Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

6 Lưu ý khi học hát chi tiết cho người mới bắt đầu

Bạn là người đam mê và yêu thích ca hát nhưng lại lo lắng vì bản thân chưa thực sự hiểu gì và muốn học thanh nhạc online? Hoặc đơn giản hơn, bạn muốn cải thiện giọng hát, muốn có cảm xúc tốt hơn khi hát? Trong bài viết này, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn những bí mật học thanh nhạc bắt đầu từ đâu cực hiệu quả. 

Những quy tắc khi học hát cho người mới bắt đầu

Bạn là người mới bắt đầu lấn sân sang con đường ca hát, để đạt được kết quả cao bạn cần phải nắm được cho mình những nguyên tắc cơ bản sau:

1. Chuẩn bị cơ thể

Một số bộ phận cơ thể của bạn có thể ảnh hưởng đến quá trình trong lúc bạn ca hát như cổ, vai, lưng, chân và vòm họng. Bởi vì khi hát, bạn sẽ cần phải kéo căng cơ mặt để không bị mắc phải chứng bệnh mà người trong nghề gọi là hội chứng khuôn mặt băng giá. Khi chuẩn bị hát, hãy cố gắng thả lỏng cơ thể, chân tay linh hoạt và phải đảm bảo cổ họng của mình đã ổn định. Việc chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và tự tin sẽ khiến bạn thể hiện được trọn vẹn bài hát một cách tốt nhất.

>>> Xem ngay: 8 Cách luyện giọng hát karaoke siêu hiệu quả

hoc-hat-cho-nguoi-moi-bat-dau-1

Bạn hãy cố gắng điều khiển cơ thể mình một cách linh hoạt

2. Tâm lý ổn định

Khi mới tập hát, bạn sẽ cảm thấy khá tự ti và bối rối, đôi lúc sẽ cảm thấy xấu hổ vì bản thân mắc nhiều lỗi về thanh nhạc. Nhưng những lúc như vậy, bạn cần cố gắng ổn định tinh thần. Hoặc để tự tin hơn, bạn có thể tìm kiếm một nơi yên tĩnh không có phiền nhiễu để có thể tập trung vào kỹ thuật của mình. Lúc này, hãy cố gắng rèn luyện âm nhạc và thư giãn tinh thần thật tốt. Việc giữ vững tâm lý ổn định cũng rất quan trọng, nó khiến bạn có thể xử lý được bài nhạc thật tốt.

3. Tránh tình trạng đọc lời khi hát

Khi hát, bạn cứ liên tục đọc lời khiến cho thần kinh trở nên căng thẳng dẫn đến tình trạng bạn hát như đang đọc. Đây là một vấn đề mà rất nhiều người mới học hát mắc phải. Việc đọc lời bài hát sẽ khiến tâm trí của bạn trở nên phiền nhiễu, bạn cần nghĩ câu tiếp theo và chạy theo những con chữ, khiến cho bạn bị lỗi nhịp, lệch tone, thậm chí hát không đúng nhịp.

tranh-tinh-trang-doc-loi

Tránh tình trạng đọc lời 

Để tự tin thể hiện giọng hát của mình trước đám đông, bạn hãy đăng ký ngay khoá học online trên Unica. Tham gia khoá học, giảng viên sẽ giúp bạn khắc phục những lỗi phát âm. Đồng thời, hiểu và thực hành đúng cách mở khẩu hình miệng, cách lấy hơi và giữ hơi. Từ đó, bạn có thể hát thật hay bằng cảm xúc riêng của mình, truyền tải mọi cảm xúc chân thật nhất.

Học hát đơn giản siêu tốc
Phạm Thành Luân
399.000đ
700.000đ

Học hát bằng cảm xúc
Lê Phong
399.000đ
700.000đ

Học hát từ xa - nhanh và giản đơn
Lương Bằng Quang
299.000đ
700.000đ

4. Ghi nhớ bài bát

Để tránh việc đọc lời bài hát khi học, bạn cần ghi nhớ lời bài hát trước. Bởi vì, một khi bạn đã ghi nhớ được lời bài hát thì bạn có thể hát một cách tình cảm và linh hoạt hơn.

