Phần mềm dựng phim Adobe premiere là gì? Vai trò của phần mềm Adobe Premiere như thế nào? Hướng dẫn sử dụng Adobe Premiere như thế nào? Những điều bạn cần biết về phần mềm Adobe premiere là gì? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây. Hãy cùng Unica tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có cái nhìn đúng đắn cũng như lựa chọn sáng suốt trước khi quyết định học adobe Premiere nhé.
Phần mềm dựng phim Adobe Premiere là gì?
Phần mềm premiere là ứng dụng dựng phim chuyên nghiệp của Adobe Systems
Phần mềm Adobe Premiere còn được gọi là premiere hay Pr. Là một phần mềm dựng phim chuyên nghiệp được cung cấp bởi hãng Adobe Systems.
Adobe Premiere là một phần mềm hiệu chỉnh video, người dùng có thể sao chép, hiệu chỉnh và chia sẻ video trên net, trên radio, trên đĩa hoặc trên những thiết bị. Phần mềm Adobe Premiere sử dụng cơ chế mới cho phép nhập, biên tập và xuất video với chất lượng cao HD (high-definition). Tuy nhiên, để làm việc tốt với video chất lượng HD yêu cầu hệ thống máy tính của người dùng phải rất mạnh, lượng RAM lớn và đĩa cứng có tốc độ cao, dung lượng còn trống lớn.
Ưu nhược điểm của Adobe Premiere
Ưu điểm
-
Công cụ xử lý mạnh mẽ: Adobe Premiere có thể tạo ra một video thông thường cho đến một bộ phim bom tấn. Nó dễ dàng tạo ra một câu chuyện của riêng mình bằng những công cụ hiệu quả, mạnh mẽ với tính năng vượt trội.
Adobe Premiere là công cụ có khả năng xử lý mạnh mẽ
-
Khả năng tương tích cao: Dù bạn sử dụng hệ điều hành Windows hay MacOS thì đều có thể trải nghiệm Adobe Premiere. Nó vẫn đảm bảo hoạt động ổn định với hiệu suất cao ở phiên bản MacOS v10.15 trở lên là trên Windows 10.
Ứng dụng này hoạt động tốt trên Windows và cả MacOS
-
Kết nối được với nhiều phần mềm khác: Phần mềm này dễ dàng liên kết với các ứng dụng không chỉ trong hệ sinh thái của Adobe. Do đó, người dùng có thể trải nghiệm nhiều tính năng hơn, dễ dàng chia sẻ sản phẩm.
Nó có thể kết nối với nhiều phần mềm khác, kể cả không thuộc hệ sinh thái Adobe
-
Hỗ trợ xuất video chất lượng cao với nhiều định dạng: Ngoài các video có chất lượng cao với định dạng bởi Adobe Media Encoder, thì ứng dụng này có thể xuất trực tiếp định dạng AFF, BMP, EDL, OMF, TGA,...
Người dùng dễ dàng xuất video từ PR với nhiều định dạng khác nhau
-
Cộng đồng đông đảo: Adobe Premiere được nhiều người sử dụng, do đó cộng đồng người dùng ứng dụng này cũng rất đông đảo. Họ sẵn sàng chia sẻ nội dung, học hỏi và tìm kiếm nhiều tiện ích để hướng dẫn người mới và học hỏi từ nhau.
Sở hữu một cộng đồng chia sẻ lớn mạnh
Nhược điểm
Để sử dụng Adobe Premiere thì người dùng phải trang bị cấu hình máy cao để tối đa hiệu suất. Với đa dạng công cụ, tiện ích thì công cụ này cũng khiến nhiều người mới tìm hiểu bị choáng ngợp.
Mặc dù phần mềm này là công cụ cung cấp đầy đủ các tính năng chỉnh sửa, cắt ghép, thế nhưng nếu sử dụng hoạt ảnh 2D hoặc 3D thì vẫn cần sự hỗ trợ của các phần mềm khác.
Tuy nhiên PR yêu cầu một cấu hình khỏe để trải nghiệm mượt mầ
Chức năng của phần mềm Adobe Premiere
Đây là một trong những phần mềm được các nhà làm phim chuyên nghiệp lựa chọn, và cộng đồng hỗ trợ đông đảo. Là một phần mềm hoạt động đa nền tảng, dễ dàng cài đặt. Premiere có thể tạo ra những video có khả năng tương thích với hầu hết các thiết bị đầu ra, dễ dàng lưu trữ và chỉnh sửa. Premiere là phần mềm nâng cao thường được các trường đào tạo sau khi sinh viên học xong các kiến thức về các phần mềm thiết kế đồ họa.
