Khi công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, các công ty công nghệ cũng trở nên nổi tiếng và có vai trò quan trọng trong ngành. Trong đó, nhiều người vẫn còn chưa biết OpenAI là gì mà lại có tầm ảnh hưởng quan trọng và có những đóng góp vĩ đại trong lĩnh vực này? Qua bài viết này, Unica sẽ cùng bạn tìm hiểu những sự thật thú vị về tổ chức này..
Open AI là gì?
OpenAI là một tổ chức nghiên cứu nổi tiếng với sứ mệnh là nghiên cứu và phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI). Nó có mục tiêu nghiên cứu và tạo ra các công nghệ AI thân thiện và có nhiều lợi ích cho xã hội. Tổ chức này được thành lập bởi tập đoàn OpenAI LP và công ty mẹ phi lợi nhuận OpenAI Inc, nhằm đặt nền móng trong lĩnh vực công nghệ và trí tuệ nhân tạo.
OpenAI là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận
Lịch sử hình thành và phát triển của Open AI
Tại sao Open AI được ra đời?
Trước đây, các nhà khoa học nổi tiếng như Stuart Russell và Stephen Hawking đã bày tỏ rằng với tốc độ phát triển công nghệ ngày càng cao sẽ dẫn đến sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo. Điều này có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của con người.
Những người sáng lập OpenAI đã thành lập nó như một tổ chức phi lợi nhuận để tập trung nghiên cứu, tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội. Open AI mong muốn tạo ra những đóng góp tích cực, bền vững cho cuộc sống của con người. Do đó, với sự phát triển của AI và cách ứng dụng chúng, con người đang tạo ra được những lợi ích không ngờ tới như tiết kiệm thời gian, tối ưu năng suất làm việc.
OpenAi được ra đời để tạo ra những đóng góp tích cực, bền vững từ AI cho cuộc sống con người
Nhiều người cho rằng, công nghệ trí tuệ nhân tạo cần phải được nghiên cứu và sử dụng đúng cách sẽ tạo ra được bước nhảy đột phá trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu nó được sử dụng sai cách sẽ tạo ra những vấn đề tiêu cực, gây ảnh hưởng tới nhân loại.
Ai là người thành lập Open AI?
OpenAI được sáng lập bởi Sam Altman, Greg Brockman, Sutskever, Wojciech Zaremba và Elon Musk. Trong đó, người đứng đầu tổ chức Y Combinator là Sum Altman, cũng là người đồng sáng lập OpenAI. Còn Greg Brockman là chủ tịch kiêm CTO của công ty Cloudera cũng đang giữ chức vụ CTO tại OpenAI.
IIly Sutskever hiện đang là nhà nghiên cứu AI nổi tiếng, ông tập trung nghiên cứu về mạng lưới thần kinh và deep learning (học sâu). Và Wojciech Zaremba một chuyên gia hàng đầu về xử lý ngôn ngữ tự nhiên cũng đang là nhà khoa học tại OpenAI.
Đội ngũ sáng lập ra OpenAI
Trong OpenAI còn có Elon Musk - người sáng lập ra công ty vũ trụ SpaceX và xe điện Tesla. Ông cũng là người đồng sáng lập ra OpenAI. Hiện nay OpenAI cũng có vốn đầu tư của những nhà đầu tư như Peter Thiel, Reid Hoffman và Marc Andreessen.
Những cột mốc phát triển quan trọng của AI
Nhắc đến Open AI ta nhất định phải nhắc tới lịch sử hình thành và phát triển của nó.
