩa là tính lỏng. Thanh khoản là khái niệm dùng để chỉ mức độ lưu động của một sản phẩm hay tài sản bất kỳ có thể mua vào hoặc bán ra mà không làm ảnh hưởng gì nhiều đến giá trị thị trường của nó. Hiểu một cách đơn giản thì tính thanh khoản sẽ dùng để thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một sản phẩm hoặc tài sản bất kỳ nào đó.

Ví dụ như tiền mặt là loại tài sản mà có tính thanh khoản cao vì nó được "bán" để đổi lấy hàng hóa với giá trị gần như không có sự thay đổi. Hoặc chứng khoán hay các khoản phải thu, khoản nợ...cũng có tính thanh khoản cao vì khả năng chuyển đổi các loại tài sản này tiền mặt khá dễ dàng.

Tính thanh khoản của chứng khoán được chính xác là khả năng chuyển đổi từ chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại chuyển đổi từ tiền mặt qua chứng khoán.

Xếp hạng loại tài sản có tính thanh khoản

Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, các tài sản sẽ được sắp xếp từ cao đến thấp theo tính thanh khoản cụ thể như sau:

1. Tiền mặt

2. Đầu tư ngắn hạn

3. Khoản phải thu

4. Ứng trước ngắn hạn

5. Hàng tồn kho

Trong đó, thì tiền mặt được xem là có tính thanh khoản cao nhất vì nó chính là công cụ dùng trực tiếp để thanh toán, trao đổi, lưu thông cũng như tích trữ các loại hàng hóa đặc biệt là tài sản.

Hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất do nó phải trải qua nhiều giai đoạn phân phối và tiêu thụ, rồi mới chuyển thành khảo phải thu, sau đó một thời gian nữa mới có thể chuyển thành tiền mặt được.

Ngoài những loại tài sản kể trên, thì chứng khoán cũng được xem là một loại tài sản có khả năng thanh khoản cao và được xếp hạng hàng đầu những loại tài sản có tính thanh khảo cao nhất sau tiền mặt.

Ý nghĩa của thanh khoản chứng khoán là gì?

Tính thanh khoản trong chứng khoán có thể nói đem lại cho các nhà đầu tư nhiều lợi ích trong việc ra quyết định đầu tư của mình, cụ thể đó là:

- Thể hiện được sự linh hoạt và an toàn của một tài sản hay thị trường

- Dù là tài sản ngắn hạn hay lưu động sẽ có tính thanh khoản cao khi giá của nó ít bị biến động trên thị trường

- Thị trường nào mà có tính thanh khoản cao sẽ thường là thị trường hoạt động năng động và hiệu quả hơn

Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán

>>> Xem ngay: Nguyên tắc chung của việc lưu ký chứng khoán là gì?

rui-ro-trong-thanh-khoan-chung-khoan

Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán

Các nhà đầu tư không chỉ quan tâm tới mỗi tính thanh khoản chứng khoán mà còn cân nhắc tới khả năng bán lại chúng để thu hồi được nguồn vốn bỏ ra. Trong trường hợp nhà đầu tư khó tìm được người mua hoặc phải bán với mức giá thấp hơn, nghĩa là chứng khoán đó có khả năng phục hồi kém. Lúc này nhà đầu tư sẽ phải chịu tổn thất về mặt tài chính.

Trên thực tế nếu một nhà đầu tư nắm trong tay rất nhiều chứng khoán nhưng không thể bán hết ra được, chỉ biết chịu thua lỗ theo từng ngày thì đây sẽ chính là phần rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán.

Một vài sản phẩm đầu tư như kim loại quý, bảo hiểm, bất động sản hay chứng khoán...trên thị trường tài chính đều có những mối liên hệ mật thiết với nhau. Một khi thị trường tài chính chung biến động cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán, gây ra khả năng rủi ro thanh khoản lớn cho các nhà đầu tư.

Do vậy nếu lựa chọn đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư cần phải xem xét kỹ đến khả năng bán lại của chứng khoán để bảo toàn được nguồn vốn đầu tư ban đầu.