Premiere cho phép nhập vào nhiều định dạng video khác nhau, chấp nhận nhiều định dạng ảnh, vector, hay ảnh động. Với giao diện thân thiện dễ sử dụng, Pr cho phép chỉnh sửa màu sắc, tạo hiệu ứng phim ảnh, kĩ xảo. Bạn cũng có thể thêm vào vô số các hiệu ứng chuyển cảnh, các plugin từ bên ngoài vào. Bạn có thể thêm tiêu đề, mô tả, âm thanh…
Các chức năng của phần mềm Adobe Premiere
Adobe Premiere là một công cụ hữu dụng khi nó cung cấp những tính năng sau:
-
Chỉnh sửa, xử lý các file video.
-
Cho phép điều chỉnh, sắp xếp, cắt ghép, dựng nhiều video gốc thành một video dài hoàn chỉnh.
-
Thêm hiệu ứng, bộ lọc và các kỹ xảo cho video.
-
Xử lý âm thanh.
-
Chèn phụ đề.
-
Làm Intro, Credit cho phim.
-
Chèn logo, hình ảnh, video, văn bản thú vị vào video.
>>> Xem ngay: 15+ các hiệu ứng đẹp trong Premiere mà Editor không thể bỏ qua
Hướng dẫn sử dụng Adobe Premiere
Làm quen với giao diện phần mềm Adobe Premiere
Giao diện chính của Adobe Premiere chia thành 5 vùng mà ta cần phải nắm rõ chức năng của từng vùng để tránh bị nhầm lẫn cũng như hoa mắt khi lần đầu sử dụng phần mềm này cũng như dễ dàng hiểu sâu hơn về hướng dẫn sử dụng Adobe Premiere trước khi bắt tay vào thao tác các công cụ trên phần mềm
Giao diện của ứng dụng Adobe Premiere được chia làm 5 vùng chính
- Khu vực 1 - Project Pannel: Cửa sổ dự án nơi chứa tất cả các file nguồn đã import và title tạo trong quá trình dựng phim
- Khu vực 2 - Source Monitor: Màn hình giúp người dùng xem lại các file nguồn
- Khu vực 3 - Program Monitor: Cửa sổ chứa các sản phẩm của chính bản dựng lên. Màn hình này cho phép tất cả các hình ảnh, âm thanh và cả effect thực hiện trong quá trình dựng được phát lại cho người dùng xem thành quả và kiểm tra
- Khu vực 4 - Effect Pannel: Nơi tìm các hiệu ứng, kỹ xảo của chương trình
- Khu vực 5 - Timeline Pannel: Khu vực theo dõi tiến độ làm việc cảu sequence gồm đường hình hay còn gọi là Video tracks và đường âm thanh - Audio tracks
Ngoài cửa sổ giao diện chính này ra cũng cần phải làm quen với một số cửa số làm việc khác sẽ sử dụng đến trong quá trình dựng phim của mình. Đó là
- Effect Controls đây là cửa sổ dùng riêng để điều chỉnh hiệu ứng âm thanh và hình ảnh
- Audio Mix đây là nơi bạn sáng tạo, cắt ghép, điều chỉnh âm thanh.
Ngoài ra còn có khu vực cần phải làm quen
Như vậy là ta đã làm quen với các cửa sổ làm việc trong Adobe Premiere. Cùng bắt tay vào các bước dựng phim với phần mềm Adobe Premiere thôi
Trở thành chuyên gia Adobe premiere bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn làm quen và sử dụng thành thạo phần mềm Adobe Premiere - phần mềm dựng phim chuyên nghiệp. Đồng thời, bạn sẽ biết cách dựng một TVC, sân khấu ca nhạc, album cưới, kỉ yếu, giới thiệu sản phẩm cho doanh nghiệp… Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
Tạo project, sequence mới
Tạo project khi mới mở Adobe Premiere
- Bước 1: Ta bắt đầu khởi động phần mềm Adobe Premiere. Sau đó sẽ xuất hiện hộp thoại Welcome to Adobe Premiere
Hộp thoại Welcome to Premiere sẽ xuất hiện đầu tiên
- Bước 2: Ở phía tay trái, chọn New Project để tạo một dự án mới.