Thời gian |
Sự kiện |
Tháng 12/2015 |
Elon Musk, Sam Altman, Jessica Livingston, Greg Brockman, Peter Thiel, AWS - Amazon Web Service, Reid Hoffman, YC Research và Infosys thành lập với cam kết đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ để liên doanh. |
Tháng 04/2016 |
OpenAI Gym được ra mắt bản beta trên nền tảng dành cho người nghiên cứu học tập. |
Tháng 12/2016 |
Phần mềm Universe được OpenAI phát hành để đào tạo trí thông minh chung và đo lường AI trên toàn thế giới về website cung cấp trò chơi cùng các ứng dụng khác. |
Năm 2018 |
Elon Musk từ chức khỏi hội đồng quản trị, nhưng vẫn là nhà tài trợ. |
Năm 2019 |
OpenAI trở thành doanh nghiệp phát triển vì lợi nhuận với cơ hội gấp 100 lợi nhuận cho các khoản đầu tư. Cùng thời điểm đó, OpenAI hợp tác với Microsoft với gói đầu tư 1 tỷ USD. |
Năm 2020 |
Mô hình ngôn ngữ GPT-3 được công bố, nó được đào tạo trên hàng nghìn tỷ từ ở Internet. Có một API liên quan với vai trò của nền tảng thương mại của họ. |
Năm 2021 |
OpenAI cho ra mắt DALL-E là mô hình học sâu có khả năng tạo các hình ảnh kỹ thuật số từ các mô tả ngôn ngữ. |
Tháng 12/2022 |
Chat GPT được ra mắt phiên bản miễn phí khiến nhiều người ấn tượng và được cánh truyền thông săn đón. |
Tháng 03/2023 |
Mô hình ngôn ngữ GPT-4 được ra mắt, vừa là API vừa là tính năng của Chat GPT Plus. |
Hiện nay, OpenAI đã huy động được 6,6 tỷ đô la đến từ các nhà đầu tư. Nó cũng đã khẳng định vị thế của một công ty tư nhân có giá trị cao nhất toàn cầu ở mức 157 tỷ đô la. OpenAI vẫn đang trở thành một công ty được nhà đầu tư săn đón như là Khosla Ventures, Thrive Capital hay các nhà tài trợ như Nvidia và Softbank.
Những sản phẩm nổi bật của OpenAI
Trong quá trình phát triển của mình, Open AI đã ra mắt nhiều sản phẩm khiến nhiều người ấn tượng. Không chỉ có mình Chat GPT mà còn có những sản phẩm như OpenAI Gym, Bot trò chơi video,... Một số sản phẩm nổi bật của OpenAI có thể kể đến sau đây.
OpenAI Gym
OpenAI Gym được ra đời để cung cấp điểm chuẩn về trí thông minh chung, dễ dàng thiết lập với các môi trường khác nhau. Bộ dataset ImageNet Large Scale Visual Recognition Challenge (ILSVRC) nổi tiếng được sử dụng các việc nghiên cứu giảm sát, học tập.
Ngoài ra, nhiều người còn ứng dụng OpenAI Gym để chuyển hóa các xác định môi trường trong ấn phẩm nghiên cứu AI. Từ đó, nó có thể tái tạo lại các nghiên cứu đã xuất bản. OpenAI có giao diện đơn giản, được nhiều sử dụng cùng với ngôn gnuwx Python từ tháng 06/2017.
OpenAI Gym được nhiều người sử dụng vào ngày 06/2017
RoboSumo
RoboSumo là robot siêu học hình người ảo. Nó không biết cách đi lại nhưng lại có nhiệm vụ học cách di chuyển xung quanh và đẩy đối phương ngã khỏi võ đài. Với quá trình học tập đối nghịch như vậy, các tác nhân sẽ học được cách thích ứng với các điều kiện thay đổi.
Khi một tác nhân bị loại khỏi môi trường ảo và được đặt trong môi trường ảo mới gió lớn hơn, tác nhân sẽ cố đứng thẳng. Như vậy, các nhà khoa học đánh giá là nó đã học được cách cân bằng tổng quát. Tuy nhiên, Igor Mordatch của OpenAI đánh giá rằng, sự cạnh tranh giữa các tác nhân có thể dẫn tới cuộc đua vũ trang về trí tuệ nhân tạo.
RoboSumo là một siêu học hình người ảo
Universe
Universe là một nền tảng có khả năng đo lường, đào tạo ra các trí thông minh chung của các AI trên toàn thế giới. Nó đào tạo chủ yếu về website, game cùng với các ứng dụng khác.
Universe sẽ đào tạo ra một tác nhân AI có thể hoàn toàn các tác vụ máy tính.
Universe là một nền tảng có khả năng đo lường, đào tạo
Debate Game
Vào năm 2018, OpenAI còn phát hành thêm Debate Game. Đây là một phần dạy máy móc tranh luận về các vấn đề đồ chơi trước sự chứng kiến của con người.
Mục đích tạo ra công cụ này là để các nhà nghiên cứu đánh giá cách tiếp cận. Từ đó, nó giúp phát triển AI giải thích được hoặc kiểm tra các quyết định của chúng.
Debate Game được ra mắt vào năm 2018
Mô hình sản xuất dữ liệu
Hiện nay, OpenAI đã công bố 11 mô hình sản xuất dữ liệu và mỗi một cái đều có mục tiêu, phạm vi chức năng riêng biệt.
GPT
GPT là viết tắt của Generative Pre-trained Transformer - một kiến trúc mạng nơron tái sinh và tiền huấn luyện dựa trên kiến trúc Transformer. Ngày 11/06/2018, GPT được xuất bản dưới dạng bản in trước trên website của OpenAI.