Ngoài ra, để hạn chế được rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán, thì các nhà đầu tư cũng cần tìm cách phân bổ nguồn vốn cho phù hợp, phòng ngừa được khả năng không bán lại được hoặc khi bán sẽ có nguy cơ bị mất giá.

Yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán

Đầu tiên phải kể đến đó là hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp. Thông thường những mã cổ phiếu của các doanh nghiệp có uy tín, hiệu quả và làm ăn tốt thì thông tin sẽ được công bố minh bạch, rõ ràng, đồng thời có tính thanh khoản cao hơn và ngược lại.

Thứ hai, những thông tin có tác động mạnh từ các cơ quan quản lý, ví dụ như: Chỉ thị 03 đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với thị trường chứng khoán trong thời gian vừa rồi. Nhiều nhà đầu tư dù rất muốn mua vào trong thời điểm thị trường đi xuống nhưng đành đứng nhìn khi không còn đủ nguồn cung tiền từ các ngân hàng.

Thứ ba, ngoài ra còn gặp nhiều hạn chế về "room" của các nhà đầu tư nước ngoài. Những nhà đầu tư nước ngoài đang gặp phải rào cản hết "room" (là khoảng cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu của doanh nghiệp trong nước đã được niêm yết, hiện là 30% đối với các tổ chức tín dụng và 49% đối với các ngành nghề kinh doanh khác) hoặc trường hợp gần hết room đối với những loại cổ phiếu đang trong tầm ngắm của họ.

Thứ tư, tiếp theo về tâm lý của các nhà đầu tư cũng làm cho giao dịch trên thị trường lúc sôi động, lúc thì ảm đạm. Khi thị trường đi lên, các nhà đầu tư hưng phấn thì thị trường có tính thanh khoản cao. Còn nếu thị trường đi xuống, nhà đầu tư bắt đầu lo sợ thì tính thanh khoản của thị trường cũng giảm thấp, dù ai cũng biết rằng thị trường đi xuống là cơ hội để có thể mua vào.

Thứ năm, cuối cùng là các chỉ số giá tiêu dùng tăng cao làm cho người dân phải chi nhiều hơn cho tiêu dùng, do vậy mà số tiền đổ vào chứng khoán của họ cũng sẽ giảm đi.

Tính thanh khoản thị trường chứng khoán ở đâu?

Đối với thị trường chứng khoán tại Việt Nam, để có thể nắm được thông tin về tính thanh khoản của các loại tài sản chứng khoán trên các sàn phổ biến như sau:

- Đối với sàn chứng khoán HOSE (đại diện là chỉ số VN-Index) thường có tính thanh khoản cao hơn so với sàn HNX và sàn UPCOM. Trong đó, các mã chứng khoán ở sàn HNX lại có tính thanh khoản cao hơn của sàn UPCOM

- Trung bình sàn HOSE sẽ chiếm khoảng 80% tính thanh khoản trong toàn bộ thị trường chứng khoán tại Việt Nam

- Đối với trường hợp nhà đầu tư muốn kiểm tra tính thanh khoản của từng loại cổ phiếu riêng lẻ thì có thể truy cập và các website tài chính như là: CafeF, Vietstock hoặc website của các công ty chứng khoán để được cập nhật những thông tin bổ ích nhất

Tổng kết

Tất cả những thông tin trên chắc chắn đã mang lại cho mọi người những kiến thức quan trọng và hiểu được là thanh khoản chứng khoán là gì. Ngoài ra còn nắm được những yếu tố tác động và ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chứng khoán. Unica hy vọng rằng các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn khách quan và nhận định đúng về khả năng thanh khoản của các loại tài sản trên thị trường tài chính để có thể sử dụng một cách hiệu quả trong đầu tư chứng khoán hợp lý nhất. Cuối cùng Unica cũng gửi lời chúc thành công đến những nhà đầu tư trong tương lai gần sẽ đạt được nhiều lợi nhuận nhất nhé!

[Tổng số: 1 Trung bình: 3]
Trở thành hội viên