Chọn New Project để tạo dự án mới
- Bước 3: Xuất hiện hộp thoại New Project. Lựa chọn thư mục lưu dự án của bạn trong phần Browse. Đặt tên thư mục ở mục Name.
Điền các thông tin ở hộp thoại New Project
- Bước 4: Kết thúc bước tạo Project bằng nút OK.
Chọn OK để hoàn tât việc tạo mới
Tạo Project mới khi AP đang mở
Để mở Project mới khi AP đang mở, chúng ta có thể thực hiện theo hai cách sau.
Cách 1: Thực hiện ngay trên thanh công cụ của Adobe Premiere.
- Bước 1: Chọn File > New > Project trên thanh công cụ Adobe Premiere
Vào file để tạo new project
- Bước 2: Xuất hiện hộp thoại New Project. Lựa chọn thư mục lưu dự án của bạn trong phần Browse. Đặt tên thư mục ở mục Name.
Điền các thông tin ở hộp thoại New Project
- Bước 3: Kết thúc bước tạo Project bằng nút OK
Chọn OK để hoàn tât việc tạo mới
Cách 2: Bên cạnh đó, người dùng có thể sử dụng phím tắt để tiét kiệm thời gian.
- Đối với Windows ấn tổ hợp phím CTRL +ALT + N.
- Đối với MacOS ấn tổ hợp phím COMMND + ALT + N
Phím tắt trên Windows để mở New Project
Tạo sequence mới
Sequence nghĩa là một bản dựng trong một project được tạo. Một project có thể có nhiều sequence khác nhau. Đây là nơi diễn ra các thao tác biên tập, chỉnh sửa phim trên đó. Sau khi tạo xong 1 project mới ta tiếp tục tạo các sequence tiếp theo để tiếp tục thực hiện.
Cách tạo Sequence được thực hiện như sau:
- Bước 1: Chọn File > New > Sequence trên thanh công cụ.
Các bước mở Sequence trên thanh công cụ
Hoặc tìm trong khu vực cửa sổ làm việc Project (Project Pannel) > New Item > Sequence
Ấn vào vị trí bất kỳ trong khu vực cửa sổ Project để mở
Với trường hợp bạn vừa tạo một project mới thì Adobe Premiere sẽ bắt buộc bạn phải tạo luôn một sequence mới. Ngay sau các bước tạo project mới thì sẽ xuất hiện hộp thoại New Sequence. Lúc này bạn đặt tên cho sequence rồi bấm OK là hoàn thành xong
- Bước 2: Ở mục Sequence Presets lựa chọn trong danh sách Available Presets 1 sequencen
Danh sách Sequence để bạn lựa chọn
- Bước 3: Đặt tên cho sequence rồi bấm OK là hoàn thành.
Đặt tên rồi ấn OK là xong
Import và quản lý file import
Import
Sau khi tạo xong project và sequence ta cần phải import các đoạn phim, âm thanh và hình ảnh để bắt đầu dựng phim. Có 4 cách để Import cụ thể:
- Cách 1: Kéo file video, hình ảnh, âm thanh thả trực tiếp vào Source Project
Kéo thả video trực tiếp từ Sequence vào Source
- Cách 2: Trên thanh công cụ chọn Menu > File > Import hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + I, sau đó bạn chỉ cần lựa chọn file chưa hình ảnh, âm thanh và video mình muốn dựng bấm OK là xong
Chọn thẻ File trên thanh công cụ rồi ấn Import
- Cách 3: Trên cửa sổ Project bấm chuột phải vào vị trí bất kỳ trên cửa sổ sau đó chọn Import và lựa chọn file chứa dữ liệu rồi bấm Ok là xong.
Trên cửa sổ Project ấn chuột phải rồi chọn Imprort
Cách 4: Kích đúp chuột vào cửa số project và chọn import và tiếp tục các thao tác như 3 cách trên để hoàn thiện.
Ấn đúp chuột để video tự Import
Quản lý file import
Bạn cần quản lý các file import của mình bằng cách chia nhỏ nhiều thư mục và ghi rõ từng thư mục chứa dữ liệu gì để việc tìm kiếm sau này trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể chia thêm nhiều thư mục con ở các thư mục chính để giúp tôi ưu import nhất có thể.
>>> Xem ngay: Hướng dẫn cách crop video trong Premiere CC chi tiết
Cắt ghép Video
Để thực hiện thao tác cắt ghép Video, bạn cần chú ý đến 2 công cụ chính như sau:
- Move Tool (V): Dùng để kéo dài hoặc rút ngắn Video khi đưa chuột đến đầu phần Video cần cắt.