Đây là một ngôn ngữ tổng quát tiếp thu kiến thức kiến thức thế giới. Nó có khả năng xử lý thuật toán dài hạn và được đào tạo trước trên một ngữ liệu đa dạng, các dạng văn bản dài liền kề nhau.
GPT là viết tắt của Generative Pre-trained Transformer
GPT-2
GPT-2 được công bố là phiên bản giới hạn vào tháng 02/2019. Nó kế thừa và được phát triển từ GPT trước đó, trở thành mô hình ngôn ngữ biến áp không giám sát. Vào tháng 11 năm 2019, mô hình này đã được phát hành với phiên bản đầy đủ.
Mô hình GPT-2
GPT-3
GPT-3 được kế thừa những ưu điểm của GPT-2 và là một ngôn ngữ biến áp không giám sát. Nó được công bố vào 05/2020 với phiên bản chứa đến 175 tỷ tham số, lớn hơn hai bậc so với phiên bản trước đó.
GPT-3 đã thành công trong nhiệm vụ meta-learning khi nó có thể khái quát mục đích của cặp đầu vào - đầu ra duy nhất. Mô hình này được cấp phép độc quyền cho Microsoft vào 23/9/2023.
GPT-3 được kế thừa những ưu điểm của GPT-2
GPT-4
GPT-4 là mô hình ngôn ngữ lớn và đa phương thức. Trong dòng GPT nó là phiên bản thứ 4 với nhiều đặc điểm cải tiến nổi bật. Sản phẩm này được phát hành vào 14/3/2023 và sử dụng thông qua API.
GPT-4 là mô hình ngôn ngữ lớn và đa phương thức
Chat GPT
Chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ với Chat GPT - một công cụ trí tuệ nhân tạo với giao diện trò chuyện gần gũi với con người. Người dùng có thể đặt câu hỏi với ngôn ngữ thông thường và nhận lại đáp án từ hệ thống chỉ trong vài giây. Sản phẩm này được ra mắt vào 11/2022 và chỉ sau 5 ngày nó đã thu hút được 1 triệu người dùng.
Chat GPT là một trong những ứng dụng nổi bật của OpenAI
API
Tháng 06/2020, OpenAI công bố API đa mục đích. Nó được thiết kế để cung cấp truy cập đến các mô hình trí tuệ nhân tạo được phát triển bởi OpenAI. Do đó, người dùng dễ dàng sử dụng cho bất kỳ các tác vụ trí tuệ nhân tạo nào. API này có ngôn ngữ tiếng Anh nên cũng rất được nhiều người săn đón.
OpenAI còn phát triển API
Music
OpenAI Muse Net được ra mắt năm 2019, là một mạng lưới thần kinh học sâu được đào tạo để dự đoán các nốt nhạc tiếp theo trong tệp nhạc MIDI. Do đó, nó có thể tạo ra các bài hát theo các phong cách và nhạc cụ khác nhau.
Ngoài ra, OpenAI còn có OpenAI’s Jukebox của OpenAI là những thuật toán nguồn mở tạo nhạc có kèm giọng hát. Nó được đào tạo trên 1,2 triệu mẫu, hệ thống sẽ tạo ra các mẫu bài hát.
OpenAI Muse Net được ra mắt năm 2019
Dall-E và Clip
Một mẫu Transformer có tên là Dall-E được công bố vào 01/2021. Dall-E là một trình tạo hình ảnh, còn Clip là một mô hình tạo mô tả văn bản từ hình ảnh. Clip còn có khả tạo các vật thể thực tế hoặc không tồn tại rất độc đáo.
Dall-E là một mẫu Transformer
Microscope
OpenAI Microscope là một bộ sưu tập các hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong của các mạng thần kinh. Mỗi hình ảnh như một "lăng kính" giúp chúng ta quan sát và hiểu rõ hơn về cách các mạng này hoạt động và học hỏi. Bộ sưu tập này được tạo ra để các nhà khoa học và kỹ sư có thể khám phá và phân tích sâu hơn về các đặc điểm và tính năng của các mô hình AI.
OpenAI Microscope là một bộ sưu tập các hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong của các mạng thần kinh
Codex
OpenAI Codex là một phiên bản nâng cấp của GPT-3, được huấn luyện trên một lượng khổng lồ mã nguồn từ GitHub. Ra mắt vào giữa năm 2021, Codex đã nhanh chóng trở thành nền tảng cho Copilot, một công cụ hỗ trợ lập trình thông minh của GitHub. Với khả năng sử dụng hơn mười ngôn ngữ lập trình, Codex đã mở ra một chương mới trong lĩnh vực phát triển phần mềm, giúp các lập trình viên tăng năng suất và sáng tạo hơn.
