Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Ma trận GE và những thông tin cơ bản nhất

Mua 3 tặng 1

Ma trận GE (GE Matrix) tuy không phải là một khái niệm mới nhưng vẫn khá lạ lẫm đối với những người mới bước chân vào kinh doanh khởi nghiệp hoặc trong marketing. Vậy Ma trận này là gì? Những đặc điểm của GE matrix là gì? Làm thế nào để xác định và thiết lập được mô hình này? Mời bạn đọc quan tâm cùng đón đọc trong bài viết này nhé!

Khái niệm ma trận GE

Trong tiếng Anh ma trận GE được gọi là GE Matrix, tên đầy đủ là GE McKinsey Matrix, do nhóm tư vấn của công ty Mc.Kinsey và Boston đề xuất và được ứng dụng vào mô hình thuộc tập đoàn General Electric (GE) lần đầu tiên.

Ma trận này là một công cụ phân tích các danh mục đầu tư nằm giúp các chủ doanh nghiệp phân tích và đưa ra được chiến lược đầu tư phù hợp với các đơn vị kinh doanh chiến lược.

Trên thực tế Ge Matrix chính là biến thể khác của mô hình BCG - mô hình phân tích Boston Consulting Group. Gồm hai phần lớn sau:

- Sức hấp dẫn của thị trường (hay tốc độ phát triển của thị trường)

- Nguồn lực của doanh nghiệp (lợi thế cạnh tranh)

ma trận GE 1

Một ví dụ về ứng dụng GE

Đặc điểm của ma trận GE

Trong ma trận GE bạn có thể thấy có hai trục X và Y. Cụ thể ý nghĩa của các trục:

-  Trục X: thể hiện sức hấp dẫn của thị trường đối với doanh nghiệp, được chia thành 3 nấc từ thấp đến cao là sức hấp dẫn thấp, sức hấp dẫn trung bình đến sức hấp dẫn cao.

- Trục Y: thể hiện nguồn lực, năng lực hiện tại của doanh nghiệp, cụ thể là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường lúc này. Tương tự như trục X trục Y cũng được chia thành 3 nấc từ thấp đến cao.

Được chia thành 9 ô tương ứng theo các nấc của hai trục X và trục Y, ma trận này có thể thể hiện được tầm quan trọng tiềm năng hiện tại của doanh nghiệp đối với thị trường và đối với các đối thủ hiện tại. Trong kinh doanh, hai trục trong ma trận này chính là một vòng tròn khép kín. Các chỉ số và kích thước vòng tròn trên ma trận còn thể hiện quy mô của doanh nghiệp.

ma trận GE 2

9 ô chiến lược trong ma trận McKinsey

Xác định các yếu tố của ma trận này

Bạn sẽ cần xác định các yếu tố trong ma trận khi xác định được sức hấp dẫn đủ lớn của thị trường, của các nhà đầu tư. Cụ thể các yếu tố bạn cần xác định là:

- Quy mô hiện tại của thị trường

- Tốc độ tăng trưởng của thị trường ở hiện tại và các chỉ số dự báo về tốc độ phát triển thị trường trong tương lai

- Các xu hướng thị trường

- Các xu hướng đánh giá thị trường hiện tại

- Những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp sẽ phải đối mặt 

- Sức ảnh hưởng và tốc độ phát triển của công nghệ

- Khả năng cạnh tranh, mức độ cạnh tranh của đối thủ với doanh nghiệp

- Lợi thế của doanh nghiệp trong xu thế đối đầu với các đối thủ.

Ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố khác với mục đích giúp doanh nghiệp xác định sức cạnh tranh của mình với đối thủ, ví dụ như:

- Giá trị năng lực cốt lõi hiện tại của doanh nghiệp 

- Các nguồn lực có sẵn ( tài sản, nhân sự, tài chính, cơ sở hạ tầng,...)