- Razor Tool (C): Dùng để cắt Video theo ý muốn trên Timeline.
Chọn công cụ Move Tool hoặc Razor để cắt, ghép video
Tùy vào độ dài của Video, bạn có thể lựa chọn một trong 2 công cụ để thực hiện thao tác với Video trên Timeline là hoàn thành.
Kết quả thu được sau khi cắt ghép âm thanh
Chỉnh âm thanh
Ngoài hai công cụ Move Tool và Razor Tool để chỉnh âm thanh, bạn có thể sử dụng các thao tác khác như sauK
- Ấn icon M ở đầu thanh Audio trên Time để tắt tiếng 1 thanh Audio.
- Bấm chọn icon S ở đầu âm thanh trong Timeline để chỉnh cho âm thanh phát tiếng.
Để thêm các hiệu ứng khác trong quá trình tùy chỉnh video, bạn thực hiện như sau:
- Bước 1: Chọn Clip có chứa file âm thanh cần chính sửa
- Bước 2: Mở Effect > Audio transitions > chọn hiệu ứng phù hợp.
- Bước 3: Kéo thả hiệu ứng vào vị trí âm thanh cần chỉnh.
- Bước 4: Điều chỉnh độ ngắn dài của Transitions trên Effect Controls.
Kéo thả âm thanh và điều chỉnh độ dài
Tạo chuyển động
Để tạo chuyển động trong Premiere, bạn cần phải làm việc với Keyframe. Đây là vị trí trên một đường không gian đánh dấu sự bắt đầu hoặc kết thúc của quá trình chuyển đổi, tạo hiệu ứng di chuyển của một đối tượng đi từ điểm A đến B trong dòng thời gian.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Chọn điểm bắt đầu. Công cụ điều khiển thời gian sẽ ở điểm đầu của đoạn Clip đó.
- Bước 2: Click vào đoạn Clip > vào mục Effect Control > chọn hiệu ứng Effect để sử dụng.
Vào mục Effect đề chọn các hiệu ứng sử dụng
- Bước 3: Click bào biểu tượng có hình đồng hồ bên cạnh hiệu ứng vừa chọn trong Effect Control.
- Bước 4: Chọn điểm kết thúc.
Những điều bạn cần biết về phần mềm dựng phim Adobe Premiere?
Bạn cần hiểu rằng Adobe Premiere là 1 phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp, thật không dễ dàng gì để chinh phục được nó. Thế nhưng nếu bạn chỉ cần nhu cầu đơn giản, thì cách dùng adobe premiere đơn giản vẫn có thể giúp bạn làm điều này mà không gặp bất kì khó khăn nào.
- Adobe Premiere là phần mềm làm phim năng xuất. Nhưng nếu bạn muốn làm việc lâu dài với nó bạn cần trang bị 1 máy tính có cấu hình đủ mạnh, và chuyên dụng.
- Adobe Premiere là phần mềm chuyên cắt ghép và hiệu chỉnh video. Chúng cho phép bạn chỉnh sửa âm thanh và hiệu ứng. Thế nhưng để có thể tạo ra những hiệu ứng âm thanh hay hình ảnh phức tạp thì bạn cần sử dụng các phần mềm hỗ trợ. Premiere tương thích và hỗ trợ tốt với nhiều phần mềm khác. Trong đó có audition (phần mềm chỉnh sửa âm thanh chuyên nghiệp), Aftereffec (phần mềm chỉnh tạo hiệu ứng hình ảnh, và diễn hoạt).
- Bạn cũng cần hiểu rằng Adobe Premiere là phần mềm dựng phim chứ không phải là thiết kế đồ họa. Nếu như liệt kê thì Premiere là phần mềm được tạo ra phục vụ cho mảng truyền thông đa phương tiện.
Tổng kết
Hy vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi của UNICA về hướng dẫn sử dụng premiere chi tiết từ cơ bản kèm theo đó là các thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về phần mềm dựng phim Adobe Premiere chuyên nghiệp này. Đối với những bạn yêu thích ngành kỹ xảo. dựng phim thì không nên bỏ qua khóa học After Effect trên Unica được. Khóa học được thiết kế bài bản theo đúng lộ trình từ cơ bản đến nâng cao giúp bạn cập nhật kiến thức nhanh chóng.
Chúc các bạn thành công!