OpenAI Codex là một phiên bản nâng cấp của GPT-3
Dactyl
Dactyl dùng để huấn luyện một bàn tay robot giống người (Shadow Hand), sử dụng máy học để điều khiển các vật thể. Nó được đào tạo cùng với thuật toán RLC, có các mã đào tạo như OpenAI Five và chỉ học trong mô phỏng. OpenAI đã sử dụng miền ngẫu nhiên để giúp nó định hướng đối tượng, tạo ra nhiều trải nghiệm khác nhau.
Dactyl còn có các camera theo dõi chuyển động, cho phép robot có thể điều khiển một đối tượng tùy ý bằng cách nhìn của nó. Dactyl có khả năng điều khiển một lăng kính bát giác, một khối lập phương và giải một khối Rubik.
Dactyl dùng để huấn luyện một bàn tay robot giống người
Bot trò chơi video
OpenAI còn phát triển mô hình Bot trò chơi video là OpenAI Five và Gym Retro.
OpenAI Five
Đây là nhóm gồm 5 bot được sử dụng trong trò chơi điện tử 5v5 của Dota 2. Thuộc sự quản lý của OpenAI, các con bot này được ứng dụng các thuật toán thử và sai để đấu với người chơi.
OpenAI Five được ứng dụng trong Dota 2
Gym Retro
Gym Retro là nền tảng nghiên cứu trò chơi điện tử RL. Nó được ứng dụng để điều tra các thuật toán RL và khái quát hóa. Trước đây, nghiên cứu RL chỉ tập trung vào tối ưu hóa các tác nhân xử lý các tác vụ đơn lẻ. Ngày này, Gym Retro có thể khái quát giữa các trò chơi có hình thức khác nhau, nhưng có khái niệm tương tự.
Gym Retro là nền tảng nghiên cứu trò chơi điện tử RL
Một số sự thật thú vị về Open AI
Vai trò của Elon Musk trong Open AI
Elon Musk là một trong những người đồng sáng lập OpenAI, đồng hành với công ty kể từ những ngày đầu tiên ra mắt. Tuy nhiên, đến năm 2018 thì tỷ phú này chính thức rút khỏi hội đồng quản trị của OpenAI do một vài xung đột về lợi ích. Mặc dù đã từ chức trong hội đồng quản trị, Elon Musk vẫn tiếp tục quyên góp cho tổ chức OpenAI.
Tuy nhiên, với sự thay đổi của OpenAI khi không còn là tổ chức phi lợi nhuận nữa cũng khiến Elon Musk thay đổi lập trường. Do đó, ông ấy đã không trở thành đại diện cho tổ chức và không còn muốn liên quan đến OpenAI.
Microsoft đã đầu tư gì vào Open AI
Vào năm 2019, Microsoft bất ngờ tuyên bố là đối tác chiến lược với OpenAI. Với sự hợp tác này, OpenAI đã đưa công nghệ AI tiên tiến của mình lên trên nền tảng đám mây Azure của Microsoft để các nhà phát triển có thể sử dụng mô hình và công cụ của OpenAI.
Hiện nay, Microsoft đã tuyên bố đầu tư vào OpenAI với con số trị giá lên tới hàng tỷ đô la và họ cũng liên tục khẳng định mối quan hệ hợp tác bền vững giữa hai bên. Với khoảng đầu tư lên tới 10 tỷ đô la, Microsoft đã tích hợp Chat GPT vào công cụ tìm kiếm Bing và xây dựng công nghệ AI Copilot Microsoft.
Các dự án khác mà Open AI đã thực hiện
Một số dự án khác mà OpenAI đã thực hiện:
-
DALL-E: Mô hình tổng quát dùng để tạo ảnh từ các mô tả văn bản và phát triển dựa trên mô hình GPT-5.
-
OpenAI Five: Mô hình có khả năng chơi Dota 2 một trò chơi thuộc thể loại MOBA đầy phức tạp và thử thách.
Tổng kết
Qua bài viết này, Unica đã cùng các bạn đi tìm hiểu OpenAI là gì, đào sâu vào khám phá những sản phẩm được nghiên cứu và phát triển của OpenAI. Với sứ mệnh phát triển công nghệ AI thân thiện và hướng tới lợi ích cộng đồng, OpenAI luôn liên tục phát triển, cải thiện các sản phẩm của mình để phục vụ nhu cầu của con người trong đời sống hiện tại.