Chỉ khi bạn không còn lo lắng về các từ ngữ, câu, lời bài hát thì bạn mới có thể tập trung hát hay và truyền được tình cảm vào lời bài hát. Nếu bạn ghi nhớ được nguyên tắc này thì bạn sẽ cảm thấy bản thân mình đang dần dần cảm nhận được âm nhạc nhiều lên rất nhiều, đồng thời biết cách nhấn nhá nhịp điệu.

5. Vừa hát vừa thở

Khi hát, bạn cần lưu ý phải hít thở đầy đủ, mở rộng phổi và lồng ngực, sau đó sử dụng các cơ xung quanh cơ hoành và xương sườn để giữ hơi thở được đồng đều. Đây được xem là một kỹ thuật khá phổ biến của người Viking thông qua việc hát bằng hơi. Khi bạn quyết định học hát cơ bản theo cách này, hãy cố gắng giữ căng cổ họng hoặc cơ cổ.

>>> Xem ngay: Bật mí: Bí quyết học hát tại nhà cực hiệu quả

hoc-hat-cho-nguoi-moi-bat-dau-2

Bạn cần cố gắng vừa hát vừa láy hơi một cách nhịp nhàng

Cách tập hát cho người mới bắt đầu, đầu tiên là khi luyện thanh, một lưu ý khác khi học thanh nhạc cho người mới bắt đầu là cố gắng giữ cho cột sống cổ của bạn thẳng, thậm chí bạn sẽ phải đứng để cho việc lấy hơi được tốt hơn, nhưng đảm bảo rằng lưng của bạn không bị cong, cổ không bị vẹo sang một bên, cằm không quá cao hoặc quá thấp so với micro thu âm.

6. Giảm căng thẳng trong cơ thể

Để có thể học hát được hiệu quả, bạn cần cố gắng giảm đi sự căng thẳng của mình ở cổ họng và vai trên. Bạn phải học được sự cân bằng sự căng thẳng ở phần dưới cơ thể bằng cách hát các nguyên âm bằng lưỡi, môi, các cơ xung quanh miệng. Bạn có thể luyện tập bằng cách hát chay, hát không cần nhạc cụ, hát không cần âm thanh. Nếu muốn tăng trình độ hát lên thì bạn cần học được cách cân bằng căng thẳng này.

Lưu ý trong cách học hát cho người mới bắt đầu

luu-y-trong-cach-hoc-hat

Lưu ý trong cách học hát

- Trước khi bắt đầu học hát, bạn nên khởi động để làm ấm các dây thanh quản. "Tập thể dục khởi động" cho họng sẽ giúp bạn hát tự do, thoải mái và hát được lâu hơn mà không bị mệt mởi, đau họng khi hát. 

- Tìm ra quãng giọng trước khi hát bằng cách tìm ra nốt cao nhất và thấp nhất bạn có thể hát.

- Trong quá trình học hát, bạn nên nhấn giọng ở một số từ ngữ nhất định để bài hát trở nên thú vị, đặc sắc và chạm đến cảm xúc của khán giả.

- Không sử dụng các loại nước có ga, thức uống có uống, chất kích thích. Thay vào đó là uống nhiều nước lọc để giọng hát luôn mượt mà, trong trẻo. 

- Tham gia một lớp học thanh nhạc để nâng cao khả năng ca hát và có giảng viên hướng dẫn, định hướng lộ trình học hát cho bạn. 

Tổng kết

Chúng tôi mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thể nắm được cách học hát đơn giản và hiệu quả, đặc biệt là những người mời bắt đầu đang muốn tìm hiểu cách học hát sao cho đúng và hay nhất. Hy vọng các bạn đã có cho mình những kinh nghiệm nhất định.

[Tổng số: 111 Trung bình: 2]

Tags: Hát
Trở thành hội viên
Tác giả
Phạm Thành Luân Chuyên gia đào tạo về Thanh nhạc & Phát triển giọng nói
Tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc biểu diễn, khoa thanh nhạc - Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam. Giảng viên khoa thanh nhạc trường Cao Đẳng VHNT HÀ NỘI. Giám đốc công ty TNHH âm nhạc Hà Nội. ...