- Các vấn đề liên quan đến thương hiệu doanh nghiệp (sự công nhận thương hiệu trên thị trường, những ưu điểm mà thương hiệu doanh nghiệp có...)

- Chất lượng sản phẩm/dịch vụ

- Kênh cung ứng, phân phối sản phẩm của doanh nghiệp

- Khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính bên ngoài và bên trong doanh nghiệp.

- ...

7 bước thiết lập GE Matrix

Để thiết lập một ma trận thành công, bạn đầu tiên cần phải tuân thủ 4 bước này trước tiên:

- Nhận biết Product Market Combinations và xác định rõ khách hàng của mình và sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp: Ai sẽ là khách hàng của doanh nghiệp hướng tới? Sản phẩm/dịch vụ của mình là gì? Thế mạnh và nhược điểm của doanh nghiệp hiện tại?...

- Đánh giá sức cạnh tranh trên thị trường: sức hấp dẫn hiện tại của thị trường, đối thủ của doanh nghiệp là ai, đối thủ của doanh nghiệp có điểm mạnh - yếu gì?... Với bước này doanh nghiệp sẽ cần rất cẩn thận xem xét để có được kết quả khách quan nhất.

- Vị thế cạnh tranh: doanh nghiệp mới gia nhập thị trường hay sức cạnh tranh lớn hơn?...

- Chấm điểm các PMC - Product Market Combinations khác nhau

Tiếp đó bạn sẽ cần quan tâm 3 bước này. Và để có được một kết quả khách quan công bằng nhất bạn nên cùng các thành viên trong doanh nghiệp của mình chấm điểm:

- So sánh điểm cạnh tranh của thị trường với điểm của sức hấp dẫn thị trường trên thang điểm tối đa, nhằm xác định được vị trí của doanh nghiệp hiện tại trên GE matrix.

- Vẽ ra ma trận trên hai trục X và Y. Nên nhớ doanh thu lợi nhuận càng lớn thì kích thước vòng tròn của doanh nghiệp trên ma trận càng lớn.

- Cuối cùng là đánh giá và thảo luận. Sau khi đã có kết quả, việc cuối cùng đó là thảo luận chiến lược. Ma trận này sẽ là cơ sở để bạn nhanh chóng có được những quyết định đầu tư chính xác.

Ứng dụng của GE matrix 

ma trận GE 3

Ứng dụng của mô hình McKinsey

Theo thời gian ứng dụng GE Matrix, các nhà doanh nghiệp đã rút đúc và nhận định được 3 ứng dụng lớn nhất của ma trận này, đó là:

 - Đầu tư/phát triển: Bởi ma trận này là công cụ phân tích và đánh giá các danh mục đầu tư cho doanh nghiệp, từ đó giúp các chủ doanh nghiệp đưa ra các chiến lược cụ thể, do đó có thể nói ngay ứng dụng đầu tiên của ma trận này là giúp chủ doanh nghiệp đánh giá thị trường, phân tích các yếu tố lợi thế của doanh nghiệp để quyết định mở rộng thị trường hay dồn nguồn lực vào các vấn đề khác. 

- Xác định và nắm giữ lợi thế: việc xác định các yếu tố lợi thế của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được những lợi thế mà mình đang có, đồng thời củng cố thị trường và nắm bắt thị trường riêng cho doanh nghiệp.

- Thu hoạch/bán: ma trận này sẽ giúp các doanh nghiệp nên chú trọng tập trung vào các việc tối đa hóa doanh thu lợi nhuận đem về mà không tập trung vào sự đầu tư bổ sung.

Như vậy Unica đã giải đáp cho bạn những thông tin cụ thể nhất về ma trận GE dành cho các chủ doanh nghiệp. Hi vọng những thông tin về ma trận này sẽ giúp bạn nắm bắt được tầm quan trọng của GE và định hướng phát triển doanh nghiệp thành công hơn trong tương lai.

Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!

[Tổng số: 103 Trung bình: 3]
Trở thành hội viên